Mình bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, xét nghiệm tinh dịch đồ cho kết quả không có tinh trùng. Đã tiến hành phẫu thuật được hơn một năm. Vậy trường hợp của mình có chữa được không? Có thể có con nữa không?
Chào bạn,
Sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh, các trường hợp hồi phục khả năng sinh tinh đa số xảy ra trong khoảng thời gian 6-12 tháng. Trường hợp được coi là thất bại (không hồi phục) là sau phẫu thuật khoảng hai năm. Chúng tôi không rõ bạn có bệnh lý kèm theo hay không cũng như các thông số khác (nội tiết, siêu âm, thể tích tinh hoàn...).
Bạn nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ xem lại các kết quả hiện có của bạn. Trong một số trường hợp vô tinh không bế tắc (NOA), mặc dù không có tinh trùng trong mẫu xuất tinh nhưng khi phẫu thuật micro Tese vẫn tìm thấy tinh trùng. Nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng tìm thấy tinh trùng cao hơn ở những bệnh nhân chưa được phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh. Chúc bạn luôn vui khỏe và sớm có tin vui. Trân trọng.
Vợ chồng em lấy nhau đã lâu nhưng vẫn chưa có bé. Em bị buồng trứng đa nang dẫn đến rối loạn phóng noãn, chồng em bị tinh trùng dị dạng. Em rất lo lắng. Tụi em còn cơ hội sinh em bé không? Tại bệnh viện Tâm Anh có những phương pháp nào để hỗ trợ nâng cao khả năng thụ thai trong trường ...
Vợ chồng tôi bị vô sinh đã 11 năm, làm IVF 5 lần thì bốn lần vợ có thai, nhưng đến tháng thứ tư thì thai lưu, tim thai không hoạt động, bác sĩ không kết luận nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Vậy xin hỏi chuyên gia, bây giờ vợ chồng tôi cần làm gì tiếp theo để làm IVF thành công?
Chào bạn,
Trường hợp của anh chị, bác sĩ nhận định khó khăn do thời gian vô sinh khá lâu, đến 11 năm. Anh chị đã làm IVF năm lần nhưng đến bồn lần thai đều không phát triển tiếp. Do đó, cần phải đi tìm nguyên nhân gì trước khi tiếp tục tiến hành chuyển phôi và mang thai lần tiếp theo.
Nếu như có các vấn đề có thể hỗ trợ được, ví dụ như bác sĩ sẽ kiểm tra nếu có bất thường di truyền về phía bố mẹ, bác sĩ sẽ có định hướng trong quá trình tạo phôi, có thể sàn lọc cho phôi. Sau khi mà làm thụ tinh trong ống nghiệm tạo phôi, nuôi phôi khoảng năm ngày, phôi sẽ có vài chục đến hàng trăm tế bào, bác sĩ sẽ sinh thiết khoảng 2 -5 tế bào và tiến hành làm xét nghiệm.
Nếu kết quả xét nghiệm trả về phôi bất thường thì sẽ không tiến hành chuyển phôi đó vì sẽ không đậu thai hoặc đậu thai thì sẽ phát triển thành một thai bất thường. Thai có thể bị chết lưu sớm trong vài tháng đầu. Chuyển những phôi bình thường làm tăng cơ hội đậu thai cho một lần chuyển phôi, tăng khả năng có em bé bình thường.
Bác sĩ cũng tìm các bệnh lý hiếm gây ra hỏng thai ví dụ như bệnh lý về tuyến giáp, tiểu đường hoặc một số bất thường về dị tật tử cung. Những bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai và khiến cho em bé không tiếp tục phát triển được.
Trường hợp của anh chị rất là khó khăn vì thời gian mong con rất lâu rồi, làm IVF chuyển phôi đậu thai bị hỏng nhiều lần. Anh chị nên rất cẩn thận và tìm ra được nguyên nhân rất cần thiết. Anh chị nên đến những trung tâm lớn, có đủ điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của bác sĩ để giúp cho anh chị có thể tìm được nguyên nhân sớm và sớm làm cha mẹ được mong muốn.
Có phải sau khi thực hiện IVF đều phải tiêm thuốc nội tiết để giữ thai đúng không? Em đã làm IVF ở Bệnh viện Tâm Anh, đến nay thai được 22 tuần và ổn định. Tuy nhiên em thấy nhiều mẹ nói là mang thai nếu không tiêm thuốc nội tiết để giữ thai thì sẽ rất dễ sảy thai. Điều này có đúng ...
Em đi khám phụ khoa thì phát hiện bị viêm lộ tuyến cổ tử cung trước sau một cm kèm theo nấm âm đạo, em lập gia đình gần hai năm rồi nhưng vẫn chưa có con. Em nghe nói với bệnh này thì khó có thể can thiệp IUI hay IVF phải không? Vậy em phải điều trị và sử dụng phương pháp hỗ ...
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa khá thường gặp ở phụ nữ và có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp. Nếu muốn sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như IUI hoặc IVF, trước đó, chị cần được điều trị khỏi các bệnh phụ khoa trên. Lý do bởi các thủ thuật bơm IUI hoặc chọc hút trứng, chuyển phôi trong IVF, bác sĩ phải đưa dụng cụ qua đường âm đạo,cổ tử cung để tới buồng tử cung, buồng trứng.
Nếu trong quá trình này, âm đạo hoặc cổ tử cung của chị bị viêm sẽ xảy ra nguy cơ gây nhiễm trùng ngược dòng. Chị nên tới thăm khám trực tiếp để các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp. Chúc chị và gia đình sớm có thành công trên con đường tìm kiếm con yêu.
Vợ chồng em lấy nhau đã được 6 năm nhưng chưa có mụn con nào, em đã IUI ba lần, IVF một lần nhưng đều không thành công. Nguyên nhân do tinh trùng chồng em dị dạng 100%, đã uống đủ thứ thuốc, cũng đi chữa mấy nơi rồi nhưng chất lượng tinh trùng vẫn không cải thiện. Em có nghe nói bệnh viện Tâm ...
Chào bạn,
Dị dạng tinh trùng là nguyên nhân chính gây khó thụ thai hay có thai nhưng gây sảy thai trong giai đoạn đầu. Trường hợp này người bệnh cần đến khám để đánh giá chính xác tỷ lệ bất thường của tinh trùng và điều trị theo một quy chuẩn tốt để số lượng tinh trùng tăng lên, chất lượng tinh trùng thay đổi, đặc biệt là thay đổi về hình thái.
Tôi đi khám thì cho kết quả không có đường ống dẫn tinh, sinh thiết tinh trùng thì vẫn có bình thường. Bác sĩ bảo muốn có con chỉ còn cách thụ tinh nhân tạo. Xin hỏi chi phí hiện giờ để làm IUI là bao nhiêu? Khả năng thành công cao không? Trong trường hợp nếu thất bại có tốn chi phí hay không?
...Chào anh!
Nếu anh bị bất sản ống dẫn tinh thì anh nên gặp thêm các bác sĩ di truyền để các bác sĩ tư vấn thêm các nguy cơ sinh con bất thường và làm sàng lọc các bệnh lý di truyền cho cả hai vợ chồng trước vì có một tỷ lệ thấp hai vợ chồng sinh ra em bé bị xơ nang và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của em bé nếu cả hai vợ chồng đều mang gen.
Khi các bác sĩ di truyền thăm khám xác định nguy cơ thấp gây ra bệnh lý ảnh hưởng đến em bé thì hai vợ chồng có thể làm IUI nếu tất cả chức năng sinh sản của vợ bình thường và lượng tinh dịch thu được từ mào tinh đủ điều kiện để bơm. Nếu bác sĩ di truyền tư vấn em bé có nguy cơ cao bị bệnh thì anh chị nên làm IVF để sàng lọc loại trừ gen bệnh lý cho em bé. Nếu được anh chị nên mang toàn bộ các kết quả xét nghiệm mình đã làm đến IVF Tâm Anh được các bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác tình trạng bệnh từ đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho anh chị.
Cháu bị u xơ ngoài tử cung kích thước 57 mm, AMH 2,1. Chồng cháu tinh trùng yếu. Hai vợ chồng cháu đã từng làm IUI ba lần, IVF hai lần nhưng chưa lần nào thành công. Hiện tại cháu còn một phôi duy nhất, cháu muốn chuyển phôi qua Bệnh viện Tâm Anh có được không? Bên mình có kỹ thuật nào giúp tăng ...
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Phôi của chị đang được trữ lạnh để đảm bảo tính ổn định ở môi trường bên ngoài tử cung. Khi chị quyết định dời nhà cho phôi từ môi trường này sang môi trường khác cũng giống như chị chuyển nhà hoặc chuyển trường cho bé. Chị có thể hình dung, đứa trẻ đến ngôi trường mới không phải ai cũng sẽ hòa nhập dễ dàng, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân tính cách của đứa trẻ, hoàn cảnh xung quanh... Và phôi của chị cũng vậy, nếu chất lượng phôi không phải quá tốt, việc chị chuyển phôi có thể gây ra những stress cho chính phôi đó. Do vậy, vấn đề này cần được tư vấn và cân nhắc kỹ lưỡng.
Còn hiện tại ở IVF Tâm Anh đang có nhiều kỹ thuật mới được áp dụng để giúp tăng tỷ lệ thành công trong quá trình làm IVF như: theo dõi và đánh giá sự phát triển của phôi bằng phần mềm Timelapse + EEVA hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á, bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, ERA test, soi buồng tử cung chẩn đoán... hỗ trợ cho các trường hợp làm IVF thất bại nhiều lần.
Em được chẩn đoán u nang buồng trứng cơ nang, tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng khả năng có thai rất thấp. Xin bác sĩ tư vấn giúp em phương pháp điều trị bệnh này. Bệnh có trị dứt điểm được không? Có giúp phục hồi khả năng mang thai hoàn toàn được không?
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Hiện tại u nang buồng trứng có hai loại là u nang cơ năng và u nang thực thể. Với trường hợp của chị theo thông tin chị cung cấp là u nang cơ năng thì hoàn toàn có thể tự biến mất sau một vài chu kỳ và không có chỉ định phải điều trị.
U nang cơ năng là những nang phát sinh do rối loạn nội tiết buồng trứng, khi nghi ngờ là u nang cơ năng thì chị nên theo dõi 2-3 chu kỳ sau đó đi khám kiểm tra lại, vì nang có thể tự vỡ mà không cần can thiệp gì. Thông thường với các nang cơ năng buồng trứng nếu có thì chỉ gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và không ảnh hưởng đến khả nang mang thai trừ trường hợp có kết hợp thêm các yếu tố khác. Chúc anh chị sớm có tin vui.
Sau khi chuyển phôi xong phải nằm im một chỗ và hạn chế di chuyển nếu không phôi sẽ tuột ra đúng không? Em dự định sang tuần đi làm IVF. Sức khỏe của em hiện ổn định nhưng vì công việc không thể xin nghỉ nhiều nên em không biết sau khi chuyển phôi mình có đi làm được không?
Chào bạn.
Các bệnh nhân sau khi chuyển phôi xong đều hỏi chúng tôi những câu hỏi này. Qua chương trình này chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng: thai IVF và thai tự nhiên chỉ có khác biệt về đường vào. Thai tự nhiên sẽ trải qua quá trình tinh trùng và noãn gặp nhau ở 1/3 ngoài vòi, sau đó khi tạo thành phôi sẽ di chuyển vào buồng tử cung. Với thai IVF, chúng ta sẽ chuyển phôi vào đường ống cổ tử cung vào buồng tử cung để có thể phát triển thành em bé. Khi các bạn có thai tự nhiên, các bạn vẫn có thể vận động nhẹ nhàng, đi lại, đi làm bình thường thì thai IVF cũng vậy.
Theo khuyến cáo của thế giới hiện nay, đối với thai IVF hay thai tự nhiên người ta vẫn tư vấn có thể đi làm bình thường, vận động nhẹ nhàng, không nhất thiết phải nằm một chỗ. Nằm một chỗ đôi khi phản ứng dội, có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của các bạn, trừ trường hợp các bạn có vấn đề ra máu hoặc vấn đề gì đặc biệt.
Chúc bạn sớm đón con yêu.
