Phan Văn Đức trước đây đã làm rất tốt nhiệm vụ này, trong khi Công Phượng, Văn Toàn ở những trận vừa qua không làm được vì lối chơi rườm rà và mất thời gian.
1. Đầu tiên, về bài tấn công chủ động: hầu hết từ trước tới nay, Việt Nam dưới thời ông Park vẫn chơi phòng ngự chủ động rồi phản công với đội hình 3-4-3 khi tấn công và 5-4-1 khi phòng ngự, nhưng hầu hết sẽ chủ động giữ đội hình khá thấp. Việt Nam chưa bao giờ chơi chủ động cầm bóng và dâng đội hình lên với các đối thủ ngang cơ. Lối đá ở trận gặp Thái Lan vừa qua cũng cơ bản như vậy. Vậy bài của Việt Nam chủ yếu là khai thác điểm yếu của đối thủ trong một vài tình huống. Nhưng muốn như vậy, các cầu thủ phải rất linh hoạt, hiện đại trong lối chơi, sắc bén như những "cây kim".
>>'Tiền đạo nhập tịch sẽ giúp tuyển Việt Nam vượt qua vòng loại World Cup'
2. Khai thác khoảng trống giữa các tuyến: là lối chơi đỉnh cao của bóng đá hiện đại và đòi hỏi các cầu thủ di chuyển chiến thuật rất thông minh. Vậy đối sách sẽ là gì? Đó là các cầu thủ phải luôn cảnh giá, di chuyển chiến thuật cũng cực kỳ thông minh và có năng lực chơi nhiều vị trí.
Trận rồi, trong khi Thái Lan đá hai trung vệ, nhưng khi tổ chức tấn công, một tiền vệ trụ của họ sẽ lùi về để tổ chức bóng (tránh bị sức ép của tiền vệ Việt Nam và giúp hỗ trợ phòng ngự khi hai cánh được phép dâng cao). Việt Nam có ba trung vệ nhưng, khi cầm bóng, đúng ra một trung vệ có thể sẽ dâng lên (đá như tiền vệ trụ) thì mới cho phép Quang Hải dâng cao. Nhưng rõ ràng chúng ta thừa người ở sân nhà. Trong tình huống này, một trung vệ mà phù hợp nhất là Quế Ngọc Hải (Tiến Dũng phải lấp vào vị trí của Quế Ngọc Hải) phải dâng lên để đẩy Hùng Dũng và tiếp theo là Quang Hải dâng cao lên cánh. Khi đó, nếu Văn Toàn thoát pressing được thì Việt Nam đủ người để chơi bóng phản công (mà vẫn không thiếu người khi phòng ngự).
Tiền vệ trụ trong sơ đồ 4-3-3 hay trung vệ thòng trong sơ đồ 3-4-3 là người cực kỳ quan trọng về mặt tổ chức chiến thuật khi phải có kỹ năng, khả năng phòng ngự, chống phản công nhưng đồng thời có khả năng tổ chức như một tiền vệ trụ khi đội nhà cầm bóng (di chuyển giữa hai tầng của đội mình).
>> Tuyển Việt Nam thời Park Hang-seo - 'thành công từ lối đá phòng ngự xù xì'
3. Điểm cân bằng của hàng tiền vệ: ở trấn đấu với Thái Lan, việc thay vị trí của Hùng Dũng bằng Quang Hải cũng đồng nghĩa với việc ông Park đã quyết định chơi tất tay và chờ đợi phản công từ Hồng Duy hoặc Công Phượng. Tiếc là hai cầu thủ này không đạt được yêu cầu giảm áp lực từ người Thái. Khi đó, Thái Lan sẽ càng ép sân dữ hơn và rõ ràng, cảm quan vị trí đánh chặn của Quang Hải sẽ không thể bằng Hùng Dũng. Nếu thay Hùng Dũng (khi thể lực không đảm bảo) bằng Đức Huy thì khả năng đánh chặn sẽ cải thiện hơn nhưng chắc chắn sẽ vẫn lép vế hơn người Thái khi phía trên không phản công sắc sảo (nếu phản công tốt, tiền đạo của ta sẽ bắt trung vệ đối phương phải giữ vị trí chứ không dám dâng cao).
Giải pháp cho những vấn đề này có lẽ phải chờ sự trở lại của Đình Trọng, Phan Văn Đức và bản thân các cầu thủ hiện tại phải cải thiện kỹ, chiến thuật và thể lực của mình. Có thế, ông Park mới "có bột để gột nên hồ" được. Về lâu dài, chúng ta phải trông đợi vào các cầu thủ trẻ, thế hệ tiếp theo nữa.
Tìm điểm yếu, sai lầm trong một thế trận thua kém ở một trận đấu 90 phút thì rất dễ nhưng khắc phục chúng sẽ không đơn giản vì các cầu thủ phải liên kết và làm đúng nhiệm vụ của mình trong suốt cả 90 phút thi đấu. Chưa kể, nhiệm vụ của một cầu thủ có thể sẽ thay đổi liên tục (khi thì là trung vệ, khi là tiền vệ trụ) tùy theo từng diễn biến trên sân.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.