Theo tôi, nguyên nhân tắc đường chủ yếu là do ý thức của tài xế. Phần lớn tài xế đều không chú trọng việc học lý thuyết và luôn lái xe theo kiểu mạnh ai nấy đi, rất ích kỷ. Tôi quan sát thấy, chỉ cần đường hơi đông một chút là có hiện tượng "điền vào chỗ trống".
Một số lỗi theo kiểu mạnh ai nấy đi thường xuyên gặp khi tham gia giao thông ở Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn đến tắc đường:
Chạy sai làn
Đường cao tốc vốn được thiết kế cho xe chạy tốc độ cao. Làn trong là để cho xe chạy tốc độ lớn nhất. Làn ngoài là cho nhưng xe chạy chậm hoặc các xe tải, xe khách mà không thể chay được với tốc độ tối đa. Nhưng ở ta, nhiều xe chạy rất chậm cũng cứ nhằm làn trong mà đi.
Có những lúc, tôi đi đường cao tốc (tốc độ cho phép 120 km/h) những cuối cùng vẫn cứ phải lò dò đi sau các xe chạy 60-70 km/h ở làn trong. Tôi xin đường, họ cũng không hề nhường. Đi một lúc là cả hàng xe nối đuôi nhau ùn ứ một hàng. Đến lúc hàng hơi dài là lập tức có một số xe chạy vào đường khẩn cấp để vượt nhanh. Cứ thế, các tài xế nối đuôi nhau chiếm làn khẩn cấp, biến thành lối đi thoát tắc.
Hiện tượng xe tải hoặc xe công to ngang nhiên chay tốc độ chậm chiếm làn trong, không đi vào đường riêng cho lối ra, không phải chuyện hiếm gặp ở cao tốc Việt. Đường cao tốc thường được thiết kế tối thiểu hai làn với lý do một làn cho xe đi thẳng, một làn để các xe giảm dần tốc độ và thoát ra cao tốc. Những ai có nhu cầu thoát cao tốc sẽ phải chủ động chuyển sang lan bên phải và nhường đường cho các xe đi thẳng.
Ở nước ngoài, người ta sẵn sàng sếp hàng cả cây số và nhường làn còn lại cho những người đi thẳng. Thế nên mặc dù làn ngoài có ùn dài nhiều km, nhưng làn trong vẫn có thể chạy 100 km/h bình thường. Còn ở Việt Nam, tôi thấy cứ xếp hàng dài là các xe tìm cách lách sang làn kia hoặc làn khẩn cấp để đi cho nhanh. Rồi đến sát lối ra, họ mới bắt đầu xi nhan xin đường, giảm hết tốc độ và tìm cơ hội lách vào đúng làn. Chỉ cần vài người làm vậy là tạo thanh ùn tắc kéo dài cả tuyến.
>> 'Vành đai 3 ùn tắc vì tài xế chiếm làn khẩn cấp'
Đi vào làn khẩn cấp
Rất nhiều người thấy tắc là đi vào làn khẩn cấp và họ coi đó là khôn ngoan hơn những kẻ đứng chôn chân xếp hàng ngoài kia. Đến lúc gặp trướng ngại vật hoặc xe khác bị hư hỏng, họ lại phải xin ra. Trong khi lúc đường đang đông, những xe lách làn sẽ làm các xe khác phải đi chậm lại hoặc dừng hẳn để nhường. Theo hiệu ứng dây chuyền, cả hàng xe sẽ cùng bị ùn ứ, hỗn loạn. Với lưu lượng xe rất lớn trên cao tốc, hành động này khiến đường chẳng mấy lúc lại thành tắc.
Không chịu nhường nhau
Đôi khi, chỉ cần một vài tài xế chủ đông nhường đường cho các xe đang cần rẽ một chút, để họ thoát ra ngoài là có thể giúp đường hết tắc. Nhưng phân lớn, tài xế Việt cứ thấy có chỗ trống là tạt đầu, chen ngay vào, bất chấp xe khác. Cuối cùng chúng ta kéo nhau cùng kẹt lại, một loạt xe khác phải xếp hàng đợi theo. Cứ vậy, ùn ức sẽ thành nút thắt, kẹt cứng, không thể nào thoát ra được nếu không có CSGT.
Tóm lai, chúng ta đang ngày một nỗ lực làm những con đường đẹp và rộng để phục vụ giao thông. Nhưng đẹp mấy, rộng mẫy mà người dân vẫn không học được văn hoá giao thông văn minh thì đường sẽ mãi không bao giờ thoát tắc.
>> Theo bạn, đâu là nguyên nhân khiến đường ùn tắc? Chia sẻ tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.