VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 2/1/2025

Sau một vụ tai nạn, tôi bị xẹp khoảng 1/3 đốt sống L4. Nhờ các bác sĩ tư vấn giúp tôi các phương pháp điều trị và bài tập thể dục. Cám ơn các bác sĩ rất nhiều.

Vũ Hương, 55 tuổi, Quận 1, TP HCM

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Chào Anh/Chị,

Chấn thương gây xẹp đốt sống thắt lưng là một chấn thương khá mạnh, nếu không chữa trị kịp thời bằng phương pháp thích hợp có thể để lại những di chứng không mong muốn như mất vững, gù cột sống hay nặng hơn là các biến chứng thần kinh.

Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cần có tư thế sinh hoạt, làm việc phù hợp và luyện tập đúng phương pháp để tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của hệ thống cơ, dây chằng quanh cột sống. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập được áp dụng riêng cho từng đối tượng tùy vào mức độ tổn thương và di chứng hiện tại.

Vì vậy, để có hiệu quả tối ưu, tốt nhất Anh/Chị nên đến Phòng khám để được Bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Trân trọng!

Con bị đau vùng thắt lưng, không cúi khom được, khi cúi đau lan xuống đùi. Con đi chụp MRI có kết luận schwannoma đa ổ chèn ép tủy và các rễ thần kinh chùm đuôi ngựa tương ứng vị trí u. Bệnh này có nguy cơ gì? Cách chữa trị và chế độ tập luyện sinh hoạt sao cho tốt? Con cảm ơn bác ...

savinas781, 13 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

BS.CKI Trần Xuân Anh

Chào bạn,

Nếu đã có MRI bạn có thể mang phim cũ đến cho bác sĩ tư vấn, tuỳ vào mức độ chèn ép, kích thước u, số lượng u mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Trân trọng!

Tôi bị đau lưng dưới, phần ngang hông, uống thuốc giảm đau nhiều mà ko khỏ. Tôi đi khám ở bệnh viện nói bị trượt đốt sống; đi khám lại ở bệnh viện khác kết quả bị viêm đốt sống, chích thuốc giảm đau vào cột sống thì đỡ đau. Tôi muốn hỏi bệnh tôi như vậy chính xác là bị bệnh gì? Có cần ...

Trịnh Hoàng Sơn, 43 tuổi, Huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào anh,

Kết quả ở hai bệnh viện chưa tương thích hoàn toàn, anh nên đem các MRI, x-quang cũ đến để được bác sĩ chuyên khoa cột sống thăm khám lại và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Chúc anh khỏe mạnh. Trân trọng!

Tôi có chụp MRI cột sống thắt lưng năm 2018, kết quả tôi bị thoát vị đĩa đệm đốt L4, 5. Thời gian gần đây, cơn đau thắt lưng cứ đến liên tục, cứ âm ỉ, không có dấu hiệu thuyên giảm. Hai đầu gối hiện tại rất mỏi, chân bị yếu. Tôi làm công việc hành chính hay ngồi nhiều. Tôi cũng thường xuyên ...

Dat Nguyen, 35 tuổi, Cà Mau

THS.BS Trần Anh Vũ

Chào bạn,

Thoát vị đĩa đệm nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa, vật lý trị liệu có thể xem xét đến chỉ định can thiệp phẫu thuật. Hiện nay, y học rất tiến bộ, các bác sĩ sẽ xem loại tổn thương của mình và đưa ra phương pháp can thiệp tối ưu nhất, có thể chỉ cần phẫu thuật nội soi lấy bỏ mảnh rời thoát vị.... Chúc bạn khỏe mạnh. Trân trọng!

Mẹ em (67 tuổi) bị thoát vị đĩa đệm đa tầng (bốn tầng), vừa phẫu thuật lần hai cách đây sáu tháng. Hiện tình trạng tê chân và đau của bà đã hết nhưng lại xuất hiện triệu chứng đau và mỏi cơ đến không thể ngồi lâu không được, đi lại cũng hạn chế rất nhiều. Tình trạng của bà là do loãng xương ...

Ngân, 36 tuổi, phường 9, quận 11

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Bạn nên đưa mẹ đến khám bác sĩ chuyên khoa cột sống để được kiểm tra nguyên nhân của việc đau và mỏi cơ đó chính xác là từ đâu, có phải do chèn ép rễ thần kinh không? Nếu do nguyên nhân tại cơ đơn thuần, các bác sĩ phục hồi chức năng sẽ có phác đồ điều trị giúp mạnh cơ rất hiệu quả. Ngược lại, nếu do nguyên nhân chèn éo rễ thần kinh gây đau mỏi cơ, cần kết hợp thuốc, vật lý trị liệu, thậm chí phẫu thuật lại. Chúc mẹ bạn và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Em bị thoái hóa đốt sống thắt lưng, gai cột sống và cho thuốc về uống. Sau một thời gian, bệnh có thuyên giảm nhưng gần đây em đi lại khó khăn, mỗi lần ngủ dậy bước chân trái xuống là cảm giác đau ở đầu gối trái phải nấn ná bàn chân mới đứng vững được. Em cũng uống rất nhiều nước lọc một ...