Mẹ em từng bị suy buồng trứng năm 38 tuổi. Em nghe nói tình trạng này có tính di truyền. Em mới 33 tuổi, sắp kết hôn nhưng khá lo lắng mình cũng bị suy buồng trứng như mẹ. Liệu em có nên trữ trứng từ bây giờ để sau này làm IVF thuận lợi không?
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Mức dự trữ buồng trứng của mỗi người đều có sự khác nhau. Tuy một trong những nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng là do yếu tố di truyền, nhưng hiện tượng di truyền này không xảy ra thường xuyên. Chị nên đi kiểm tra để đánh giá mức dự trữ buồng trứng. Dựa vào những kết quả đánh giá này, chúng tôi mới có thể đưa ra cho chị những lời khuyên phù hợp nhất.
Tôi từng mổ bóc tách u nang bì buồng trứng phải cách đây hai năm, sau đó bác sĩ bảo sức khỏe tôi bình thường nhưng đến giờ tôi vẫn chưa có thai. Có khi nào khối u nang của tôi chưa được bóc tách triệt để nên tôi vẫn chưa có con được không? Giờ tôi muốn đến bệnh viện Tâm Anh để khám ...
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Việc không có thai hay chậm có thai có thể do rất nhiều nguyên nhân: có thể do chồng, do vợ, do cả hai vợ chồng hay không rõ nguyên nhân. Với trường hợp của chị, tuy có tiền sử u nang bì buồng trứng trước đó, nhưng cũng không thể vội vàng kết luận rằng u nang bì chính là nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn. Sẽ rất bất công nếu như đưa ra quyết định "án tử" cho u nang bì buồng trứng là quá sớm. Chúng tôi sẽ cần thăm khám trực tiếp để đánh giá về tình trạng hiện tại của chị cũng như cả chồng chị để xác định vấn đề. Do vậy, nếu chị muốn đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để thăm khám ban đầu, có thể lựa chọn thời điểm sau để chúng tôi tiến hành đánh giá sơ bộ:
+ Sạch kinh 2-3 ngày (kiêng quan hệ từ đầu chu kỳ): một số xét nghiệm máu, thăm khám phụ khoa, siêu âm, sàng lọc ung thư cổ tử cung, chụp phim tử cung vòi trứng, siêu âm vú, chụp vú (nếu cần).
+ Ngày 2 chu kỳ kinh: Nội tiết
Chồng Chị (kiêng xuất tinh 3-5 ngày) để làm tinh dịch đồ và làm một số xét nghệm máu.
Khi đi anh chị vui lòng mang theo tất cả những xét nghiệm đã từng làm trước đây của cả hai vợ chồng để hỗ trợ đánh giá. Hẹn gặp lại anh chị trong thời gian sắp tới tại IVF Tâm Anh.
Em cưới hơn một năm rồi, có thai hai lần thì một lần thai lưu lúc 12 tuần, 6 tháng sau em có thai lại nhưng bị sảy tự nhiên. Từ đó đến nay em chưa có kinh lại. Em chưa đi khám ở đâu và không biết khám phụ khoa hay khám hiếm muộn. Như vậy, em có bị vô sinh không? Em cần ...
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Với các thông tin chị cung cấp, chị chưa được chẩn đoán vô sinh. Chị cần đến chuyên khoa sản hoặc các trung tâm hỗ trợ sinh sản để thăm khám và tìm nguyên nhân sảy thai nhiều lần để từ đó đưa ra hướng điều trị cho lần mang thai tiếp theo. Các thăm khám có thể là đánh giá các bất thường tại tử cung, buồng tử cung, phần phụ, các bệnh lý kèm theo của mẹ, các bất thường di truyền của bố mẹ...
Tôi năm nay 45 tuổi. Tôi lập gia đình muộn nên mới bắt đầu quan hệ cách đây hai năm. Tôi có đi khám và có kết quả các chỉ số hormone, tử cung và ống dẫn trứng bình thường. Duy có lượng trứng dự trữ còn thấp AMH 0.6 ng trên ml. Chồng tôi trinh trùng bình thường. Tôi muốn hỏi xem chúng tôi ...
