Sau bài Khủng hoảng rác, tôi cho rằng chúng ta không thể bắt đầu việc xử lý rác vì lẽ đơn giản, chúng ta chưa tìm được nút thắt của cái vòng tròn luẩn quẩn. Gỡ được nó, vòng tròn sẽ tự duỗi thẳng. Nút thắt ở đây chính là khung pháp lý cho việc "xã hội hóa".
Không riêng lĩnh vực rác, nhiều lĩnh vực của ta cũng nằm trong vòng tròn luẩn quẩn bởi hiểu chưa đúng về tầm quan trọng cũng như cách thức của "xã hội hóa". Một cách tổng quát, "xã hội hóa" là "chính quyền không tham gia những gì xã hội có khả năng làm". Tức cha mẹ không làm thay con cái những việc chúng làm được.
Những việc con nhà người làm được mà con mình không làm được đó là lỗi của cha mẹ trong việc hướng dẫn, dạy dỗ, tạo môi trường để chúng tự chủ động làm công việc của mình.
Với rác, chính quyền phải quy hoạch và dành quỹ đất phù hợp cho các điểm tập kết, khu xử lý, giờ thu gom... một cách đồng bộ, tương ứng với bài toán phát triển đô thị của mình; có chính sách ưu đãi, ngân sách hỗ trợ cho tổ chức cá nhân tham gia chuỗi xử lý, thu gom phù hợp với tình hình tài chính của mình... Cần có chế tài với người dân, doanh nghiệp không tuân thủ quy định hay mục tiêu yêu cầu của chính quyền.
Định kỳ đấu thầu với các doanh nghiệp tham gia chuỗi và khai thác hạ tầng do chính quyền đầu tư. Doanh nghiệp thường xuyên vi phạm, yếu kém sẽ bị loại khỏi danh sách dự thầu... Còn nếu chính quyền vẫn cứ ôm đồm như hiện nay thì rất khó cải thiện khi những đứa con cưng "công ty xử lý môi trường" được nuông chiều, cha mẹ không nỡ đánh đòn khi chúng sai phạm.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.