Omicron là biến thể của nCoV gây bệnh Covid-19. Biến thể Omicron lần đầu tiên được Nam Phi báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 24/11/2021 và trở thành biến thể có mức độ lây lan nhanh nhất. Cho đến nay, biến thể Omicron đã được phát hiện và ghi nhận ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo một số nghiên cứu, biến thể Omicron thường ít gây bệnh nghiêm trọng hơn so với nhiễm các biến thể trước đó tuy nhiên mức độ lây lan nhanh, cao hơn chủng Delta gấp 500 lần.
WHO xác định đây là một biến thể đáng lo ngại, bởi dựa trên những bằng chứng nghiên cứu cho thấy biến thể này có một số đột biến làm thay đổi đặc tính của chúng.
Người bệnh mắc Covid-19 do biến thể Omicron có triệu chứng tương tự như các biến thể trước đó như ho, đau họng, sổ mũi, hắt xì, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, giảm khả năng vị giác, giảm khứu giác, khó thở và có thể đau bụng.
Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng ở người chưa tiêm vaccine, tiêm chưa đủ liều, người đã tiêm vaccine Covid-19 nhưng không sinh đủ kháng thể hoặc người có bệnh nền, người mắc tình trạng suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh hệ thống trước đó.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bất kỳ ai nhiễm biến thể Omicron đều có thể lây truyền virus cho người khác dù họ đã được tiêm chủng hoặc không có các triệu chứng mắc bệnh.
Phương pháp phòng ngừa Omicron
Chủng Omicron xuất hiện trong bối cảnh "bình thường mới" được thiết lập, người dân cơ bản được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ. Mặc dù vậy, những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, người suy giảm miễn dịch... vẫn có nguy cơ trở nặng phải điều trị tích cực, thậm chí tử vong. Nếu may mắn khỏi bệnh, nhiều người gánh chịu những di chứng hậu Covid-19 nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Để phòng ngừa Omicron hiệu quả, người dân cần:
Phòng ngừa không dùng thuốc - Tuân thủ nguyên tắc 5K:
Cũng giống như các biến thể khác của Covid-19, Omicron lây truyền qua đường hô hấp, qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng có lưu giữ virus. Do đó các phương pháp phòng dịch theo quy tắc 5K như đeo khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế giúp phòng ngừa lây nhiễm virus mà không cần dùng thuốc.
Phòng ngừa qua miễn dịch chủ động - vaccine
Tiêm đầy đủ các mũi vaccine Covid-19 là biện pháp chủ động phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 hiệu quả. Vaccine là phương pháp tạo miễn dịch chủ động bằng cách đưa kháng nguyên vào kích thích cơ thể tạo ra kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong trên người bệnh. Đặc biệt là đối với những đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch...
Hướng đến những đối tượng dễ bị tổn thương và những người thường xuyên bị phơi nhiễm với virus do môi trường sống hoặc làm việc, AstraZeneca đã nghiên cứu và phát triển liệu pháp kháng thể đơn dòng của riêng mình.
Kháng thể đơn dòng của Astrazeneca được đánh giá là một hướng tiếp cận hứa hẹn trong dự phòng và điều trị nhiễm virus SARS-CoV-2. Nó có tác dụng bảo vệ nhanh chóng chỉ vài giờ đồng hồ sau tiêm và hiệu quả được duy trì liên tục ít nhất 6 tháng.
Kháng thể đơn dòng của AstraZeneca giúp những người bệnh yếu thế như người mắc bệnh nền (suy gan, suy thận, tim mạch, cơ xương khớp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD...); đặc biệt là người bị suy giảm miễn dịch vừa và nặng (do HIV, đang điều trị ung thư, ghép tạng...); hoặc mắc các bệnh hệ thống (lupus ban đỏ, viêm khớp, thoái hóa khớp...) được bảo vệ sức khỏe trước dịch Covid-19 và biến thể Omicron.
Tiểu Chi
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hà Nội: Hotline: 1800 6858
Địa chỉ: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Q. Long Biên
TP HCM: Hotline: 0287 102 6789
Địa chỉ: 2B Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình
Website: tamanhhospital.vn
Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh