Bạn đọc có nickname phamdinhkhang9 kể về một lần đã phản ứng mạnh vì bị ép uống rượu, bia: "Tôi rất ghét những người lấy rượu đo tình cảm, đo tài năng, sự chân thành. Đã có lần sau khi uống 3 chén tôi xin dừng vì phải đi hơn 100km (như đã thỏa thuận với chủ nhà), cụ già đó (70 tuổi) không cho và bắt uống nữa mới thể hiện chân tình. Tôi đứng lên và xin lỗi là từ nay trở đi sẽ không bao giờ đến nhà này nữa vì chủ nhà đem rượu ra đo tình người, nói xong đi thẳng".
Độc giả lamtan74b thì cho rằng: "Vấn đề là ở chỗ khôn và khéo chứ không phải tửu lượng nhiều hay ít. Bởi nhiều hay ít rồi cũng đến lúc say, chỉ là say trước hay say sau người khác. Nếu khôn và khéo thì biết lúc từ chối và biết cách để từ chối.
Người không biết uống thì cũng chẳng ai rảnh hơi mà ép. Còn người biết uống mà lếu láo thì bị ép càng nhiều. Cho nên vấn đề là ở chỗ khôn và khéo".
>> Nhậu kiểu 'bắt cạn, bắt tay, bắt bẻ'
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Duy Tuấn: "Ép uống là việc của họ, uống hay không lại là việc của mình. Tôi chẳng mấy khi nhậu nhẹt vì không thích và không biết uống. Rượu tôi chỉ uống một ly, bia uống tối đa một lon, nếu phải lái xe thì không uống dù chỉ một giọt. Lúc đầu mọi người cũng nói ra nói vào, sau họ hiểu mình nên ai ép hay nói gì nữa. Quan trọng mình sống ngay thẳng, thật lòng thì ai cũng quý mến, nếu ai ghét mình vì "cái tội" không nhậu thì mình cũng không cần thiết phải giao lưu với người đó nữa".
"Uống một chút cho vui thì "ok", nhưng đã nhậu thì không có như vậy, công nhận hò la, hưng phấn được một chút nhưng nghĩ thấy uống cho nôn mửa, ép uống cho khổ sở, đi xe cộ thì khả năng bị thương và chết rất cao nhất là tự đi xe máy sau khi nhậu say, nhậu xong về nằm vật, người mỏi nhừ, tim, gan, thận, phổi bị đầu độc hỏng dần...chưa kể tính nết thay đổi, vợ con khó chịu, ghét bỏ...
Tóm lại tôi thấy nhậu ở Việt Nam phần dốt thì nhiều , phần khôn thì ít..."- độc giả, Quang Huy.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.