VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 20/9/2024

Bé trai nhà em 35 tháng thường xuyên bị nhiệt miệng, hầu như tháng nào cũng bị, bé không có biểu hiện sốt gì hết, nguyên nhân là do bé thiếu Vitamin phải không ạ? nếu như vậy bé thiếu Vitamin gì và bổ sung như thế nào thì tốt ạ?

Trần Thu Hằng, 27 tuổi, Nam Định

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Xin chào bạn,
Em bé nhà bạn 35 tháng, thường xuyên bị nhiệt miệng, gần như tháng nào cũng bị nhiệt miệng và không có sốt. Nếu em bé bị nhiệt miệng và có sốt thì nó thì sẽ có nguyên nhân của nhóm có sốt. Tuy nhiên, bé nhà bạn không có biểu hiện sốt nên bây giờ chúng ta chỉ làm rõ việc em bé hay bị nhiệt và không có sốt. Bé không sốt nhưng nếu có triệu chứng sau mẹ vẫn cần cho bé đi khám:
- Vết loét nằm trong phần niêm mạc miệng và lan ra phần môi.
- Những vết loét dù đã dùng thuốc giảm đau thông thường nhưng không có hiệu quả.
- Bé không thấy đỡ đau hoặc bé bỏ ăn uống.
- Những vết loét lan rộng hoặc những vết loét đã hết rồi nhưng lại mọc thêm vết loét mới.
- Những vết loét mà sau 3 tuần mà không tự liền được, không khỏi hết và vẫn ở trong niêm mạc miệng.

Trường hợp không có các dấu hiệu trên thì mẹ cần phải để ý những hoàn cảnh thuận lợi khởi phát cho việc em bé bị vết loét miệng. Ví dụ như em bé bị nhạy cảm với đồ ăn, những đồ ăn mang tính axit như dâu tây, dứa có thể làm cho bé bị loét miệng. Hoặc bé dùng kem đánh răng, nước súc miệng có tính sát khuẩn cao có thể làm tổn thương niêm mạc miệng của bé. Ngoài ra, bé cũng có thể bị chấn thương nhỏ khi chơi thể thao, bé vô tình ngã và vô tình cắn phải niêm mạc miệng cũng sẽ gây tổn thương. Mẹ cố gắng tránh những nguyên nhân đó có thể gây nhiệt miệng cho bé.

Với câu hỏi: có phải do trẻ thiếu vitamin không thì câu trả lời là có. Khi trẻ thiếu vitamin nhóm B có thể khiến trẻ bị nhiệt miệng, đặc biệt là thiếu vitamin B3, B6, B9, B12 và kẽm, sắt... có thể làm cho em bé bị nhiệt miệng. Mẹ có thể bổ sung theo nhu cầu hàng ngày của trẻ là được.

ID CLIP 87704_BS Phan Thị Thu Minh
 
 

Con em 10 tuổi mà bị tiểu dầm, đêm nào cũng đi. Cháu bị từ bé tới giờ, gia đình em rất lo lắng, căng thẳng vì tình trạng của cháu. Mẹ em có nói hồi nhỏ em cũng bị như bé bây giờ nhưng 6 tuổi là hết rồi. Em đã cho bé đi khám thì kết quả siêu âm thận không có ...

Hòa Nguyễn, 36 tuổi, Ninh Bình

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn, con bạn đến nay được 10 tuổi và bị tiểu dầm. Khi bé bị tiểu dầm như vậy thì đây là tình trạng không bình thường bởi thường các bé bị tiểu dầm sinh lý là trước 5 tuổi. Vậy tại sao con bạn bị tiểu dầm? Đại đa số các bé bị tiểu dầm tiên phát, tức là từ bé tới giờ, các cháu đều bị tiểu dầm và đêm nào cũng bị ướt. Mẹ bé cũng bị tiểu dầm tới năm 6 tuổi mới khỏi thì con bạn cũng có khả năng tiểu dầm tiên phát.

Vậy, tiểu dầm tiên phát là gì? Thứ nhất là trong não của mình có tiết ra một chất hormone (ADH) sẽ có tác dụng xuống đến thận và làm cho thận tái hấp thu nước ở trong ống thận và cuối cùng chỉ có rất ít nước tiểu đi ra ngoài. Người bình thường trên 5 tuổi đã bắt đầu tiết ra các chất rất đầy đủ ADH và ban đêm tiết nhiều hơn so với ban ngày. Cho nên ban đêm khi bé ngủ thì các chất ADH tiết ra rất nhiều và nó tái hấp thu toàn bộ nước lại, do đó 8 tiếng ban đêm nó chỉ tương đương 3-4 tiếng ban ngày. Chính vì vậy mà lượng nước thải ra rất ít và đến tận sáng hôm sau mình mới đi tiểu ra ngoài.

Với trường hợp của con bạn, ban đêm bị thiếu hormone ADH cho nên thận không làm việc được hết năng suất của nó vào ban đêm. Chính vì thế mà nước được thải ra khá là nhiều và khi nước thải ra nhiều như vậy thì bé có rất nhiều nước đi xuống bàng quang. Khi nước đầy ở bàng quang thì thông tin tín hiệu sẽ truyền qua tủy sống, nên tới não và đánh thức bé để bé đi tiểu bình thường trong lúc mình tỉnh. Tuy nhiên, có thể trong trường hợp ban đêm, não bộ kém hoạt động hơn do ngủ say vì thế không nhận được tín hiệu, khiến bé không tỉnh dậy được để đi tiểu.

Vấn đề đặt ra là khi bé đi tiểu như vậy và đêm nào cũng ướt thì sẽ làm cho gia đình rất khó chịu. Về cách điều trị, bạn đã cho con đi siêu âm để loại trừ các bệnh thận rồi. Và theo bạn mô tả thì bé chỉ thường xuyên tiểu nhiều vào đêm nhiều vậy là thuộc dòng tiên phát nhiều hơn và mẹ cũng có gen như vậy.

Trong trường hợp như thế, bạn sẽ có 2 cách điều trị:
Thứ nhất là điều trị bằng đồng hồ báo thức trước. Nguyên lý hoạt động như sau: Trên đồng hồ báo thức nó điểm nóng và nhạy cảm, bạn đưa vào trong quần của bé và khi 1-2 giọt nước chảy ra thì điểm cảm nhận sẽ báo lên đồng hồ báo thức, làm cho mọi người tỉnh giấc, bé cũng tỉnh giấc để đi vệ sinh kịp. Đôi khi bố mẹ tỉnh dậy trước thì phải gọi con tỉnh như ban ngày bình thường để đi toilet và đi tiểu. Lưu ý, không để bé ngái ngủ khi đi vệ sinh, vì như vậy sẽ không tạo được phản xạ là một giọt nước ra quần cái là bé tỉnh như sáo dậy và bé đi vệ sinh luôn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam có khí hậu nóng nên đôi khi nước tiết ra tạo nên tiếng kêu giả, cho nên nếu cẩn thận thì bạn lấy một miếng gạc mỏng lót bên trên để nước hơi ẩm thấm ra sẽ không dính vào điểm tiếp nhận đó. Và khi nước tiểu thực sự ra sẽ tạo thành một giọt đầy, nó sẽ ngấm qua miếng gạc và thấm vào điểm điểm tiếp nhận, đồng hồ sẽ báo lên. Thông thường, sau khoảng 3 tháng dùng đồng hồ báo thức thì sẽ tạo được phản xạ cho con. Lúc đó bé có thể buồn tiểu sẽ dậy đi tiểu và vào ngủ tiếp thì mình sẽ đỡ căng thẳng hơn.

Nếu đồng hồ báo thức không có tác dụng và vẫn không tạo được phản xạ Pavlov thì có thể sử dụng hormone thay thế. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa bé đến gặp các chuyên gia, chúng tôi sẽ kiểm tra tình trạng của bé và bạn cần làm nhật ký tiểu dầm nữa. Qua đó, chúng tôi mới ước lượng bé thiếu khoảng bao nhiêu hormone để chỉ định cho bé. Và điều trị hormone thì bạn cần đến khám và chúng tôi sẽ chẩn đoán và điều trị.

ID CLIP 87690_PGS Nguyễn Thị Quỳnh Hương
 
 

Xin chào bác sĩ, bé nhà con được 20 tháng nhưng đêm bé ngủ vẫn không ngon và ngày thì rất hay chảy dãi và chảy nhiều . Mọi nhận thức của bé vẫn tốt, bé có cần phải đi khám hay bổ sung gì không ạ? Con cảm ơn bác sĩ.

Oanh Tổng, 30 tuổi, Quảng Ninh

BSNT Dương Thùy Nga

Xin chào bạn, bé nhà bạn đã được 20 tháng và có hiện tượng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, chảy dãi. Hiện tại thì tôi cũng chưa nắm được thông tin là bé đã có tình trạng thế này lâu chưa? Vì trường hợp bé mới có tình trạng này hay hiện tượng kéo dài thì sẽ dẫn tới nhiều tình huống xử lý khác nhau.

Nếu trong trường hợp hiện tượng mới chỉ xảy ra vài ngày thì bạn có thể kiểm tra là có phải bé đang mọc răng hay không. Vì nhiều em bé ở giai đoạn này có thể mọc răng hàm hoặc các răng khác, khiến tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn và gây ra tình trạng rớt dãi. Vì thế mà ban đêm em bé khó chịu, quấy khóc. Trong trường hợp này bạn có thể tự theo dõi bé tại nhà.

Nếu hiện tượng này kéo dài, em bé thường xuyên chảy dãi, khó ngủ, ảnh hưởng tới sinh hoạt hoặc ăn uống khiến bé chậm tăng cân thì bạn nên đưa em bé đi khám để có thể loại trừ một số bệnh lý khác.

ID CLIP 87686_BS Dương Thuỳ Nga
 
 

Chào bác sĩ, bé nhà em 25 tháng nặng 12kg, khoảng 1 tháng nay bé bị táo bón, 3 ngày - 4 ngày mới đi tiêu một lần, đỉnh điểm hôm nay đi phân rỉ máu và khóc nhiều. Bé ăn rau, củ tốt ạ, uống khoảng 400ml/ ngày. Ăn Trái cây và mỗi ngày 1 hũ sữa chua. Tối bé bú thêm 150ml ...

Phùng Thị Tuyết Nhung, 26 tuổi, Hòa Bình

BSNT Dương Thùy Nga

Xin chào bạn, với những thông tin bạn cung cấp, tôi cho rằng khả năng đúng là em bé nhà bạn bị táo bón. Bé 3-4 ngày mới đi tiêu một lần, phân cứng và có hậu quả của táo bón là bé đi ngoài ra máu, khả năng là bé bị rách niêm mạc hậu môn.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ: nguyên nhân sinh lý (sinh hoạt, vận động) hay nguyên nhân bệnh lý. Thông thường ở độ tuổi này, nếu bé mới xuất hiện tình trạng táo bón thì có thể là tình trạng cấp tính. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết thông tin về tình trạng gần đây của bé có sốt không, có dùng thuốc gì hay không vì một số loại thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng táo bón.

Bạn cũng có nói là em bé ăn nhiều, ăn đủ rau củ quả, nhưng em bé uống nước không? Bởi giai đoạn này ngoài nhu cầu dùng sữa là 500ml thì em bé cũng cần được bổ sung thêm nước lọc.

Lượng chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với việc tiêu hóa ở trẻ. Có nhiều bậc phụ huynh cũng ép nước cho con nhưng không ăn chất xơ đủ thì đó cũng là nguyên nhân khiến con bị táo bón. Ngoài ra, thói quen để hình thành cho con đi vệ sinh như thế nào, em bé đã được tập ngồi bô để đi ngoài khi em bé có nhu cầu hay em bé vẫn nhịn.

Mặt khác, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày mình cũng có thể tăng cường vận động, xoa bóp, xoa bụng, massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột và cũng nên cho bé vận động, sinh hoạt, thể dục thể thao nhẹ nhàng.

Nếu như bé nhà mình có hiện tượng này kéo dài khoảng 2-3 tuần và đặc biệt nếu bé bị đi ngoài ra máu kéo dài thì tôi khuyên bạn nên cho bé đi khám bởi vì mình có thể loại trừ những nguyên nhân về mặt bệnh lý chứ không hoàn toàn về nguyên nhân cơ năng.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

ID CLIP 87688_BS Dương Thuỳ Nga
 
 

Thưa bác sĩ, làm thế nào để phân biệt cháu bị cảm lạnh do thời tiết hay là mắc các bệnh về đường hô hấp để chữa trị kịp thời ạ? Cháu thấy 2 bệnh này biểu hiện khá giống nhau.

Ngọc Anh, 32 tuổi, Hà Nội

BSNT Dương Thùy Nga

Xin chào bạn Ngọc Anh, bạn có hỏi vấn đề là băn khoăn của rất nhiều các ông bố bà mẹ. Đó là phân biệt giữa cảm lạnh và viêm đường hô hấp. Cảm lạnh về bản chất là bệnh lý gây tổn thương lên đường hô hấp và do virus gây nên. Và có rất nhiều loại virus khác nhau có thể gây hiện tượng cảm lạnh như Rhinovirus, adenovirus. Thông thường các ông bố bà mẹ nghĩ rằng cảm lạnh cũng rất nhẹ nhàng, con có thể hắt hơi, sổ mũi nhẹ, sốt nhẹ, đau họng và thường là tự hồi phục.

Trong khi đó, viêm đường hô hấp trên thì có nguyên nhân rất là đa dạng, có thể căn nguyên là vi khuẩn, virus. Bệnh viêm đường hô hấp không không chỉ đơn thuần do virus cúm gây ra mà có thể do những loại vi khuẩn như viêm phế cầu, tụ cầu, Hib và biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng. Có những cháu biểu hiện rất nhẹ nhàng như viêm mũi, hắt hơi sổ mũi... nhưng có những bạn nặng bị khò khè, ho đờm có thể bị viêm phế quản, viêm phổi.

Do vậy, nếu chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng và với kinh nghiệm của các bậc phụ huynh thì việc phân biệt 2 bệnh lý này chỉ là một phần thôi. Quan trọng là bạn phải theo dõi con mình để xem bé nhà mình có những dấu hiệu gì đáng ngại, cần có sự tư vấn của y tế hay không. Ví dụ như bé có bị sốt cao, sốt kéo dài, sốt cao liên tục, ho... có ảnh hưởng tới việc ăn uống của bé, bé khò khè, nôn trớ, không ăn ngủ được... hay bé khó thở, li bì... thì những trường hợp như vậy cần phải đưa bé đi khám. Đặc biệt là những bé nhỏ, có thể chỉ 1 tháng tuổi, nhưng nếu đã sốt trên 38 độ thì cho dù bạn nghĩ là cảm lạnh hay viêm đường hô hấp thì bạn cũng bắt buộc phải đưa bé đi khám. Vì để điều trị tốt nhất cho bé thì rất cần sự tư vấn của cơ sở y tế.

ID CLIP 87696_BS Dương Thuỳ Nga
 
 

Con em 2 tuổi, thường xuyên bị táo bón. Em đã làm nhiều biện pháp như cho ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập đi ngoài vào một giờ nhất định, cho ăn sữa chua để dễ tiêu hóa mà bé vẫn bị táo bón. Mong bác tư vấn giùm em với ạ.

Minh Hương, 33 tuổi, Lạng Sơn

BSNT Dương Thùy Nga

500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám. \nBởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.\n\bID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga"}">Chào Minh Hương, chắc chắn là mẹ đang rất rối bời bởi con mình bị bệnh táo bón. Và như chúng ta đã biết thì khi bé bị táo bón kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ. Bé có thể thấy đau, quấy khóc, ăn uống khó và sợ đi ngoài.
Với em bé nhà mình bị táo bón kéo dài, nhưng tôi không rõ bé đã bị bao lâu. Nếu bé bị hàng tháng thì việc tư vấn và điều trị cũng sẽ khác với bé chỉ bị táo bón 1 - 2 tuần.

500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám. \nBởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.\n\bID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga"}">Ngoài ra, bạn cũng kể về chế độ ăn của trẻ, tuy nhiên bạn chưa nói rõ cụ thể: 1 ngày con ăn được bao nhiêu sữa, uống được bao nhiêu nước và rau củ quả trái cây của con có đảm bảo được lượng chất xơ không hay là bé đang bổ sung các thực phẩm chức năng có chứa chất xơ.

