Trả lời:
Theo dược học cổ truyền, xương ngựa nói chung và ngựa bạch nói riêng vị ngọt, tính mát, có công dụng bổ dưỡng, ích khí và làm mạnh gân xương. Xương ngựa thường được nấu thành cao để chữa suy nhược cơ thể ở người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh con, chữa các chứng đau nhức gân cốt, phụ nữ kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn. Cao ngựa bạch đặc biệt tốt đối với những người cao tuổi.
Cách nấu cao xương ngựa bạch cũng giống như nấu cao xương các loại động vật khác. Thông thường một bộ xương ngựa có thể nấu được 5-6 kg cao. Cao ngựa có màu nâu, để lâu chuyển thành màu sẫm hơn, rượu cao ngựa bạch có màu trắng sữa. Có 3 cách dùng cao ngựa bạch: T
- Thái miếng ăn trực tiếp hoặc hòa với cháo nóng, mỗi ngày 5-10 g; hấp cách thủy với mật ong rồi ăn.
- Ngâm với rượu trắng 40 độ (100 g cao trong 1.000 ml rượu) càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống chừng 20 ml (một chén nhỏ).
Theo kinh nghiệm dân gian, khi dùng cao ngựa bạch cần kiêng kỵ các chất tanh như tôm, cá, cua...; chất cay như tỏi, ớt, hạt tiêu...; nước trà đặc, măng, đậu xanh và rau muống.
ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống