VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ hai, 20/1/2025

Ông chú tôi nay 67 tuổi, ba năm trước bị tai biến nhẹ, sau khi trị liệu đã đi lại được nhưng tay chân còn yếu. Gần đây ông bị hiện tượng cứng đốt sống cổ xoay trở khó khăn và tê bì chân tay. Kính nhờ bác sĩ tư vấn và điều trị giúp ông. Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Hoàng Hải, 54 tuổi, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP HCM

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào anh,

Triệu chứng cứng đốt sống cổ kèm tê bì chân tay có thể là triệu chứng trong bệnh thoái hóa cột sống cổ, lồi đĩa đệm/ thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, ngoài ra triệu chứng tê bì cả tay và chân, có thể gặp trong các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, thậm chí di chứng của tai biến. Do đó, chú của anh cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ làm các xét nghiệm như chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ, cần thiết xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác bệnh lý và có biện pháp điều trị phù hợp. Chúc chú của anh và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Mẹ em năm nay 63 tuổi, bị bệnh Parkinson đã sáu năm, đi lại cũng bình thường. Cách đây ba tháng, mẹ em bảo bị đau lưng, hai chân yếu làm đi lại khó khăn. Mẹ đi khám ở bệnh viện, chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán bị lún, xẹp đốt sống. Đi khám ở một bệnh viện khác, bác sĩ bảo bị Lao cột ...

Lê Thanh Tuân, 37 tuổi, 661 Phu Tho Hoa

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Tình trạng của mẹ bạn có xẹp đốt sống, đã từng được chẩn đoán lao cột sống. Nếu chẩn đoán lao cột sống là chính xác thì mẹ bạn phải điều trị đủ thời gian theo phác đồ chống lao. Quyết định phẫu thuật hay không phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, vị trí xẹp đốt sống, số lượng đốt sống lún, xẹp, các bệnh lý phối hợp, nguyên nhân xẹp đốt sống. Bạn nên đưa mẹ bạn đến gặp bác sĩ để có thể thăm khám cụ thể, đưa ra chẩn đoán chính xác, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Bé nhà em bị vẹo cột sống bẩm sinh. Năm nay, bé hai tuổi, không biết đã đủ tuổi để có thể phẫu thuật cột sống bằng robot không? Phương pháp này có tốt và an toàn cho bé không?

Tú Chi, 31 tuổi, Hải Dương

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Có nhiều phương pháp để điều trị vẹo cột sống bẩm sinh, tùy thuộc vào mức độ vẹo cột sống và những vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Phẫu thuật được chỉ định trẻ có đường cong lớn, đường cong nhẹ nhưng tiến triển nhanh hoặc có biến chứng về thần kinh. Phương pháp phẫu thuật bằng robot là một kỹ thuật mới mang lại nhiều ưu điểm như ít xâm lấn, can thiệp tối thiểu nên vết mổ nhỏ, ít chảy máu, hạn chế nhiễm trùng, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục sức khỏe nhanh, an toàn và có thể thực hiện trên bệnh nhi tùy thuộc trang thiết bị của cơ sở y tế và tình trạng bệnh lý của trẻ. Vì vậy, bạn nên đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra tư vấn chính xác nhất.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi 37 tuổi bị đau lưng và tê ở chân trái, đi chụp MRI, bác sĩ bảo tôi bị phồng đĩa đệm đốt sống do trượt đốt sống, chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp của tôi ngoài phẫu thuật ra còn cách điều trị nào nữa không?

Vân Khánh, 37 tuổi, Bình Phước

Mẹ con năm nay 63 tuổi, khoảng ba tháng trướct thì bị đau lưng, hai chân yếu không đi được. Mẹ con đi chụp MRI ở bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán đốt sống L1 lún xẹp, đi khám ở bệnh viện khác thì kết luận bị lao cột sống và có uống thuốc điều trị lao mà không thấy cơn đau hay bệnh tình ...

Pham thanh loc, 39 tuổi, 661/11 Lũy Ban Bích

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Tình trạng của mẹ bạn có xẹp đốt sống, đã từng được chẩn đoán lao cột sống. Nếu chẩn đoán lao cột sống là chính xác thì mẹ bạn phải điều trị đủ thời gian theo phác đồ chống lao. Quyết định phẫu thuật hay không phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, vị trí xẹp đốt sống, số lượng đốt sống lún xẹp, các bệnh lý phối hợp, nguyên nhân xẹp đốt sống. Bạn nên đưa mẹ đến khám để chúng tôi có thể thăm khám cụ thể, đưa ra chẩn đoán chính xác, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi bị phồng đĩa đệm, đau nhức ở vùng cột sống thắt lưng. Nhờ bác sĩ tư vấn những cơ sở điều trị bằng vật lý trị liệu uy tín ở Hà Nội. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Đức Trung, 30 tuổi, Hà Nội

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội đang có các khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng với các hệ thống máy móc hiện đại như laser, từ trường, shock wave, radio trúng đích, nhiệt nóng lạnh... cùng với các chuyên gia về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM tại địa chỉ số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hoặc Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Dda khoa Tâm Anh, Hà Nội tại địa chỉ số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

Tôi đi khám thì bác sĩ có cho biết bị thoái hóa đốt sống L1, L2 và cho thuốc uống rất nhiều tháng nhưng vẫn còn đau âm ỉ không dứt. Vậy xin hỏi nên điều trị như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.

Huỳnh Tấn Diện, 68 tuổi, Bình Thuận

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bác,

Trường hợp của bác có đau cột sống thắt lưng diễn biến nhiều tháng, thoái hóa đốt sống thắt lưng L1, L2, điều trị nên kết hợp điều trị nội khoa với các biện pháp phục hồi chức năng như xoa bóp bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại, tập các bài tập cột sống thắt lưng.

Ngoài ra, bác nên hạn chế chạy bộ, không bê vác nặng, không làm các động tác xoắn, vặn người, có thể đi bộ nhẹ nhàng, đi bơi 20 - 30 phút mỗi ngày... Bác đến khám để bác sĩ có thể thăm khám trực tiếp, điều chỉnh đơn thuốc, tư vấn dựa trên tình trạng cụ thể của bác.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Em xét nghiệm thì thấy hàm lượng axit uric trong máu khá cao (13) và bác sĩ chẩn đoán viêm gout cấp tính. Em muốn được tư vấn thăm khám và điều trị. Em chân thành cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Hồng Thanh, 33 tuổi, Dĩ An, Bình Dương

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Bệnh Gút là bệnh lý khớp viêm do lắng đọng các vi tinh thể monosodium urat tại khớp và phần mềm cạnh khớp gây ra. Bệnh diễn biến qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn tăng acid uric máu không triệu chứng, các đợt Gút cấp, các khoảng Gút không triệu chứng, sau đó các đợt cấp ngày càng mau dần, có thể tiến triển thành Gút mạn tính. Điều trị bệnh nên kết hợp điều trị đợt cấp, thay đổi lối sống, hạ acid uric máu, điều trị biến chứng. Bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản, động vật có vỏ, đồ uống như soda, bia, rượu, nên giảm cân và vận động thường xuyên. Bạn nên đến khám tại khoa Cơ Xương Khớp để chúng tôi có thể thăm khám trực tiếp, căn cứ trên tình trạng bệnh cụ thể của bạn để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống L2, L4, L5. Tôi thường bị đau khó chịu ở lưng và lan sang sườn và bụng. Xin bác sĩ tư vấn cách điều trị, cảm ơn bác sĩ.

Hoàng Trung Kiên, 63 tuổi, Cẩm Phả, Quảng Ninh

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bác,

Trường hợp của bác có đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm đốt sống L2, L4, L5, có chèn ép dây thần kinh. Điều trị nên kết hợp các trường hợp chống viêm, giảm đau, giảm đau thần kinh, chống thoái hóa, phối hợp với biện pháp phục hồi chức năng, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu. Bác nên đến khám tại khoa Cơ Xương Khớp để bác sĩ có thể thăm khám, tư vấn kê đơn dựa trên tình trạng cụ thể của bác.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán, bác có thể tham khảo Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM tại địa chỉ số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hoặc Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Dda khoa Tâm Anh, Hà Nội tại địa chỉ số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

Tôi cứ đi bộ khoảng một km hoặc đứng lâu một chút là bị tê bàn chân, sau đó lan lên đến bẹn và phải ngồi nghỉ một lúc thì hết. Theo bác sĩ đó là hiện tượng gì? Cách chữa và nên tập thể dục môn nào cho phù hợp? Xin cảm ơn bác sĩ.

Vũ Ngọc Bảo, 55 tuổi, Hải Phòng

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Tê bì bàn chân lên đến bẹn sau khi đi bộ thì có thể gây ra do một số nguyên nhân như viêm khớp cùng chậu, đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hoá cột sống thắt lưng có chèn ép mạch máu, thần kinh... Ngoài ra, có thể do bệnh giãn tĩnh mạch vùng cẳng chân. Chúng tôi mời bạn đến gặp chúng tôi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đưa ra hướng tư vấn và điều trị.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi 50 tuổi, bị gai cột sống L4, 5 từ năm 2018. Ban ngày sinh hoạt bình thường không bị đau nhưng khi ngủ đến bốn giờ sáng thì đau vùng thắt lưng. Tôi ngồi dậy một lúc thì hết đau hoặc bẻ mình là hết đau nhanh hơn. Triệu chứng xảy ra hàng ngày. Xin chuyên gia cho tôi biết tình trạng bệnh của ...

Phạm Văn Huynh, 50 tuổi, Cư xá Đô Thành, quận 3, TP HCM

ThS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,
Với triệu chứng xảy ra thường xuyên như vậy bạn nên mang phim MRI đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám lại xem có nguyên nhân nào khác
gây ra các triệu chứng ban đêm ngoài gai cột sống không. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TPHCM tại địa chỉ số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hoặc Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội tại địa chỉ số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

Em năm nay 50 tuổi, bị thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng từ cách đây 10 năm (đã chụp cộng hưởng từ), đang tập ngồi thiền khoảng một tháng nay mỗi ngày hai lần, mỗi lần một giờ. Em cảm giác bớt đau lưng, kết hợp với bấm huyệt trị liệu nhưng không dùng thuốc. Như vậy là đúng cách hay sai ...

Nguyễn Hùng Cường, 50 tuổi, Quận 12, TP HCM

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Với trường hợp thoái hóa cột sống không có chèn ép đau thì các môn luyện tập có ích cho trí não và sức khỏe đều được khuyến khích. Trường hợp của bạn, tập thiền là môn tập làm cho tâm tĩnh lặng, khí huyết được điều hòa rất tốt cho sức khỏe, chỉ có điều phải tôn trọng nguyên tắc ngồi thiền của các bậc thiền sư đã chỉ dạy. Đặc biệt nếu làm đúng sẽ khó có thể gây ra đau cột sống, vì ngồi đúng lực dồn lên các đốt sống được xếp đan xen lên nhau rất vững chắc, các khối cơ từ cột sống cổ xuống đến thắt lưng đều được làm việc theo đúng tư thế trung gian. Như vậy, lực tác động lên cột sống được dàn đều, có thể bổ sung cho các vùng (yếu nhẹ). Mặt khác, sau khi xả thiền bạn lại được xoa bóp bấm huyệt thư giãn cơ thì quá tuyệt vời. Mong bạn hãy duy trì và phát huy hoạt động này.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi làm nhân viên văn phòng. Tôi thường đau đốt sống cổ và ngồi là đau ở thắt lưng, ngồi lâu thì cơn đau lan rộng xuống hai mông. Đi khám chụp phim ảnh thì kết quả cho đau cơ. Uống thuốc và châm cứu nhưng không cải thiện được. Vậy xin hỏi ý kiến bác sĩ nguyên nhân tôi bị như vậy là gì ...

Hồng Tuyết, 43 tuổi, Thủ Đức

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Trường hợp của bạn có đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng, nguyên nhân có thể do thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm chưa loại trừ bệnh lý khớp viêm. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể thăm khám trực tiếp, từ đó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, có phác đồ điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Chào bác sĩ Tăng Hà Nam Anh,

Tôi bị một chấn thương do chơi đá bóng cách đây 10 năm nhưng do chủ quan và tiếp tục đá bóng sau khi bị chấn thương nên chấn thương có vẻ bị nặng lên. Tôi mới đi chụp chiếu gần đây thì được chuẩn đoán hoại tử một phần xương sên (cổ chân). Nhiều bác sĩ khuyên ...

Nguyễn Thanh Hải, 31 tuổi, Hồ Chí Minh

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Bạn có thể đưa phim X-quang cũ đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác hơn, tùy vào mức độ tổn thương xương sên sẽ có cách điều trị khác nhau (nếu nhẹ sẽ ghép xương kết hợp xương, nếu hoại tử hoàn toàn thậm chí có thể thay xương sên nhân tạo). Trân trọng!

Em năm nay 37 tuổi, cao 1,73 m, nặng 85 kg. Trước giờ chưa có bệnh nào về xương khớp nặng nhưng lúc này em luôn có cảm giác cột sống bị nghiêng sang một bên (bên phải), đi đứng hay ngồi đều phải chú ý sửa nghiêng sang bên kia, nếu không thì dễ mất cân bằng. Tập luyện thể thao, em hay bị ...

QUỐC HOÀNG, 37 tuổi, Ninh kiều, Cần thơ

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Trường hợp của bạn có hoa mắt, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay kèm theo đau âm ỉ cột sống thắt lưng có thể do thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, chưa loại trừ các bệnh lý khớp cột sống khác. Ngoài ra, bạn hay có cảm giác mất thăng bằng. Đề nghị bạn nên tới thăm khám tại hai chuyên khoa Cơ Xương Khớp và Thần kinh để được khám trực tiếp, làm xét nghiệm, từ đó có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Ba tôi 55 tuổi, ông mới bị ngã cầu thang dẫn tới gãy cột sống. Tuy đã được điều trị nhưng thỉnh thoảng ba vẫn bị những cơn đau lưng âm ỉ, nhất là khi vận động mạnh hoặc ngồi lâu. Xin hỏi có cách nào giúp ba không bị di chứng đau lưng này nữa không?
Phong Hữu, 30 tuổi, Phú Nhuận, TP.HCM

THS.BS Trần Anh Vũ

Chào bạn,

Đau lưng sau mổ gãy cột sống có thể do tổn thương cũ, hệ thống nẹp cố định có vấn đề hoặc do thoái hóa cột sống kèm theo... Bạn vui lòng mang ba đến bệnh viện đã điều trị hoặc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để khám và chụp chiếu, giúp tìm nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp. Chúc bạn và cả nhà vui khỏe.

Em 27 tuổi, làm công việc văn phòng. Dạo gần đây em thường bị đau lưng, đi khám thì được chẩn đoán viêm cứng khớp cột sống. Em rất lo lắng vì bác sĩ nói bệnh này không thể chữa trị dứt điểm và còn di truyền đến thế hệ sau. Xin bác sĩ tư vấn giúp, liệu có phương pháp nào giúp cải thiện ...
Minh Huyền, 27 tuổi, Tân Bình, TP.HCM

THS.BS Trần Anh Vũ

Chào bạn,

Theo bạn mô tả, nhiều khả năng bạn mắc chứng viêm cột sống dính khớp. Để điều trị giảm đau, bạn cần được thăm khám - điều trị với bác sĩ chuyên về nội cơ xương khớp (dùng kháng viêm, giảm đau và thuốc đặc trị cho loại bệnh này) và bác sĩ phục hồi chức năng (để duy trì khả năng vận động của cột sống). Nếu bạn tuân thủ điều trị tốt, bệnh sẽ chậm tiến triển. Chúc bạn vui khỏe.

Em có nghe nói về một số liệu pháp tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đệm, như châm cứu, massage, yoga... Em bị thoát vị đệm mức độ nhẹ, nếu thực hiện đều đặn các liệu pháp này thì có hy vọng hết hẳn bệnh không, thưa bác sĩ?
Thanh Hà, 32 tuổi, Quảng Bình

THS.BS Trần Anh Vũ

Chào anh,

Thoát vị đĩa đệm là quá trình thoái hóa đĩa đệm không thể đảo ngược. Tương tự như việc chúng ta không thể trẻ lại được. Do đó, các liệu pháp mà bạn đề cập chỉ giúp giảm đau và sống chung với bệnh chứ không thể hết bệnh được. Chúc bạn vui khỏe. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình.

BS.CKI Trần Quốc Tuấn

Chào bạn,

Có thể bạn quan tâm nhiều đến phục hồi chức năng và vật lý trị liệu, bạn cần muốn biết những phương pháp bài tập để tự chữa bệnh cho mình. Theo tôi, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện. Những bác sĩ, kỹ thuật viên có thể chia sẻ các phương pháp tập luyện tốt nhất bằng hướng dẫn bài tập, bằng máy, những kỹ thuật tập luyện, vận động... Các bác sĩ sẽ hướng dẫn và điều trị để giúp phục hồi sức khỏe của bạn về tốt nhất.

Thoát vị đĩa đệm
 
 
Thưa bác sĩ, bố cháu bị chấn thương đốt sống bị chùn hay lệch cháu không rõ nhưng là chấn thương từ đốt L3 đến L5 xong chân luôn bị co cơ rất đau. Có cách gì giúp giảm triệu chứng đau không ạ?
An Diệp, 36 tuổi, Phú Yên

Tôi bị đau cột sống, đi chụp X-quang bị thoái hóa đốt sống L1 đến L4, tôi dùng thuốc 2-3 năm nay nhưng không khỏi. Tôi muốn hỏi bác sĩ cách trị liệu không dùng thuốc như nào để tôi có thể làm theo?

Phúc An, 47 tuổi, Bình Dương

THS.BS Trần Anh Vũ

Chào bạn,

Trị liệu không dùng thuốc bao gồm vật lý trị liệu, vận động trị liệu, thể dục thể thao... Do đó, để có phương pháp phù hợp cho mỗi bệnh nhân, bác sĩ cần phải dựa trên kết quả của các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng. Bạn có thể mang hồ sơ điều trị đến khám tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để các bác sĩ tư vấn trực tiếp. Chúc bạn vui khỏe.