Nhựa là hợp chất cao phân tử lấy từ thiên nhiên (gỗ, tơ sợi, dầu mỏ). Chúng có thể bị đốt cháy hoặc tan trong dung môi hóa học. Bất kể là tiêu hủy dạng nào, nhựa cũng tạo ra chất khác gây hại cho môi trường. Vì thế người ta mới cảnh báo sự nguy hại của vật liệu này. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta phải sợ hãi vô căn cứ.
Nhựa chỉ là một trong rất nhiều loại rác thải công nghiệp. Không phải chỉ có nhựa mới gây hại cho môi trường. Nhựa có mặt ở khắp nơi, từ nội thất xe hơi, vỏ bọc ghi-đông xe máy, vỏ bọc dây điện dây cáp các loại, ống nước sinh hoạt cỡ nhỏ cho đến các vật dụng sinh hoạt hàng ngày (vỏ bọc nồi cơm điện, tủ lạnh, điều hòa, TV, điện thoại, ly, hộp đựng, bình, xô, chậu, các đồ vật giả da...). Bạn có thể nói không với nhựa?
May mắn là người ta có thể tái chế nhựa. Tuy nhiên, nhựa lấy từ thiên nhiên rẻ hơn nhiều so với tái chế vì phải tốn nhiều năng lượng. Chỉ vì lý do kinh tế này mà người ta thà đi đổ trộm còn hơn tái chế nhựa. Phân loại và đổ rác đúng nơi đúng chỗ sẽ giúp cho việc tái chế xử lý rác thải nói chung, nhựa nói riêng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm và xin đừng kêu ca, phàn nàn về việc này.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> Tư duy VFF quyết định sự phát triển của bóng đá Việt Nam
>> 'Nhiều khán giả Việt dễ dãi vì lười suy nghĩ, không biết cách phê bình'
Khoa học ngày nay đã nghiên cứu đến lượng tử học (các hạt cơ bản cấu thành nguyên tử), người ta có thể dễ dàng phân hủy mọi thứ mà họ tạo ra, chỉ là năng lượng có đủ đáp ứng hay không mà thôi. Trong khi chờ đợi các nhà khoa học tìm ra cách tối ưu ngoài biện pháp tái chế thì chúng ta hãy cứ làm theo cách mà họ hướng dẫn là đổ rác đúng nơi quy định. Việc nghi ngờ, chỉ trích thái quá sẽ không giúp được gì.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.