Độc giả gửi câu hỏi tại đây.
Theo báo cáo của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) năm 2018, có hơn 100 tỷ gói mì được tiêu thụ toàn cầu; người Việt Nam dùng hơn 5 tỷ gói mỗi năm, xếp thứ 5 về lượng tiêu thụ, sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ. Mì ăn liền là thực phẩm nhanh gọn, tiện lợi, phù hợp với cuộc sống hiện đại, được nhiều người lựa chọn.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mì ăn liền có thành phần chính là bột lúa mì, được xếp vào nhóm cung cấp chất bột đường hay còn gọi là nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, phở, bún, bánh mì... Thành phần dinh dưỡng của mì được ghi rõ trên bao bì. Người dùng nên xem mức năng lượng để cân đối với các bữa ăn khác trong ngày. Ví dụ như gói mì ăn liền Hảo Hảo (75g) có 13g chất béo; 6,9g chất đạm; 51,4g cacbohydrate, cung cấp 350 kcal.
Phó giáo sư Bạch Mai khuyên nên sử dụng mì cùng với các thực phẩm giàu đạm (thịt bò, heo, gà...) và chất xơ (cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt...) để bữa ăn thêm phong phú hơn về dinh dưỡng. Bởi không có một loại thực phẩm nào có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Một số nhà sản xuất mì ăn liền hiện nay còn bổ sung chất đạm và chất xơ (trứng, tôm, rau củ...) hay các vi chất vào mì gói để tăng giá trị dinh dưỡng, kích thích vị giác, đáp ứng đa dạng khẩu vị.

Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai chia sẻ về cách sử dụng mì ăn liền phù hợp để có được bữa ăn dinh dưỡng.
Khi sử dụng mì ăn liền, một số người dùng lo lắng dầu chiên nhiều lần có thể gây ung thư, transfat (chất béo không tốt) làm tăng các bệnh tim mạch. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội, người dùng khi chọn mì cần xem xét hạn sử dụng; quy trình, công nghệ sản xuất; lịch sử, uy tín nhà sản xuất; thông tin công bố trên bao bì đáp ứng quy định của cơ quan chức năng. Các nhà sản xuất uy tín, sử dụng công nghệ hiện đại có thể chủ động khống chế sự hình thành các chất gây hại có thể phát sinh trong quy trình sản xuất để đảm bảo an toàn.
Cụ thể, dầu chiên sử dụng dầu thực vật (dầu cọ) được sản xuất bằng công nghệ ép lạnh. Trong quá trình chiên, dầu được bổ sung liên tục, duy trì nhiệt độ ổn định. Chất lượng dầu chiên được kiểm soát bằng chỉ số Axit value (AV) mức ≤2 mg KOH/gram dầu.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh giúp độc giả hiểu hơn về quy trình sản xuất mì ăn liền và khả năng phát sinh các chất gây hại cho sức khỏe.
Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam chia sẻ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ - FDA quy định nếu sản phẩm có chứa thấp hơn 0,5g transfat khẩu phần thì được xem là không chứa transfat và được phép công bố "0 gram transfat" trên bao bì. Hiện Việt Nam vẫn chưa có quy định về công bố hàm lượng transfat, tuy nhiên một số nhà sản xuất mì ăn liền đã tìm cách kiểm soát và hạn chế phát sinh chất béo chuyển hóa trong thực phẩm, tiến đến "0 gram transfat". Ví dụ như sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam có hàm lượng transfat từ 0,01 đến 0,04 gram mỗi khẩu phần, thấp hơn so với tiêu chuẩn "0 gram transfat" của FDA.
"Nếu nhà sản xuất ứng dụng thành tựu khoa học hiện đại, tự động hóa quy trình, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và quốc tế thì các sản phẩm mì ăn liền được sản xuất ra sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn, người tiêu dùng hoàn toàn có thể an tâm sử dụng", ông Kajiwara Junichi nhận định.

Ông Kajiwara Junichi sẽ giải đáp những thắc mắc của người dùng về tính an toàn của mì ăn liền.
Ông Kajiwara Junichi chia sẻ thêm, trong hơn 26 năm từ khi có mặt tại Việt Nam, đơn vị luôn hướng đến việc sản xuất thực phẩm ăn liền an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng mà thể chất của nhiều người Việt Nam còn thiếu, Acecook còn nghiên cứu và đưa các các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như mì thảo dược Samưrai.
Những thắc mắc liên quan đến tính dinh dưỡng, an toàn của mì ăn liền, tiêu chí lựa chọn sản phẩm mì ăn liền an toàn... sẽ được Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, ông Tổng giám đốc Kajiwara Junichi giải đáp cụ thể trong buổi tư vấn trực tuyến vào lúc 14h ngày 8/10 trên VnExpress.
Với 35 năm kinh nghiệm làm việc tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia (1982 - 2017), Phó giáo sư Lê Bạch Mai có hơn 60 công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, đóng góp giá trị cho ngành dinh dưỡng Việt Nam.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, có gần 50 năm giảng dạy về công nghệ sinh học và thực phẩm. Ông có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ông Kajiwara Junichi hiện giữ chức Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam - một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Ông là một trong những người nhận trách nhiệm xây dựng dự án đầu tư sang Việt Nam từ năm 1993. Acecook Việt Nam từ năm 1993 đến nay trải qua nhiều bước ngoặt và có những đổi mới, cải tiến trang thiết bị, phát triển nhiều sản phẩm mì ăn liền và cả những sản phẩm có nguồn gốc từ gạo như phở, bún, hủ tiếu ăn liền... không chỉ bán tại thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Độc giả gửi câu hỏi tại đây.
Kim Uyên