May mắn, vợ chồng tôi phát hiện con co giật sớm nên hạ sốt, chườm mát kịp thời. Tôi phải làm gì để con hạ sốt triệt để và không bị co giật lại? Co giật như vậy có ảnh hưởng đến thần kinh của con không? (Nguyễn Văn Hải, 27 tuổi, TP HCM)
Trả lời:
Thứ nhất, tình huống này không phải do Covid mà xuất phát từ sốt cao. Hiện tượng co giật thuộc về cơ địa trẻ, ví dụ trong nhà có anh trai bị co giật thì thường đứa em cũng sẽ bị. Thứ hai, nếu trẻ từng co giật một lần thì có thể bị lại. Như vậy, phụ huynh cần chuẩn bị thuốc hạ sốt, đừng để khi trẻ sốt mới chạy đi mua thì không kịp.
Ngoài ra, dù trẻ mắc Covid hay không, nếu trong gia đình có tiền sử co giật do sốt, phụ huynh cần chú ý sờ trán trẻ thấy hâm hấp cần cặp nhiệt độ để theo dõi ngay. Thay vì 38,5 độ mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nên cho trẻ uống sớm hơn khi 38 độ.
Trường hợp trẻ co giật, cha mẹ không nên rối mà cần bình tĩnh tập trung hạ sốt cho trẻ. Nếu mình không hạ sốt nhanh thì co giật cũng sẽ không hết.
Nhiều trẻ mắc Covid-19 bị run cầm cập, người lớn lầm tưởng bé co giật. Phụ huynh có thể hỏi chuyện trẻ, nếu con nói được thì không phải co giật. Cha mẹ chú ý những điểm nhỏ này để theo dõi trẻ.
Trẻ co giật một lần thì sẽ không ảnh hưởng tới thần kinh, ngoại trừ chúng ta để con giật quá nhiều lần. Từ 6 tháng đến 6-7 tuổi, trẻ có thể bị co giật trở lại, do đó cần chú ý hạ sốt sớm.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh
Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM