Sau khi xem đi xem lại hàng chục lần clip nam thanh niên tông CSGT ở Hải Phòng, tôi có vài nhận xét như sau:
Ba CSGT đứng ở vị trí cách khúc cua của con đường khoảng 50 mét. Đường này lại rất thông thoáng, lác đác chỉ có vài xe máy và một xe hơi. Nếu chạy xe máy trên đường này, đa số cũng sẽ chạy nhanh như thanh niên kia. Với tốc độ đó, khi vừa ra khỏi khúc cua đã gặp công an dừng xe khả năng cao sẽ không kịp giảm tốc độ chứ chưa nói đến việc né tránh. Lẽ ra người cảnh sát phải đứng làm sao cho người tham gia giao thông có thể nhìn thấy từ xa.
CSGT có hai nhiệm vụ chính là điều khiển giao thông tại nút giao và tuần tra trên đường với xe tuần tra - cũng là phương tiện truy đuổi nếu cần thiết. Việc lấy thân mình chặn xe vi phạm vừa gây nguy hiểm cho mình, cũng đồng thời gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Lẽ ra, thay vì cả ba CSGT đứng cùng chỗ như vậy, họ đứng cách đều nhau 50 mét. Khi gặp cảnh sát thứ nhất, thanh niên có thể không kịp giảm tốc độ, nhưng gặp người thứ hai, thứ ba mà vẫn giữ nguyên tốc độ thì mới gọi là cố tình vi phạm và không tuân theo hiệu lệnh của người thi hành công vụ.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 'Nhà tôi phân loại rác nhưng công nhân vệ sinh vẫn đổ lẫn vào với nhau'
>> 'Công Phượng sang châu Âu là đi ngược quy luật thế giới'
>> 'Nhiều khán giả Việt dễ dãi vì lười suy nghĩ, không biết cách phê bình'
Theo điều lệ của CSGT, khi nhìn thấy xe vi phạm giao thông (vi phạm rõ ràng chứ không phải là "có dấu hiệu vi phạm"), CSGT sẽ tiến ra lòng đường cách hướng di chuyển của chiếc xe vi phạm khoảng một mét và đưa ngang gậy chỉ huy ra (không đưa gậy chặn trước mặt người ta). Việc dang tay chặn ngang hướng di chuyển của xe vi phạm là rất nguy hiểm. Với tốc và khoảng cách đó, không ai có thể kịp giảm ga và né tránh công an được. Nếu CSGT chọn vị trí phạt ở trước khúc cua thì có lẽ sự việc đáng tiếc đã không xảy ra.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết cho trang Ý kiến tại đây, hoặc email bandoc@vnexpress.net