Đại dịch Covid-19 đã nhắc nhở các runner về điều mà nhiều người thường xem nhẹ, đó là việc họ tập luyện để thi đấu. Việc hủy bỏ hàng loạt giải khiến nhiều runner đột nhiên bị mất đi động lực lớn nhất và gặp khó khăn trong việc duy trì kế hoạch tập luyện.
Nhưng đại dịch đã qua đi và các giải đấu đã trở lại, các runner lại có thể tự do race bao nhiêu lần tùy thích. Nhưng một runner nên race với tần suất thế nào? Không có câu trả lời đúng duy nhất cho tất cả các runner với câu hỏi này. Vì thế, theo HLV Fitzgerald, runner các yếu tố quan trọng cần xem xét để từ đó quyết định lịch trình đua phù hợp nhất với mình.
Chuyên gia đến từ CLB Dream Run Camp, bang Arizona, Mỹ đưa ra ba lý do sau để runner có thể tính toán đi race nhiều hơn.
Xem đi race là cách luyện tập tốt
Cách tốt nhất để đạt thành tích cao hơn khi vào race chính là thi đấu. Ngay cả các giải "B" hay "C" có mức độ ưu tiên thấp cũng mang lại cho các runner cơ hội để làm quen với khâu chuẩn bị, khởi động, tiếp năng lượng, kỹ năng tinh thần và nhịp độ, đồng thời làm quen với cảm giác đặc biệt chỉ có trong một cuộc thi.
Vì thế, bạn nên dự một giải như vậy trước mỗi giải "A" có mức độ ưu tiên cao nhất. Ví dụ, bạn có thể chạy half marathon với tư cách là giải "B" khoảng năm tuần trước khi chạy marathon. Hãy tận dụng giải "B" đó để thử những điều mới, khắc phục những khó khăn trong thói quen thi đấu, và nhắc nhở bản thân rằng cuộc đua khó khăn như thế nào trước giải đấu quan trọng nhất.
Duy trì sự tập trung và có động lực
Nhiều runner cảm thấy khó tập trung và có động lực trong lúc tập luyện nếu không thi đấu trong thời gian dài. Vì thế, theo Fitzgerald, các runner đang theo đuổi các mục tiêu dài hạn lớn nên đặt ra những mục tiêu thi đấu ngắn hạn hơn như một cách giúp họ tập trung và có động lực.
Giả sử bạn cần một năm để chuẩn bị cho giải trail 100km đầu tiên. Trong trường hợp này, bạn có thể chia một năm đó thành ba chu kỳ riêng biệt kéo dài từ 16 đến 18 tuần và thi đấu cự ly ngắn hơn vào cuối hai chu kỳ đầu tiên, trước khi chạy 100km vào chu kỳ cuối.
Chuyên chạy khoảng cách ngắn hơn
Các cuộc đua với quãng đường dài hơn đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị hơn và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi so với các cuộc đua ngắn hơn. Đó là lý do những eltie cự ly trung bình có thể thi đấu hơn 10 giải, trong khi những VĐV marathon thường thi đấu dưới năm giải mỗi năm dương lịch. Vì thế, nếu chuyên chạy quãng đường dài nhưng lại thích race nhiều, runner có thể cân nhắc việc dự vài giải cự ly ngắn hơn giữa các cuộc đua dài hơn.
Bên cạnh đó, HLV Fitzgerald cũng đưa ra thêm hai lý do để runner thi đấu với tần suất ít hơn.
Gián đoạn kế hoạch tập luyện
Fitzgerald ví các cuộc đua như kẻ thù của việc tập luyện. Ông quan niệm mỗi lần thi đấu sẽ làm gián đoạn quá trình tập luyện của VĐV vì phải nghỉ ngơi vài ngày cả trước cũng như sau khi dự giải.
Thành tích thi đấu đỉnh cao đòi hỏi thể lực cao nhất, do đó, VĐV phải luyện tập nhất quán và tiến bộ. Các cuộc đua cản trở sự nhất quán trong tập luyện, nên Fitzgerald thường nhắn nhủ các runner rằng "Các bạn có thể thi đấu thường xuyên, hoặc đạt thành tích tốt. Hãy tự lựa chọn".
Bảng dưới đây là ví dụ về lịch tập luyện và thi đấu dành cho những VĐV thích dự giải nhưng muốn tránh ảnh hưởng đến thể lực và thành tích do thi đấu quá thường xuyên. Bảng này chỉ nhằm mục đích minh họa cho một chu kỳ tập luyện dài 18 tuần, và không nên được hiểu là kế hoạch cứng nhắc.
Ví dụ về lịch trình thi đấu cho các runner cự ly 5km hoặc 10km
Tuần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Tập liên tục | 5km | 5km | 10km | 10km |
Ví dụ về lịch trình thi đấu cho các runner cự ly half marathon hoặc marathon
Tuần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Tập liên tục | Half Marathon |
Marathon |
Mất cảm hứng
Các VĐV chịu áp lực lớn khi thi đấu, nên tần suất các cuộc đua quá nhiều cũng có thể gây tổn hại về mặt cảm xúc. Ngay cả những người có tính cạnh tranh nhiệt huyết nhất cũng có giới hạn về tần suất có thể nỗ lực tối đa.
Theo HLV Fitzgerald, runner có thể cần thử nghiệm một chút để tìm ra khả năng chịu đựng của bản thân với áp lực cạnh tranh, và không cần cố gắng vượt qua điều đó. "Không có gì tệ hơn việc kết thúc một cuộc thi mà biết rằng bản thân chưa cố gắng hết sức vì nguồn cảm xúc đã cạn kiệt", vị HLV này nói.
Fitzgerald vẫn nhấn mạnh rằng không có công thức chung nào về tần suất race phù hợp với các VĐV, nhưng runner có thể căn cứ vào các yếu tố trên để cân nhắc khi lập kế hoạch tập luyện và thi đấu.
Hồng Duy