Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, được xây dựng chỉ trong 3 tháng (từ tháng 1/1397). Thành còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong 7 năm, từ 1400 đến 1407.
Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, được xây dựng chỉ trong 3 tháng (từ tháng 1/1397). Thành còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong 7 năm, từ 1400 đến 1407.
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá màu xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 26 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá màu xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 26 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.
Từ hàng chục năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước khi nghiên cứu về thành nhà Hồ đều dành thời gian tìm lời giải cho câu hỏi đá xây thành được lấy từ đâu. Nhiều giả thuyết về nguồn gốc đá được đưa ra.
L.Bizacier trong cuốn Nghệ thuật Việt Nam cho rằng đá dùng để xây dựng thành Tây Đô được khai thác từ núi Xuân Đài. Các tác giả cuốn Mỹ thuật thời Trần lại viết đá được lấy từ động An Tôn. Đi xa hơn nữa, nhiều học giả còn cho rằng đá xây thành được lấy từ núi Nhồi, cách Tây Đô chừng 50 km.
Trong các đợt khảo sát gần đây, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới thành nhà Hồ phát hiện một số công trường khai thác đá cổ. Công trường đầu tiên được phát lộ tại dãy núi An Tôn (ảnh) thuộc xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, cách thành nhà Hồ khoảng 3 km về phía Tây.
Từ hàng chục năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước khi nghiên cứu về thành nhà Hồ đều dành thời gian tìm lời giải cho câu hỏi đá xây thành được lấy từ đâu. Nhiều giả thuyết về nguồn gốc đá được đưa ra.
L.Bizacier trong cuốn Nghệ thuật Việt Nam cho rằng đá dùng để xây dựng thành Tây Đô được khai thác từ núi Xuân Đài. Các tác giả cuốn Mỹ thuật thời Trần lại viết đá được lấy từ động An Tôn. Đi xa hơn nữa, nhiều học giả còn cho rằng đá xây thành được lấy từ núi Nhồi, cách Tây Đô chừng 50 km.
Trong các đợt khảo sát gần đây, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới thành nhà Hồ phát hiện một số công trường khai thác đá cổ. Công trường đầu tiên được phát lộ tại dãy núi An Tôn (ảnh) thuộc xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, cách thành nhà Hồ khoảng 3 km về phía Tây.
Tại đây, chuyên gia khảo cổ đã phát hiện nhiều tảng đá lớn đã được thợ chế tác xưa đục đẽo khá vuông vức. Ngoài ra còn phát hiện nền các khu lán trại, nơi những người thợ sinh sống trong thời gian khai thác, chế tác đá để xây thành nhà Hồ.
Các nhà khoa học còn phát hiện trên dãy núi An Tôn có nhiều hiện vật quý như: dụng cụ khai thác đá đã hoen rỉ, các mảnh bát đĩa và mảnh vật dụng sinh hoạt khác bằng sành sứ thời Trần - Hồ...
Tại đây, chuyên gia khảo cổ đã phát hiện nhiều tảng đá lớn đã được thợ chế tác xưa đục đẽo khá vuông vức. Ngoài ra còn phát hiện nền các khu lán trại, nơi những người thợ sinh sống trong thời gian khai thác, chế tác đá để xây thành nhà Hồ.
Các nhà khoa học còn phát hiện trên dãy núi An Tôn có nhiều hiện vật quý như: dụng cụ khai thác đá đã hoen rỉ, các mảnh bát đĩa và mảnh vật dụng sinh hoạt khác bằng sành sứ thời Trần - Hồ...
Hàng chục phiến đá lớn được đục đẽo vuông thành sắc cạnh song chưa kịp vận chuyển còn bỏ lại dưới chân núi An Tôn.
Hàng chục phiến đá lớn được đục đẽo vuông thành sắc cạnh song chưa kịp vận chuyển còn bỏ lại dưới chân núi An Tôn.
Chúng hiện được đánh dấu, bảo vệ nghiêm ngặt phục vụ công tác nghiên cứu và tham quan du lịch.
Một công trường khai thác đá cổ khác được phát hiện trên dãy núi Xuân Đài, cách thành nhà Hồ khoảng 5 km về phía Nam. Chân núi hiện còn 16 phiến đá được bóc tách và chế tác tương đối công phu, bề mặt nhẵn. Trong đó có nhiều phiến kích thước tương đối lớn, ước tính lên tới hàng chục tấn. Khi đem so sánh, kỹ thuật chế tác đá ở đây giống như những phiến đá được dùng để xây dựng thành nhà Hồ.
Là núi đá vôi được kiến tạo vào kỷ Trias (cách ngày nay khoảng 250 đến 200 triệu năm), Xuân Đài có độ cao trung bình trên 100 m, chia thành những vỉa theo kiểu đoạn tầng, rất tiện lợi cho việc bóc tách thủ công. Ngoài ra, tại sườn phía đông dãy núi Xuân Đài còn rất nhiều phiến đá đổ ngổn ngang. Tuy chưa thấy dấu vết chế tác nhưng các phiến đá trên có hình dạng khá vuông vức, kích thước cân đối. Theo nhà chuyên môn, các phiến đá này được người thợ thời Hồ bóc tách và đưa xuống chân núi sau đó mới sơ chế trước khi đưa về xây dựng thành Tây Đô.
Điều đặc biệt, dãy núi này nằm sát bờ sông Mã nên được cho là rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển về vị trí tập kết xây thành.
Một công trường khai thác đá cổ khác được phát hiện trên dãy núi Xuân Đài, cách thành nhà Hồ khoảng 5 km về phía Nam. Chân núi hiện còn 16 phiến đá được bóc tách và chế tác tương đối công phu, bề mặt nhẵn. Trong đó có nhiều phiến kích thước tương đối lớn, ước tính lên tới hàng chục tấn. Khi đem so sánh, kỹ thuật chế tác đá ở đây giống như những phiến đá được dùng để xây dựng thành nhà Hồ.
Là núi đá vôi được kiến tạo vào kỷ Trias (cách ngày nay khoảng 250 đến 200 triệu năm), Xuân Đài có độ cao trung bình trên 100 m, chia thành những vỉa theo kiểu đoạn tầng, rất tiện lợi cho việc bóc tách thủ công. Ngoài ra, tại sườn phía đông dãy núi Xuân Đài còn rất nhiều phiến đá đổ ngổn ngang. Tuy chưa thấy dấu vết chế tác nhưng các phiến đá trên có hình dạng khá vuông vức, kích thước cân đối. Theo nhà chuyên môn, các phiến đá này được người thợ thời Hồ bóc tách và đưa xuống chân núi sau đó mới sơ chế trước khi đưa về xây dựng thành Tây Đô.
Điều đặc biệt, dãy núi này nằm sát bờ sông Mã nên được cho là rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển về vị trí tập kết xây thành.
Quanh các sườn núi, triền sông hay trong các khu vườn của người dân ở xã Vĩnh Ninh còn sót lại nhiều viên đá được chế tác với mục đích xây thành nhà Hồ.
Quanh các sườn núi, triền sông hay trong các khu vườn của người dân ở xã Vĩnh Ninh còn sót lại nhiều viên đá được chế tác với mục đích xây thành nhà Hồ.
Không chỉ khai thác đá xây thành, người thợ thủ công thời Hồ còn chế tác đạn đá để chống giặc ngoại xâm.
Không chỉ khai thác đá xây thành, người thợ thủ công thời Hồ còn chế tác đạn đá để chống giặc ngoại xâm.
Hai con rồng lớn ở trung tâm Hoàng Thành cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối cùng thời điểm xây thành nhà Hồ.
Hai con rồng lớn ở trung tâm Hoàng Thành cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối cùng thời điểm xây thành nhà Hồ.
Đàn tế Nam Giao hay bờ kè giếng ngự dục... cũng được làm hầu hết bằng vật liệu đá tương tự thành nhà Hồ. Các nhà sử học đánh giá, việc phát hiện công trường khai thác đá cổ có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn và khoa học, chứng tỏ để xây dựng thành, nhà Hồ đã huy động khối lượng khổng lồ về nhân lực, vật lực để khai thác và vận chuyển những phiến đá lớn từ nhiều nơi về xây dựng thành.
Đàn tế Nam Giao hay bờ kè giếng ngự dục... cũng được làm hầu hết bằng vật liệu đá tương tự thành nhà Hồ. Các nhà sử học đánh giá, việc phát hiện công trường khai thác đá cổ có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn và khoa học, chứng tỏ để xây dựng thành, nhà Hồ đã huy động khối lượng khổng lồ về nhân lực, vật lực để khai thác và vận chuyển những phiến đá lớn từ nhiều nơi về xây dựng thành.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.
Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.
Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Lê Hoàng