500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám. \nBởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.\n\bID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga"}">Ngoài ra thì bé vận động, sinh hoạt như thế nào? Bạn đã dùng những biện pháp nào để hỗ trợ sinh hoạt cho bé chưa và việc bé đã có thể tập đi vệ sinh hàng ngày thì mình đang thực hiện như thế nào? Nếu như bạn đang làm những việc trên rất là tốt, ví dụ như uống đủ nước: trên 300ml nước, sữa > 500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám.

500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám. \nBởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.\n\bID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga"}">Bởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.

ID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga
 
 

Chào bác sĩ, vì dịch nên cháu cũng đã lỡ vài mũi tiêm cho bé, vì trung tâm tiêm chủng khá đông nên cháu ngại đưa bé đi lắm ạ. Khoảng 1 tuần nay, bé nhà cháu bị sốt cao, tầm 38 độ, bé đi phân lỏng, đau bụng nhiều, khi ăn thường bị nôn, lúc lau người cho bé, cháu thấy gáy bé ...

Vi Minh Hiền, 30 tuổi, Hà Nội

BSNT Dương Thùy Nga

Chào bạn Hiền, vì mẹ cũng chưa chia sẻ tuổi của bé nên với những biểu hiện như sốt, đi ngoài, tiêu chảy, quấy khóc và mẹ sờ thấy gáy cứng thì đó có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh, ví dụ như bệnh lý tiêu hóa chẳng hạn. Với biểu hiện gáy cứng thì cần phải có nhân viên y tế khám mới có thể biết chính xác là thực sự bé có bị gáy cứng hay không. Nếu bé thực sự có gáy cứng thì đó cũng là một trong những biểu hiện của viêm não Nhật Bản.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể chỉ dựa vào hiện tượng gáy cứng để kết luận bệnh viêm não. Chúng tôi thường thăm khám, chẩn đoán viêm não qua những biểu hiện khác như bé có thóp phồng, mắt nhìn của bé không linh hoạt, bé li bì, nôn, quấy khóc. Nếu bé bị sốt kéo dài và có những biểu hiện đáng ngại như vậy, mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất. Bởi nếu không may bé bị viêm não thì việc điều trị càng sớm sẽ càng tốt là điều vô cùng quan trọng.

Vấn đề thứ hai của bạn là băn khoăn về tiêm chủng, tuy là mùa dịch nhưng các mẹ cố gắng cho con đi tiêm chủng đúng lịch. Chúng ta có thể đặt hẹn với các trung tâm tiêm chủng và không nên để lỡ mũi tiêm của con. Đặc biệt là mùa hè là mùa có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản, nếu chúng ta tiêm chủng cho con thì sẽ đỡ lo lắng hơn rất nhiều. Do đó, các mẹ hết sức lưu ý về việc tiêm chủng cho bé.

ID CLIP 87702_BS Dương Thuỳ Nga
 
 

Cháu ngoại tôi 2 tuổi bị viêm đường ruột, vậy nguyên nhân là gì và cách điều trị thế nào ạ? Trước đây 6 -15 tháng cháu tôi phải điều trị kháng sinh trị bệnh viêm tai giữa, có phải dùng nhiều kháng sinh nên cháu tôi bị viêm đường ruột không? Cảm ơn bác sĩ, mong bác sĩ tư vấn.

Ngọc Tú, 50 tuổi, Hà Nam

BSNT Dương Thùy Nga

Xin chào bà ngoại,
Như vậy bà đang có 2 mối quan tâm, thứ nhất là nguyên nhân gây viêm đường ruột của cháu và vấn đề này rất là khó chẩn đoán chính xác. Bởi chúng tôi không được thăm khám cho cháu nên không nắm được chính xác các biểu hiện lâm sàng của cháu như thế nào và bé tình trạng thế nào mà bị chẩn đoán viêm đường ruột.