Chào chị,
Với độ tuổi của chị là 45 tuổi, AMH 0.6 ng trên ml trước đó đã thả hai năm mà không có con thì trường hợp hai vợ chồng anh chị nên làm IVF sớm, mặc dù AMH của chị đã giảm rất thấp. IVF Tâm Anh đã có rất nhiều kinh nghiệm trong các trường hợp người bệnh tuổi cao, chỉ số AMH giảm nhiều vẫn có thể có con bằng noãn tự thân bằng phương pháp IVF gom phôi hoặc dùng phác đồ kích thích nhẹ để gom phôi.
Em đã có một bé được 8 tuổi. Vợ chồng em muốn sinh em bé thứ hai từ hai năm trước, nhưng đi khám thì bác sĩ bảo em nội mạc tử cung mỏng nên khó thụ thai. Em nghe nói khi làm IVF ở Tâm Anh thì tỷ lệ thành công cao, liệu nếu đến đây thì vợ chồng em có hy vọng không?
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Niêm mạc tử cung đóng một vai trò quan trọng trong sự làm tổ của phôi, tuy nhiên tùy theo ngày chu kỳ kinh thì độ dày và độ cản âm của niêm mạc là khác nhau, đầu chu kỳ niêm mạc sẽ mỏng, dày lên vào cuối chu kỳ và bong ra tạo kinh nguyệt. Do đó để chẩn đoán nội mạc tử cung mỏng cần thăm khám nhiều lần ở các ngày chu kỳ khác nhau.
Hiện tại ở IVF Tâm Anh khi chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi, nếu niêm mạc mỏng thì sẽ có phác đồ điều trị phù hợp hoặc các phương pháp mới như bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để cải thiện niêm mạc. Nếu như anh chị mong muốn có thêm con thì mình có thể đến trực tiếp để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chúc anh chị sớm đón con yêu về nhà.
Em năm nay 38 tuổi, bị lạc nội mạc tử cung và đang dự định cuối tháng làm thụ tinh ống nghiệm. Em mang gen thalassemia, chồng em không mang gen. Vậy em có cần làm sàng lọc không?
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Thalassemia là bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh, là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ mang gen tùy thuộc vùng dân cư và dân tộc, có thể lên đến > 20% ở các khu vực dân tộc thiểu số sống ở miền núi. Do đó, Thalassemia là một trong những bệnh lý được sàng lọc và tư vấn tiền hỗ trợ sinh sản tại IVF Tâm Anh. Trong trường hợp chị là người mang gen, còn chồng không mang gen thì sẽ có tới 50% nguy cơ con của anh chị sinh ra sẽ mang gen bệnh nhưng sẽ không có biểu hiện bệnh lý. Anh Chị không có chỉ định bắt buộc phải sàng lọc bệnh lý Thalassemia cho phôi. Còn nếu anh chị muốn loại trừ hoàn toàn gen bệnh lý này cho các con sau này thì có thể cân nhắc làm IVF hoặc sàng lọc gen Thalassemia.
Nếu trường hợp anh chị chỉ nghi ngờ mang gen thì nên thăm khám chuyên khoa huyết học để được xác định rõ ràng về gen bệnh lý và chỉ định sàng lọc phôi. Cảm ơn chị và chúc gia đình sớm có tin vui.
Em năm nay 37 tuổi, lớn hơn chồng hai tuổi. Vợ chồng em đã làm IUI hai lần, IVF một lần nhưng thất bại. Từng mang thai tự nhiên hai lần nhưng đều không có tim thai. Chồng em bị viêm tinh hoàn, tinh trùng yếu, em thì buồng trứng đã bị cắt một bên do u nang. Đợt trước, khi kích trứng em có ...
Chào chị, cảm ơn về câu hỏi của chị.
Theo sinh lý tự nhiên càng lớn tuổi thì số lượng nang trứng và chất lượng noãn sẽ càng giảm dần đi, hiện tại không có một loại thuốc nào có thể giúp tăng số lượng hay chất lượng nang noãn. Tuy nhiên chị nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống các thực phẩm giàu vitamin, hạn chế các chất kích thích, hay có thể dùng thêm vitamin E hoặc vitamin tổng hợp để cơ thể khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu, 35 tuổi là mốc quan trọng trong tiến trình sinh sản của người phụ nữ. Từ sau 35 tuổi chất lượng trứng giảm rõ rệt, khả năng thụ thai giảm đồng thời các bất thường thai gặp nhều hơn. Tuổi tác cũng làm tăng cơ hội của các vấn đề di truyền, trẻ có thể bị các bất thường như Down, Patau, Edward, Turner, Klinefelter...
