Tôi đồng ý với tác giả bài viết "Không chia thừa kế sớm cho con vì sợ thành người ở ké, ăn bám". Chính cha mẹ tôi cũng đang bị rơi vào tình trạng phải ăn nhờ, ở đậu trong chính căn nhà của mình.
Hai người cả đời tích góp, mãi mới có một mảnh vườn và căn nhà. Thời gian trước, ba mẹ tôi nói rằng sẽ để lại cho người em trai kế tôi đất đai, nhà cửa, giá trị bây giờ cũng tầm ba tỷ đồng. Nghe vậy, tôi bảo: "Nếu cha mẹ đã nói để lại cho ai thứ gì thì tốt nhất nên lập di chúc ngay từ bây giờ, chứ nếu chỉ nói miệng thì sau này dễ phát sinh tranh chấp".
Gia đình tôi có tới năm anh chị em nên khá phức tạp. Tôi nói như vậy không có ý rằng chị gái tôi sẽ tranh giành tài sản thừa kế với các em, nhưng chẳng có gì chắc chắn anh rể và các con của chị cũng sẽ làm như vậy. Mà người này, người khác nói ra, nói vào sẽ chỉ mệt cho chị mà thôi.
Còn bản thân tôi, một khi cha mẹ đã tuyên bố sẽ cho em thì tôi coi như không có tài sản đó nữa, chẳng bao giờ màng tới. Tuy nhiên, cha mẹ đã không nghe tôi mà đi làm giấy tờ cho tặng em trai tôi. Giờ nhà, đất đã sang tên hết cả, tuy cha mẹ tôi vẫn sống chung nhà với vợ chồng em trai tôi trong chính căn nhà đó.
>> Tự làm ra tài sản 15 tỷ dù không được thừa kế đồng nào
Vấn đề là vợ chồng em không hề có chút trách nhiệm gì với cha mẹ sau khi nhận nhà. Đến tiền điện em cũng bắt cha mẹ phải đóng một nửa, trong khi riêng gia đình em đã có tới bảy thành viên. Cha mẹ tôi già rồi, đâu có sử dụng gì nhiều đến điện mà phải gánh nửa tiền?
Do vậy, ai nói gì thì nói, quan điểm của tôi là nếu có nhiều tiền của, tài sản, khi con cái bước chân ra đời, tôi có vốn nhiều thì sẽ hỗ trợ một phần, còn không có thì con phải tự lo. Nếu có nhiều nhà thì tôi sẽ làm di chúc, cho con ở một căn chứ không sang tên ngay. Còn tiền thì tôi phải giữ để tự lo cho mình lúc về già, không để con phải gánh về mặt tài chính cũng là một loại trách nhiệm.
Tôi nghèo, vợ tôi cũng nghèo, nhưng chúng tôi hợp nhau nên từ hai bàn tay trắng chúng tôi cũng có cuộc sống, tuy không giàu có gì, nhưng cũng gọi là ổn. Vậy nên, tôi tin con cái hoàn toàn có thể tự đứng trên đôi chân của mình chứ không nhất thiết phải dựa vào tài sản của cha mẹ mới có một tương lai tốt.
* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?
Bài viết gửi về địa chỉ email: bandoc@vnexpress.net hoặc ấn vào box bên dưới.
- Tài sản tăng 30 lần sau 11 năm nhận thừa kế sớm của cha mẹ
- Cú sốc một tỷ đồng thừa kế
- Cha mẹ 70 tuổi vẫn chưa giao tài sản thừa kế cho con
- 34 tuổi trắng tay vì mẹ bỏ mặc tôi vào đời với hai bàn tay trắng
- Anh em tôi nhận thừa kế từ năm 20 tuổi
- Tài sản thừa kế giúp tôi vượt xa người bạn tay trắng vào đời