Trần Thanh Phong, 41 tuổi, Đà Nẵng

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Uống nước nhiều không phải là nguyên nhân. Đau đầu gối có rất nhiều nguyên nhân, trường hợp của bạn nên đến khám để bác sĩ kiểm tra trực tiếp, cho các hình ảnh học như X-quang khớp gối để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị, chế độ sinh hoạt phù hợp. Chúc bạn khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Tôi bị thoái hóa cột sống, phồng L4, L5 hay nhức mỏi lưng; ngồi lâu hoặc ngồi bệt là đau thường xuyên (cơn đau ngắn hơn). Nếu ngồi 4 hoặc 5 giờ là nhức mỏi phải đai lưng mới đỡ. Nhờ bác sĩ tư vấn hướng điều trị.

Phùng Thị Bình, 55 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào anh,

Với tình trạng bệnh lý bạn mô tả, việc ngồi nhiều và lâu trong một tư thế sai sẽ tiếp tục gây đau. Anh cần phải chỉnh lại tư thế, ngồi thẳng lưng, không khom lưng và cách 1-2 tiếng phải đứng dậy thư giãn, tập các bài tập kéo giãn cơ thắt lưng để tránh bị đau. Ngoài ra, nếu mức độ trầm trọng hơn, anh cần hỗ trợ thêm bằng vật lý trị liệu, laser liệu pháp... Để có hướng điều trị phù hợp, anh nên đến khám để bác sĩ chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh của mình. Chúc anh khỏe mạnh. Trân trọng!

Những trường hợp nào về bệnh lý cơ xương khớp phải phẫu thuật robot? Tính chính xác và an toàn của loại phẫu thuật này như thế nào thưa bác sĩ?

Phương Thảo, 30 tuổi, Tây Ninh

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Phẫu thuật robot là loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, trong đó sử dụng các công cụ nhỏ gắn trên một cánh tay robot do bác sĩ phẫu thuật điều khiển thông qua bảng điều khiển. Phương pháp này cho phép bác sĩ phẫu thuật thao tác môt cách chính xác, khéo léo trong các khoảng không gian hạn chế của cơ thể.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Bác sĩ tư vấn giúp em các bài tập (video) vật lý trị liệu bệnh lệch cột sống (ra trước) L4, L5. Cảm ơn bác sĩ.

Truong Quoc Hung, 64 tuổi, Cà Mau

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà


Chào anh, xin trả lời câu hỏi của anh:

Lệch cột sống ra trước được gọi là trượt đốt sống ra trước. Theo Meyerding, trượt đốt sống được chia thành 5 mức độ. Mức độ trượt được xác định bằng tỉ lệ dựa trên phim X quang quy ước ở tư thế nghiêng.

• Độ 1: trượt 0 - 25% thân đốt sống.
• Độ 2: trượt 26 - 50% thân đốt sống.
• Độ 3: trượt 51 - 75% thân đốt sống.
• Độ 4: trượt 76 - 100% thân đốt sống.
• Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.

Tùy vào mức độ sẽ có những biện pháp luyện tập và điều trị khác nhau, bác sĩ cần thăm khám, đánh giá tình trạng của anh rồi mới đưa ra lời tư vấn cụ thể và chính xác.

Anh có thể liên hệ Hệ thống các Phòng khám Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome để được tư vấn, đặt lịch thăm khám, tại đây sẽ có giáo án phù hợp với anh.

Chúc anh khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng.

Kết quả chụp X-quang của tôi cho thấy gai cột sống. Hiện tại, tôi tê bàn chân và đau khớp háng phải. Nhờ bác sĩ tư vấn điều trị. Xin cám ơn.

Nguyễn Khắc Hải, 61 tuổi, Gò Công, Tiền Giang

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào anh,

Tê bàn chân có thể có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh, và đau khớp háng phải, thường gặp nhất có thể do thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi... Để tìm ra nguyên nhân chính xác, anh nên đến khám để bác sĩ kiểm tra, cho các cận lâm sàng cần thiết để đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Chúc anh khỏe mạnh. Trân trọng!

Cháu chụp MRI bị thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm C5/C6, phình lồi đĩa đệm C4/C5. Bác sĩ khám có cho cháu uống thuốc giảm đau và viên uống bổ thần kinh B1, B6, B12 nhưng cháu không muốn uống thuốc giảm đau lâu dài.

Giờ cháu có người khuyên chuyển sang uống thuốc đông y gia truyền. Cháu muốn hỏi ...

