Bức tường thành phía bắc thuộc vùng lõi của Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) hiện có nhiều vị trí biến dạng, xô lệch khiến cong queo, không còn vững chắc hay thẳng hàng lối như kiến thiết ban đầu.
Bức tường thành phía bắc thuộc vùng lõi của Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) hiện có nhiều vị trí biến dạng, xô lệch khiến cong queo, không còn vững chắc hay thẳng hàng lối như kiến thiết ban đầu.
Tình trạng sạt lở ở tường thành phía bắc thường xuất hiện mỗi khi mùa mưa bão đến và ngày càng nghiêm trọng, theo ông Nguyễn Bá Linh (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ).
Tình trạng sạt lở ở tường thành phía bắc thường xuất hiện mỗi khi mùa mưa bão đến và ngày càng nghiêm trọng, theo ông Nguyễn Bá Linh (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ).
Các phiến đá lớn từ vị trí tường thành đổ sạt tràn ra con đường dân sinh chạy ven chân thành gây cản trở giao thông. Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ sau khi đo vẽ hiện trạng đã rào chắn, lắp biển cảnh báo nguy hiểm để người dân không đến gần.
Các phiến đá lớn từ vị trí tường thành đổ sạt tràn ra con đường dân sinh chạy ven chân thành gây cản trở giao thông. Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ sau khi đo vẽ hiện trạng đã rào chắn, lắp biển cảnh báo nguy hiểm để người dân không đến gần.
Sau khi lớp đá kè mặt ngoài bị sạt lở, chân thành lộ ra những phiến đá lô nhô. "Đây là lớp vật liệu làm cốt phía trong chân thành, được kè không theo hàng lối nhưng gia cố thêm bằng các lớp đất xen giữa các kẻ hở", ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Truyền thông và khai thác dịch vụ du lịch, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, lý giải.
Sau khi lớp đá kè mặt ngoài bị sạt lở, chân thành lộ ra những phiến đá lô nhô. "Đây là lớp vật liệu làm cốt phía trong chân thành, được kè không theo hàng lối nhưng gia cố thêm bằng các lớp đất xen giữa các kẻ hở", ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Truyền thông và khai thác dịch vụ du lịch, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, lý giải.
Người đàn ông ở xã Vĩnh Long đang lái chiếc công nông qua mạn thành bị đổ. Dọc tường thành phía bắc Thành nhà Hồ có hàng chục điểm nguy cơ sạt lở tương tự, với những phiến đá có thể đổ xuống bất cứ lúc nào.
Dù đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới và là điểm tham quan du lịch thu hút đông du khách hàng năm, song trong Thành nhà Hồ, người dân địa phương vẫn được phép cày cấy trên những thửa ruộng đã được chính quyền cấp trước đó nên đơn vị quản lý không thể cấm tuyệt đối các hoạt động dân sinh hàng ngày.
Người đàn ông ở xã Vĩnh Long đang lái chiếc công nông qua mạn thành bị đổ. Dọc tường thành phía bắc Thành nhà Hồ có hàng chục điểm nguy cơ sạt lở tương tự, với những phiến đá có thể đổ xuống bất cứ lúc nào.
Dù đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới và là điểm tham quan du lịch thu hút đông du khách hàng năm, song trong Thành nhà Hồ, người dân địa phương vẫn được phép cày cấy trên những thửa ruộng đã được chính quyền cấp trước đó nên đơn vị quản lý không thể cấm tuyệt đối các hoạt động dân sinh hàng ngày.
Một đoạn tường thành phía bắc còn nguyên trạng như ban đầu.
Trước thực trạng sạt lở tường thành, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt dự án tu sửa cấp thiết công trình này với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách.
Dự án sẽ hoàn thành trong thời gian ba năm 2020-2022. Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ sẽ tập trung tu sửa, phục hồi đoạn tường thành đá bị đổ có chiều dài 15 m; tôn tạo hố trưng bày khảo cổ học ngoài trời về cấu trúc tường thành. Trong phương án phê duyệt, sau khi thu dọn toàn bộ phần đất đá bị sạt trượt, các nhà khoa học sẽ loại bỏ những vật liệu không đúng chủng loại và thay thế bằng đất, đá xây thành nguyên mẫu.