Vợ em bị đa nang buồng trứng, đang muốn sử dụng phương pháp IVM để có em bé, em tinh trùng bình thường. Với trường hợp của vợ chồng em, tỷ lệ thành công có cao không?
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn.
IVM hay trưởng thành noãn trong ống nghiệm là kỹ thuật trong đó, trứng của người phụ nữ sẽ được thu thập, phát triển và trưởng thành trong phòng thí nghiệm. Hiện nay có hai phương pháp IVM là: IVM chủ động (thu thập noãn non và trước đó chỉ kích trứng ngắn ngày) và IVM thụ động (kích trứng, thu trứng như IVF và nếu thu được noãn non sẽ nuôi noãn non thành noãn trưởng thành).
Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy những ưu điểm của phương pháp IVM chủ động đó là: Tiết kiệm chi phí thực hiện hơn do lượng thuốc kích trứng được sử dụng ít hơn (chi phí có thể giảm hơn đến một nửa); an toàn hơn cho người bệnh nữ khi không có chứng quá kích ứng buồng trứng có thể có như IVF; người bệnh nữ cũng ít phải tiêm thuốc hơn và các xét nghiệm, kiểm tra cũng được giảm bớt đến tối thiểu nhất. Tuy nhiên hiện tại, hiệu quả của việc điều trị IVM chủ động so với thực hiện IVF ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang chưa được chứng minh là tốt hơn so với IVF và IVM thụ động.
Tại IVF Tâm Anh hiện vẫn đang áp dụng phương pháp IVM thụ động để đảm bảo hiệu quả đem lại tỷ lệ thành công điều trị cho các cặp vợ chồng với tỷ lệ thành công trung bình là khoảng 60-70%. Mời bạn đến thăm khám trực tiếp để đánh giá tình trạng và có thể điều trị bằng phác đồ phù hợp.
Em thấy phương pháp IVM hay áp dụng cho đa nang buồng trứng, vậy có áp dụng cho trường hợp suy buồng trứng không?
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn,
Phương pháp IVM hay trưởng thành noãn trong ống nghiệm là kỹ thuật IVM không sử dụng kích thích buồng trứng nên được chỉ định chủ yếu cho nhóm phụ nữ có nguy cơ quá kích buồng trứng như hội chứng buồng trứng đa nang hoặc cho những trường hợp có buồng trứng bình thường để giảm bớt chi phí điều trị. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã có thử nghiệm việc điều trị IVM cho trường hợp dự trữ buồng trứng kém.
Tuy nhiên hiện tại, việc điều trị IVM cho dự trữ buồng trứng kém đang trong quá trình nghiên cứu. Đối với những trường hơp dự trữ kém, IVF Tâm Anh có áp dụng kỹ thuật kích thích nhẹ buồng trứng. Phương pháp này cũng thu được khá nhiều thành công. Mời bạn đến thăm khám trực tiếp để đánh giá tình trạng và có thể điều trị bằng phác đồ phù hợp.
Chồng tôi tinh trùng yếu, tôi thì dự trữ buồng trứng thấp. Cả hai lần làm IVF trước đều chỉ tạo được một phôi duy nhất. 5 năm nay chờ đợi vất vả mà vẫn chưa có tin con. Hiện tại cả hai vợ chồng tôi đều đã 40 tuổi. Liệu có còn phương pháp nào hiệu quả cho vợ chồng tôi không?
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị.
Hai vợ chồng chị cần đến thăm khám trực tiếp để chúng tôi đánh giá kỹ về tình trạng sinh sản để quyết định có thể thực hiện IVF nữa hay không. Chị khá lớn tuổi, dự trữ buồng trứng thấp, IVF nhiều lần thất bại có thể thực hiện phương pháp IVF/ xin noãn để tăng số lượng phôi thu được và tăng tỷ lệ thành công hơn. Chúc anh chị sớm đón con yêu về nhà!