Thông thường viêm ruột là do virus hoặc vi khuẩn, virus rất hay gặp như là Rotavirus và nhóm vi khuẩn như E. Coli và Shigella. Còn căn nguyên của vấn đề này chủ yếu là do vệ sinh, các em nhỏ hay tò mò, tay chân không được sạch sẽ và cho vào miệng khiến cho các vi khuẩn theo đó vào đường ruột. Nếu như em bé nhà mình từ lúc 6 - 15 tháng có dùng kháng sinh để điều trị viêm tai giữa và bây giờ có lo sợ việc dùng kháng sinh gây ảnh hưởng tới bây giờ. Vấn đề này cũng tùy vào việc bé dùng kháng sinh trong thời gian bao nhiêu lâu. Đối với bé dùng kháng sinh kéo dài có thể ảnh hưởng tới loạn khuẩn chí đường ruột.

Nhưng thông thường khi chúng ta đã kết thúc quá trình điều trị đó và em bé đã ổn thì ít có khả năng ảnh hưởng của kháng sinh kéo dài tới tận bây giờ. Tất nhiên việc dùng kháng sinh kéo dài có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Nhưng nếu dùng từ trước tới tận bây giờ thì khả năng đó cũng rất là ít. Trường hợp bé điều trị nhiều không khỏi bà có thể thông qua chương trình “Phòng khám online 1:1” của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các bác sĩ tư vấn thêm hoặc đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám.

ID CLIP 87710_BS Dương Thuỳ Nga
 
 

Chào các bác sĩ, con em hơn 1 tuổi, nặng gần 10kg. Con em hiện đang bị sốt, và ho nhiều. Em đã cháu cho uống thuốc hạ sốt (4h/lần) và siro ho nhưng mà không thấy đỡ. Không biết có cách nào trị khỏi ho và sốt không? Con em có bị bệnh gì không hả bác sĩ? Vì giờ đưa bé tới ...

Oanh Nguyễn, 25 tuổi, Quảng Ninh

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn!
Bé nhà bạn 1 tuổi nặng 10kg, các chỉ số phát triển của bé khá tốt. Hiện tại đang trong mùa hè, trẻ nhỏ rất dễ gặp tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp và bé nhà bạn đã có biểu hiện sốt, ho thì nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc các loại vi sinh vật khác.

Nếu bạn chưa đưa bé đi khám được, bạn cần theo dõi sát sao trẻ tại nhà. Nếu trẻ sốt cao thì phải hạ nhiệt cho bé, khi trẻ bị ho nhiều có thể sử dụng các loại thuốc ho an toàn hoặc tự chế biến tại nhà như quất hấp mật ong, lá húng chanh hấp đường phèn. Kết hợp vệ sinh mũi miệng cho bé bằng nước muối sinh lý (3 lần/ngày), nếu trẻ có nhiều nước mũi thì có thể hút nước mũi cho trẻ. Khi uống nước, nên cho bé uống nước từng ngụm nhỏ để tránh làm khô miệng và đồng thời giúp làm sạch miệng cho bé.

Nên duy trì việc tắm cho bé để vừa giúp hạ nhiệt cho bé khi bé bị sốt cao, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm các vi sinh vật bám ở tay chân, da của em bé. Nếu bé ho tăng lên, có dấu hiệu thở nhanh thì phải đưa bé đến viện khám vì có thể đó là dấu hiệu của viêm phổi.

ID CLIP 87692_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Em sinh mổ bé trai 2.8kg. Hiện nay bé 11 tháng, nặng khoảng 10kg. Bé từng bị viêm phổi hồi 3 tháng tuổi, sau đó bé lại được chẩn đoán là hen phế quản nên bác sĩ có chỉ định xịt dự phòng Flixotide 2 lần/ngày-mỗi lần 2 nhát và uống Singulair mỗi tối. Em muốn hỏi bác sĩ là thuốc xịt như vậy ...

Trần Ngọc Cầm, 32 tuổi, Ninh Bình

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn! Bé nhà bạn sinh mổ 2.8kg hiện bé đã 11 tháng nặng 10kg, như vậy bé có chỉ số phát triển khá tốt. Theo như phần câu hỏi, bé đã có 2 lần bị bệnh đường hô hấp, lần 1 chẩn đoán viêm phổi, lần 2 chẩn đoán hen phế quản.