Thu Hà, 42 tuổi, Hà Nội

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Tình trạng của bạn có thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm C5/C6, phình đĩa đệm C4/C5, nên kết hợp điều trị nội khoa, kết hợp các biện pháp phục hồi chức năng và thay đổi lối sống. Điều trị nội khoa gồm các thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, giảm đau thần kinh, chống thoái hóa. Bạn nếu muốn uống thuốc Nam thì phải uống các thuốc tại các cơ sở y tế uy tín, có đăng kí hành nghề, thuốc phải được Cục Quản lý Dược kiểm định và cho phép lưu hành trên thị trường.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc Nam không rõ nguồn gốc, khi uống vào có thể gây rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như suy gan suy thận, loãng xương, hội chứng Cushing.. Đề nghị bạn cân nhắc kĩ và có lựa chọn đúng đắn cho mình. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi bị thoái hóa đốt sống (kết quả phim cộng hưởng từ là thoái hóa đốt sống L4-L5, phình đĩa đệm L5 chèn vào rễ thần kinh S1) nên rất đau, ảnh hưởng khả năng vận động. Sau khi điều trị một tháng tại bệnh viện bằng các phương pháp châm cứu, thủy châm, điện xung, sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại... hiện tình trạng ...

thaothuong17, 50 tuổi, Bắc Cường, Lào Cai

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Tình trạng của bạn có thoái hóa đốt sống L4-5, phình đĩa đệm L5 và chèn ép rễ S1, nên phối hợp điều trị nội khoa với các biện pháp phục hồi chức năng như bạn đã làm như châm cứu, thủy châm, điện xung, sóng ngắn, chiếu đèn... Các thuốc điều trị có thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, phối hợp các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh. Quyết định dùng lọai thuốc nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân, như các bệnh lý phối hợp, sở thích...

Ngoài ra, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, không chạy bộ, bơi lội 20-30 phút mỗi ngày, tránh các động tác vặn người, không bê vác nặng.... Bạn có thể đến thăm khám tại Khoa Cơ xương khớp để bác sĩ có thể căn cứ trên tình trạng cụ thể của bạn mà đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có cho đăng ký khám theo yêu cầu không? Tôi muốn đặt lịch khám bác sĩ Tăng Hà Nam Anh thì liên hệ cách nào và chi phí khi khám có cao hơn bình thường không?

Thanh Tâm, 38 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đăng ký khám theo yêu cầu. Bạn muốn đặt lịch khám TS.BS Tăng Hà Nam Anh thì có thể liên hệ đặt lịch trước qua số tổng đài 02871026789, bộ phận tổng đài làm việc 24/7.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Mẹ chồng em năm nay 58 tuổi, bị đau nhức xương khớp, nhất là phần đầu gối và chân, đứng lên đi lại khó khăn. Mẹ em đã uống qua nhiều loại thuốc nhưng không khỏi. Em muốn hỏi bệnh viện có gói khám, tầm soát tìm nguyên nhân cơn đau xương khớp không? Em muốn cho mẹ đi khám tránh uống thuốc quá nhiều ...

Cát Vy Anh, 32 tuổi, Hà Nam

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Mẹ chồng bạn có đau khớp gối hai bên, nguyên nhân có thể do thoái hóa khớp gối, cũng chưa loại trừ bệnh lý khớp viêm khác như viêm khớp dạng thấp, gút,... Bạn nên đưa mẹ bạn đi thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm dựa trên tình trạng cụ thể, từ đó có chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị thích hợp. Chúc bạn và mẹ luôn vui khỏe.

Tôi 49 tuổi, từng phẫu thuật để thay đĩa đệm nẹp vít cột sống thắt lưng, nhưng sau ba tháng vẫn còn thấy đau vùng lưng. Những cơn đau này là do vết mổ của tôi có vấn đề hay do tôi chưa hồi phục? Tôi không ở TP HCM thì có thể đặt trước lịch khám như thế nào?

Vân Giang, 49 tuổi, Trà Vinh

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Trường hợp của bạn có đau cột sống thắt lưng sau phẫu thuật thay nẹp vít cột sống thắt lưng. Bạn nên đi tái khám tại chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống để các bác sĩ đánh giá lại tình trạng của bạn, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Thoát vị đĩa đệm có những dạng nào và dạng nào xảy ra phổ biến nhất?

