Tôi thấy kinh phí một tỷ đó là tối thiểu và phải đảm bảo đứa trẻ không bệnh hoạn, tai nạn gì. Chưa kể phí tham gia các lớp học võ, học năng khiếu - thanh nhạc, vẽ, bóng đá, nấu ăn, bơi lội...
Thời xưa, nghèo khó cả làng, cả xã. Cả xã hội cứ na ná nhau hơn nữa thông tin đại chúng cũng nghèo nàn nên con trẻ ít so sánh hơn thiệt. Thời nay khác rồi, đứa trẻ thấy bạn hàng xóm chơi đồ chơi trị giá vài triệu đồng trong khi nó chẳng có cái gì ra hồn là buồn và tủi thân liền. Trong khi đó, nhiều trẻ có smartphone để xem Youtube.
Rồi bạn nó được học võ, còn nó thì lấp ló bên kia đường... học lóm, nó sẽ vui sao? Tôi có thể kể ngàn cái ví dụ giống vậy mà tôi thấy thực tế. Nhìn vào đôi mắt những đứa trẻ này bạn sẽ thấy rõ nhất sự tự ti. Một thứ mà không phải phụ huynh nào cũng đủ thông thái để phát hiện và giúp nó thay đổi.
Trong mắt phụ huynh và xã hội đứa trẻ này vẫn rất ổn, điều này có hài hước không? Phụ huynh không đủ kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống với trẻ đến nỗi đánh mất niềm tin ở trẻ.
>> Ngại sinh con thách thức an sinh xã hội
Và rất nhiều cái không ngờ, cha mẹ bận kiếm cơm, trả nợ bù đầu, cơm không lành canh không ngọt dẫn đến con trẻ lâm vào rắc rối tâm lý, chơi với bạn xấu, rồi mang thai trong độ tuổi đi học...
Tỷ lệ thành công của đứa trẻ sống trong môi trường nghèo, thiếu thốn kỹ năng - thoát nghèo là 10%. Tỷ lệ thành công của đứa trẻ trong môi trường khá giả là 90%, còn tỷ lệ tái nghèo là 10%.
Nếu ông bà muốn sớm có cháu thì góp tiền phụ nuôi, không thì từ từ hẵng sinh con.
Ai cũng kêu ca tỷ lệ sinh giảm. Như vậy, muốn tăng thì chỉ cần khuyến khích hỗ trợ nuôi con cho mỗi cặp vợ chồng.
Vo Danh
>> Ý kiến của bạn thế nào?
Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.