Tôi không rõ chẩn đoán này là do bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ đa khoa chẩn đoán,nhưng bác sĩ đã cho bé dự phòng 2 loại thuốc: Flixotide 2 lần/ngày và uống Singulair mỗi tối. Theo chuyên môn của tôi, đây là trường hợp hen phế quản ở thể nặng. Tôi cần thêm thông tin là bạn cho bé dùng thời gian bao lâu để có thể đánh giá chính xác tình trạng của bé.

Vì theo kinh nghiệm cho bé dùng thuốc, bác sĩ phải hẹn đến khám lại hàng tháng để đánh giá 2 vấn đề: hiệu quả của việc dùng thuốc và đánh giá tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên đưa bé tới khám để có thể đánh giá được hiệu quả của thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc và có thể đều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

Về mặt chuyên môn, Singulair là thuốc rất an toàn, dễ dùng, có hiệu quả khá cao với trường hợp hen ở trẻ nhỏ, trẻ có cơ địa dị ứng vẫn có thể dùng được, vì thuốc này ghi nhận tác dụng phụ rất ít. Tuy nhiên Flixotide là một loại thuốc có thành phần Corticoid theo dạng xịt. Thuốc này có hiệu quả rất cao với trường hợp hen thể nặng nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ.

Tác dụng phụ đầu tiên là nếu sau khi xịt xong, không uống nước sau đó có sẽ gây ra tình trạng nấm miệng. Tác dụng phụ nặng đó là gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như loãng xương hoặc một số tác dụng phụ có tính chất trầm trọng khác cũng được ghi nhận khi dùng liều kéo dài. Trường hợp của con bạn chưa rõ đã cho trẻ dùng thuốc bao lâu để đưa ra cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc.

Bạn nên cho bé đi kiểm tra lại để xem thuốc có tác dụng hay không và điều chỉnh phác đồ dự phòng cho bé. Đồng thời bác sĩ cũng đánh giá tác dụng phụ cho bé khi sử dụng 2 loại thuốc trên hay kiểm tra biến chứng có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.

ID CLIP 87694_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Kính chào bác sĩ! Con trai em được 9 tháng bé ngủ hay ngáy, thỉnh thoảng cũng nghe khò khè, bé đổ mồ hôi đầu rất nhiều, bé không sốt không ho bé chơi bình thường, như vậy tình trạng của bé là sao? Kính mong bác sĩ tư vấn giúp em, cám ơn bác sĩ nhiều.

Phạm Tú, 35 tuổi, Quảng Ninh

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Em bé 9 tháng ngủ ngáy, kèm theo đổ mồ hôi đêm nhiều nhưng vẫn ăn ngủ bình thường thường do những nguyên nhân sau:
Viêm nhiễm nhẹ trên đường hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm VA hoặc bệnh lý khác như còi xương (ăn kém hơn bình thường, ngủ ra mồ hôi). Trong đó VA là tổ chức hạnh nhân nằm ở phía sau thành hốc mũi, nên khi VA bị viêm, gây sưng sẽ chèn ép đường thở làm em bé khó ngủ hơn, ngủ ngáy. Khi tắc nghẽn đường thở lớn có thể gây ra hiện tượng khò khè.

Ngoài ra em bé có thể bị viêm mũi vì mũi của em bé có lỗ mũi nhỏ, niêm mạc mỏng, nhiều mạch máu nên khi bị viêm có thể đọng lại các chất xuất tiết gây ngạt mũi, khó thở, khó ngủ và có thể gây ra ngủ ngáy

Còn một nguyên nhân nữa về về tư thế nằm cũng có thể gây ra cho bé hiện tượng ngủ ngáy. Ví dụ như bé ngủ nằm ngửa cổ hoặc gập cổ quá mức cũng làm cho đường thở của bé bị gập lại làm hẹp đường thở, gây ngủ ngáy.

Do đó, tôi khuyên bạn trước khi cho bé ngủ nên làm vệ sinh mũi giúp thông thoáng đường thở và cho bé nằm ngủ tư thế thoải mái nhất như nằm nghiêng, kê gối dưới vai để đường thở được thông suốt.

