Tổng kinh phí thực hiện dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông là 80 triệu USD, trong đó 77 triệu USD vốn vay ODA ưu đãi và 3 triệu USD vốn đối ứng của Việt Nam.
Xây dựng môn học mới ở cấp tiểu học, tích hợp nội môn Lịch sử ở cấp THCS và học theo chủ đề ở cấp THPT là những dự kiến thay đổi trong việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa Lịch sử.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đổi mới giáo dục là việc rất hệ trọng, vì vậy việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa mới cần tuân thủ theo đúng quy trình, tránh tạo cảm giác "tư duy nhiệm kỳ".
'Do học sinh được quyền chọn môn học nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở những môn có nhiều em lựa chọn và thừa ở môn không có người chọn', thạc sĩ quản lý giáo dục Lê Thị Ngọc Nhẫn phân tích.
Đánh giá chương trình giáo dục phổ thông hiện hành nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, một số môn học còn nhiều kiến thức hàn lâm, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định những hạn chế này sẽ được loại bỏ khi thực hiện chương trình mới.
Các môn ở cả 3 cấp được chia thành nhóm bắt buộc và tự chọn. Môn học tự chọn gồm 3 loại: Tự chọn tuỳ ý, tự chọn trong nhóm môn học hoặc tự chọn trong môn học.
Về tính sư phạm, sách giáo khoa phải hỗ trợ giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập của học sinh; hỗ trợ học sinh phương pháp học tập.
Những kiến thức quá khó, chưa cần thiết sẽ được loại bỏ, học sinh được chọn môn để phát huy khả năng riêng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết chiều 22/4.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về cơ bản đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao. Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện và đưa ra thảo luận, xin ý kiến rộng rãi toàn xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam.
Các trường đại học lớn và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã giới thiệu với Bộ Giáo dục và Đào tạo khoảng 1.000 người có thể tham gia viết sách giáo khoa mới. Dựa trên các tiêu chí, Bộ sẽ lựa chọn những người phù hợp.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng xem xét phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ GD&ĐT đã gửi công văn đến các trường đại học lớn và ký kết văn bản hợp tác với Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, đề nghị giới thiệu ứng viên đủ khả năng viết chương trình, sách giáo khoa.
Chiều 28/11, Quốc hội thông qua nghị quyết đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK). Từ năm 2018-2019, ngành giáo dục sẽ bắt đầu áp dụng SGK mới vào dạy học theo hình thức cuốn chiếu ở cả ba cấp học.
"Người dân vẫn than phiền ngành giáo dục hay lấy học sinh ra làm thí nghiệm, nếu xã hội hóa hoàn toàn việc viết sách giáo khoa (SGK) và Bộ Giáo dục không tổ chức biên soạn thì việc lấy học sinh làm thí nghiệm mới kinh khủng", Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi nói.
Các đại biểu cho rằng, để kiểm soát và đảm bảo lộ trình đổi mới, Bộ Giáo dục nên tham gia viết một bộ SGK, tuy nhiên phải công bằng với các tổ chức, cá nhân khác tham gia.
"Tuyệt nhiên không có lợi ích cục bộ, cá nhân, nhóm trong viết SGK. Phương án xã hội hóa SGK cũng là do Bộ đề xuất, Chính phủ duyệt để trình Quốc hội", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định.
"Đã bỏ tiền xây dựng nền tảng, cái gốc để con em học thì đừng sợ tốn kém. Không nên khắt khe với giáo dục, càng không nên đắn đo vì không đủ kinh phí nên sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn", tướng công an Nguyễn Đức Chung góp ý.
Cho rằng phải thẩm định lại sách giáo khoa hiện hành, kế thừa những điểm tốt, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra khung chương trình, giao việc viết sách giao khoa cho các tổ chức rồi tiến hành thẩm định.
Thay đổi toàn bộ sách giáo khoa hay chỉ thay những quyển, nội dung không phù hợp; thay đổi ngay một lúc hay có lộ trình; ai có quyền lựa chọn sách giáo khoa... là những câu hỏi của GS Nguyễn Minh Thuyết về đề án.