Giá đất ở trung bình (theo dự thảo bảng giá đất 2024) ở một vài nơi tại TP HCM khoảng 120 triệu đồng một m2, tính ra nền nhà 60-80 m2 có giá từ 7,2- 9,6 tỷ đồng. Thu nhập trung bình của người lao động TP HCM, Hà Nội năm 2023 trên dưới 10 triệu đồng một tháng.
Do đó người lao động cần 60-80 năm thu nhập để mua một nền nhà. Nếu mua chung cư với giá trung bình 3,5 tỷ đồng thì cũng cần tới 29 năm thu nhập. Với giá nhà đất cao đến mức bất hợp lý so với thu nhập như vậy thì có đến 90% người lao động dù "cố gắng tích lũy", "quyết đoán" đến đâu cũng khó có thể mua nhà ở thương mại.
Giá nhà đất cao như vậy vì sao hầu hết những người dân các thành phố lớn ở Việt Nam các thế hệ trước vẫn có nhà đất? Các thế hệ trước, mỗi hộ được 150-300 m2 đất ở không khó. Mặt khác giá nhà đất chỉ cao đến mức phi lý so với thu nhập trong vòng 10-20 năm trở lại đây.
Giá nhà phù hợp với thu nhập (6-12 năm thu nhập trung bình) là cái đích mọi xã hội hướng đến để hầu hết người lao động bình thường sau 10-20 năm làm việc mua được nhà.
Giá nhà trung bình ở các thành phố lớn hiện nay bằng 60-80 năm thu nhập, giá chung cư cũng tới 29 năm thu nhập là cao đến mức phi lý.
Tôi nghĩ cần giải pháp để phần lớn người lao động nhập cư, lao động trẻ chưa có nhà riêng sau 10-20 năm làm việc cật lực, tích lũy tối đa có nhà, đó là cái đích của mọi xã hội.
Một số bạn chưa phải là tỉ phú USD đừng chê người khác thiếu năng lực, này nọ... Người lên tiếng chưa chắc, chưa phải là triệu phú USD, chỉ là thấy sự bất hợp lý của giá nhà so với thu nhập sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân của thế hệ trẻ (mất động lực phấn đấu), xã hội".
Độc giả Nguyễn Hữu Minh đặt vấn đề và trình bày quan điểm như trên, sau bài viết Trách ai khi chưa mua được nhà thành phố?.
*Quan điểm của bạn thế nào?
Hữu Nghị tổng hợp