Nhiều độc giả lý giải nguyên nhân Việt Nam tụt 11 bậc xếp hạng năng lực tiếng Anh vì nhiều người lựa chọn tiếng Nhật, tiếng Trung để phục vụ công việc:
Tôi thông thạo 4 tiếng Trung, Nhật, Hàn và Nga. Tôi không thấy tiếng Anh quan trọng như người ta vẫn nghĩ, nhất là khi đối tác của bạn còn cảm thấy khó chịu khi bạn nói tiếng Anh.
Tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy. Nó quan trọng khi bạn cần. Khi bạn không cần nghĩa là không quan trọng, đơn giản vậy thôi. Có lẽ mọi người chuyển qua học những ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh. Và cái vô lý là mọi người đi theo đuổi một chỉ tiêu lố bịch "năng lực tiếng Anh".
Tôi ở Bắc Giang. Đi làm trong một khu công nghiệp toàn là công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc...Ít khi cần vị trí tiếng Anh lắm. Vị trí tiếng Hàn hoặc Trung thì 2 hay 4 kỹ năng đều tuyển.
Mọi người đi xuất khẩu lao động Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc hết hạn về làm công ty ở quê đều biết các thứ tiếng này. Các trung tâm dạy tiếng Trung đào tạo cho người đi làm cũng mọc nhiều...chẳng ai quan tâm tiếng Anh nữa.
Tiếng Anh chỉ đơn giản là công cụ, nếu chúng ta cần thì nó mới có ích còn tôi không cần tiếng Anh thì việc gì phải bắt tui học và dùng tiếng Anh để đánh giá năng lực tôi? Trong khi tôi biết các thứ tiếng khác mà nó phục vụ cho công việc và cuộc sống của tôi.
Bên cạnh đó, nhiều độc giả cho rằng phương pháp dạy tiếng Anh trong nhà trường vẫn cũ kỹ và lạc hậu, khuôn mẫu và hình thức nên chất lượng không cao:
Tôi còn nhớ thời cấp 2, lớp 6, cô giáo dạy Anh văn bảo: Khi cô vào lớp chào các em: How are you, các em phải nói: I'm fine, thank you. And you". Bài giảng về chào hỏi kết thúc như thế.
Kể từ ngày đó đến suốt cấp 2, tôi thấy lớp nào cũng chào một kiểu như vậy như một công thức dạy về chào hỏi mà không có một giải thích nào.
Cơ bản vẫn cần phải thay đổi cách tiếp cận với môn tiếng Anh cho học sinh phổ thông vì hiện nay toàn học suông, không có tính tương tác nên sau thời gian dài học vẫn không đạt được kết quả gì nhiều.
Tôi ở bên Pháp. Lúc con tôi 3 tuổi, bắt đầu đi học (một trong trường tư số một ở Paris) dĩ nhiên là học tiếng Pháp. Nhưng cô giáo cho nghe nhạc, phim, kế truyện tiếng Anh hàng ngày, không học chữ. Đến 6 tuổi mới bắt đầu học một ít cơ bản, mỗi ngày một giờ, tăng dần hàng năm. Đến bây giờ 13 tuổi, biết làm thơ, viết văn, tự viết một vở kịch nhỏ, tự diển trong lớp. Trường học con tôi không cho phép học thêm, vì học nhiều quá sẽ làm mệt đứa trẻ, sức học sẽ kém đi. Trừ khi học sinh nào không hiểu bài sẽ ở lại lớp một giờ để một cô cô giáo nào đó tự nguyện ở lại để chỉ thêm.
Nhưng làm bài tập ở nhà rất nhiều, tự mang vào, học sinh chia nhau tự chấm điểm. Không xếp hạng trong lớp (chỉ cô giáo biết học sinh nào kém) để học sinh không bị mặt cảm, chỉ tiêu cuối năm tất cả lên lớp, lúc thi tú tài, đậu 100%. Tỷ lệ học trường đại học nổi tiếng cao nhất nước Pháp.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.