Bên cạnh việc xây dựng hệ thống xử lý rác như bài viết Xử lý rác ở Việt Nam kém vì chưa tháo được nút thắt của vòng luẩn quẩn vừa nêu, tôi cho rằng việc xây dựng đội ngũ nhân viên thu gom rác cũng là một vấn đề không nên bỏ qua.
Làm sao rác được thu gom, dọn dẹp sạch sẽ sau mỗi lần xe rác đi qua là câu chuyện mà hầu như chưa ai theo dõi, giám sát.
Ví dụ: Nhân viên thu gom rác chỉ nhặt những bao rác bỏ vào xe, còn những phần vương vãi xung quanh thì không chịu thu dọn, mà rác thì luôn vương vãi vì mấy vị nhặt ve chai luôn xổ tung các bao rác để tìm phế liệu. Vậy là sau khi xe rác đi qua, rác vẫn nằm lại tung tóe khắp nơi.
Hay như ai đó len lén mang cái ghế bành nát, cái chiếu rách cũ...bỏ ngay trước nhà, mà anh xe rác thì nhất quyết không bao giờ chịu thu gom những thứ đó với lý do là rác vô chủ, quá khổ...cho đến khi gia chủ dúi ít tiền thì anh ta mới chịu dọn, có khi cho tiền vẫn không thèm làm...
Tóm lại, nếu không có cơ chế giám sát, đánh giá và những quy định rõ ràng thì đường phố ta vẫn đầy rác, chưa kể việc xả rác của bà con ta vẫn còn rất hồn nhiên, phổ biến và cực kỳ thoải mái cho dù có băng rôn ghi rõ: Xả rác nơi công cộng sẽ bị phạt tiền...theo quy định...
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Phan Lộc