Hương Giang, 27 tuổi, Bình Phước

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Có nhiều cách phân loại thoát vị đĩa đệm nhưng cách phân loại của Rothman và Marvel được sử dụng phổ biến nhất trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật. Theo đó, thoát vị đĩa đệm gồm ba loại là thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, chủ yếu gây chèn ép tủy sống, gây bệnh cảnh lâm sàng của chèn ép tủy; thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm, chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh, gây bệnh cảnh lâm sàng chèn ép rễ và tủy phối hợp và thoát vị lỗ ghép (thoát vị bên), chủ yếu chèn ép rễ thần kinh gây bệnh cảnh chèn ép rễ.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cũng được phân loại theo vị trí như thoát vị đĩa đệm ra sau, thoát vị đĩa đệm ra trước, thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống. Hầu hết các trường hợp có triệu chứng lâm sàng và chỉ định phẫu thuật đều thuộc nhóm thoát vị đĩa đệm ra sau.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi năm nay 57 tuổi, bị đau cứng cột sống, chụp MRI thấy thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng 3-4, chèn 5 mm. Thỉnh thoảng khi đứng hoặc làm nặng, tôi bị đau, đến nỗi không ngồi dậy được. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi phương pháp điều trị phù hợp.

Hoàng Nghĩa, 57 tuổi, Bắc Ninh

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bác,

Tình trạng của bác có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L3/L4, cột sống hẹp ống sống, việc điều trị sẽ kết hợp điều trị nội khoa, kết hợp đeo đai nẹp cột sống thắt lưng. Bác nên hạn chế bê vác nặng, tránh cúi người ra trước đột ngột, không làm các động tác xoắn vặn người, nên đeo đai nẹp cột sống thắt lưng, có thể đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội. Tốt nhất, bác nên đến gặp bác sĩ để tiến hành đánh giá, thăm khám chính xác tình trạng bệnh từ đó đưa ra tư vấn cụ thể cho bệnh nhân.

Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Em bị tai nạn vỡ thân đốt D12 nằm điều trị tại bệnh viện tám ngày không phẫu thuật vào tháng 11/2018, đến nay đã hơn 2 năm. Cho em hỏi em có thể làm nặng và chơi đá bóng được chưa? Xin cảm ơn bác sĩ.

Ngô Bảo Hiệp, 32 tuổi, Vạn Ninh, Khánh Hoà

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà


Chào bạn!

Gãy đốt sống thường xảy ra sau những chấn thương mạnh, nguy hiểm. Tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị phẫu thuật hay bảo tồn. Hơn hai năm thì đã đủ thời gian cho xương gãy hồi phục, để trả lời "bạn có thể làm nặng và chơi đá bóng được chưa?" bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa cột sống để được kiểm tra lại một cách đầy đủ và toàn diện. Nếu bác sĩ đánh giá tổn thương của bạn đã hồi phục hoàn toàn thì xin chúc mừng, bạn có thể sinh hoạt và chơi thể dục thể thao theo sở thích, nhưng lưu ý tập luyện và vui chơi phải đúng cách để giữ gìn sức khỏe, chúc bạn nhiều may mắn. Trân trọng!

Mỗi sáng thức dậy, tôi bị đau ngay vùng từ thắt lưng lên đến nửa lưng, chính xác là vị trí trên thắt lưng một gang tay, khi ấn vào các đốt sống thì thấy đau. Nếu dậy sớm hoặc nằm cuộn tròn như bào thai trước khi dậy thì có đỡ đau hơn. Xin bác sĩ tư vấn trường hợp của tôi. Chân thành ...

Thanh Pham, 40 tuổi, TP Thủ Đức

TTƯT.PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa

Chào bạn,

Đau cột sống thắt lưng do nhiều nguyên nhân như đau cột sống thắt lưng cấp, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, bệnh lý thứ phát, bệnh lý khớp viêm.... Trong trường hợp này, bạn nên đến khám tại khoa Cơ Xương Khớp để chúng tôi có thể thăm khám trực tiếp mhằm đưa ra chẩn đoán chính xác từ đó có phác đồ điều trị thích hợp cho bạn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi đi chụp MRI năm 2020 phát hiện có nang tarlov cột sống, ở gần thắt lưng, cộng với mất nước đĩa đệm. Từ đó tới giờ, tình trạng bệnh không được cải thiện mà vẫn rất đau. Xin nhờ bác sĩ tư vấn nên làm gì cho tình trạng này? Cảm ơn bác sĩ.

Lê Văn Ngân, 32 tuổi, Hồ Chí Minh

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Nang tarlov cột sống phần lớn thường không gây ra triệu chứng trừ khi kích thước nang quá to (gây ra các triệu chứng như đau, tê, thậm chí yếu liệt). Tình trạng thoái hóa mất nước đĩa đệm là biểu hiện của quá trình thoái hóa hệ cơ xương khớp nói chung, làm giảm tính đàn hồi và chịu lực của đĩa đệm, do đó, làm tăng áp lực lên cột sống và dẫn đến triệu chứng đau. Vì vậy, bạn các mang phim MRI đến bệnh viện để bác sĩ đọc phim, khám lâm sàng và tùy vào triệu chứng để xác định nguyên nhân từ đâu. Chúc bạn khỏe mạnh. Trân trọng!