Trước thực trạng sạt lở tường thành, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt dự án tu sửa cấp thiết công trình này với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách.
Dự án sẽ hoàn thành trong thời gian ba năm 2020-2022. Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ sẽ tập trung tu sửa, phục hồi đoạn tường thành đá bị đổ có chiều dài 15 m; tôn tạo hố trưng bày khảo cổ học ngoài trời về cấu trúc tường thành. Trong phương án phê duyệt, sau khi thu dọn toàn bộ phần đất đá bị sạt trượt, các nhà khoa học sẽ loại bỏ những vật liệu không đúng chủng loại và thay thế bằng đất, đá xây thành nguyên mẫu.
Theo Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, trước đây bức tường phía bắc từng được trùng tu một số lần song do giải pháp không triệt để nên các khối đá mới và cũ không ăn khớp với nhau, tạo ra những khe hở lớn. Tình trạng tái sạt lở vì thế vẫn diễn ra ở những chỗ đã được gia cố, sửa chữa.
Theo Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, trước đây bức tường phía bắc từng được trùng tu một số lần song do giải pháp không triệt để nên các khối đá mới và cũ không ăn khớp với nhau, tạo ra những khe hở lớn. Tình trạng tái sạt lở vì thế vẫn diễn ra ở những chỗ đã được gia cố, sửa chữa.
Vào năm 1962, khi Thành nhà Hồ được công nhận là Di tích quốc gia, một số vị trí tường thành bắc và cổng nam đã được ngành văn hoá dùng hồ vữa trám vá các khe hở song không thể hạn chế tình trạng xuống cấp của các bức tường đá.
Vào năm 1962, khi Thành nhà Hồ được công nhận là Di tích quốc gia, một số vị trí tường thành bắc và cổng nam đã được ngành văn hoá dùng hồ vữa trám vá các khe hở song không thể hạn chế tình trạng xuống cấp của các bức tường đá.
Không giống tường thành phía Bắc, các bức tường phía nam, đông, tây của Thành nhà Hồ còn khá nguyên vẹn.
Theo phương án trùng tu mới được chính quyền tỉnh Thanh Hoá phê duyệt, đá xây Thành nhà Hồ sau khi được lựa chọn đúng chủng loại nguyên gốc sẽ được các nhóm thợ gia công bằng phương pháp đục thủ công, hoàn thiện bề mặt cho giống với bề mặt đá xây tường thành hiện nay. Hình dáng các viên đá theo yêu cầu phải đồng bộ, khi xếp chồng khít mạch với các viên khác để không bị xô lệch hoặc hở mạch... Một số vị trí chân thành yếu cũng sẽ được gia cố bằng bê tông cốt thép.
Không giống tường thành phía Bắc, các bức tường phía nam, đông, tây của Thành nhà Hồ còn khá nguyên vẹn.
Theo phương án trùng tu mới được chính quyền tỉnh Thanh Hoá phê duyệt, đá xây Thành nhà Hồ sau khi được lựa chọn đúng chủng loại nguyên gốc sẽ được các nhóm thợ gia công bằng phương pháp đục thủ công, hoàn thiện bề mặt cho giống với bề mặt đá xây tường thành hiện nay. Hình dáng các viên đá theo yêu cầu phải đồng bộ, khi xếp chồng khít mạch với các viên khác để không bị xô lệch hoặc hở mạch... Một số vị trí chân thành yếu cũng sẽ được gia cố bằng bê tông cốt thép.
Cổng nam Thành nhà Hồ vừa được tu sửa, cải tạo mái vòm và một số hạng mục chống xuống cấp khác.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng cung điện xưa giờ vẫn nằm ẩn phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.
Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra tại Paris, Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cổng nam Thành nhà Hồ vừa được tu sửa, cải tạo mái vòm và một số hạng mục chống xuống cấp khác.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng cung điện xưa giờ vẫn nằm ẩn phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.
Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra tại Paris, Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Tình trạng sạt lở ở tường thành phía bắc Thành nhà Hồ. Video: Lê Hoàng.
- Tu sửa tường đá bị đổ sạt ở Thành nhà Hồ
- Công trường khai thác đá cổ xây thành nhà Hồ
- Thành nhà Hồ, công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Lê Hoàng