Ngoài ra, nếu bé có những dấu hiệu bé như: ngủ không ngon giấc nếu kèm thêm rụng tóc sau gáy, ăn uống kém hơn bình thường, đổ mồ hôi trong khi ngủ thì đó có thể là dấu hiệu còi xương. Bạn cần lưu ý, nếu hiện tượng ngủ ngáy tăng lên, nặng nề hơn, đờm dãi nhiều, ảnh hưởng giấc ngủ của bé thì cần được thăm khám và điều chỉnh kịp thời.

ID CLIP 87700_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Bé nhà cháu 2 tuổi. Hôm qua cháu thay tã cho bé thấy có vệt màu hồng nhạt trên tã, không giống máu. Sáng nay cháu cũng thấy tã bé có màu hồng giống hôm qua, bác tư vấn giúp cháu với ạ? Có phải bé bị làm sau rồi không ạ, bé nhà cháu là bé gái ạ?

Nguyễn Ngọc Hà, 31 tuổi, Nam Định

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn, Với một đứa trẻ 2 tuổi mà thấy trên tã xuất hiện những màu sắc bất thường như vậy thì chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân. Tôi chưa thấy bạn nói tới vị trí của màu sắc. Ở trên da của bé cũng có thể xuất hiện nhọt và mụn nhọt khi vỡ ra cũng có thể gây chảy máu và lưu lại ở trên tã những màu hồng.

Thứ hai là đường tiêu hóa của bé nếu như có kèm phân thì đó là hiện tượng đại tiện ra máu. Còn nếu đây là vị trí vùng nước tiểu có màu hồng thì phải xác định xem vùng màu hồng này có phải do bé tiểu ra máu hay không hay do bé uống hoặc ăn những thực phẩm có màu sắc đậm và có thể sẽ đào thải qua nước tiểu.

Trường hợp này vì chưa xác định được rõ màu từ đâu ra và do nguyên nhân gì? Theo quan điểm của tôi bạn nên theo dõi nếu còn xuất hiện thì nên đưa con đến khám để xác định xem căn nguyên của màu đỏ này là gì?

ID CLIP 87703_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Bé nhà em 5 tuổi, thường xuyên nằm điều hòa, bé dạo này sụt sịt, chảy nước mũi nhiều, thi thoảng húng hắng ho, có sốt cao nhưng tầm 1 tiếng sau người lại bình thường. Nhưng vẫn chảy mũi liên tục, không biết vì lý do gì, bình thường em hay cho bé đi hút dịch mũi nhưng giờ dịch nên không đi ...

Thảo Phương, 29 tuổi, Hải Phòng

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn Thảo Phương, con nhà bạn 5 tuổi mà bị chảy nước mũi, sốt vậy là bé đang có biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp. Căn nguyên của nó rất đa dạng, thông thường ở mùa này hay gặp nhất là do virus, có nhiều virus gây ra viêm đường hô hấp như virus hợp bào hô hấp, rhino virus, virus cúm và một số virus khác nữa.

Bên cạnh virus thì còn có các căn nguyên do vi khuẩn. Vi khuẩn thường hay gặp nhất là phế cầu, Hib và một số căn nguyên khác như tụ cầu, viêm cầu,... Như vậy, trường hợp này nếu như bé chỉ sốt nhẹ và sốt ngắn thì chúng ta vẫn có thể để bé ở nhà được vì những biểu hiện như vậy có thể là do viêm mũi và viêm họng thông thường. Nếu như em bé sốt ở 38.5 trở lên bạn cho bé dùng thuốc hạ sốt và phù hợp với cân nặng của bé. Cứ 4 đến 6 tiếng sau nếu bé sốt lại thì bạn lại có thể nhắc lại 1 liều thuốc hạ sốt nữa.

Tiếp đó bạn nên vệ sinh mũi, miệng và súc miệng bằng nước muối để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng ở đường mũi họng. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát dấu hiệu để có thể đưa bé đi khám nếu như có dấu hiệu nặng. Đặc biệt là khi bé thở nhanh hoặc bé có khó thở hơn so với bình thường.

Với bé 5 tuổi thì dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ ít hơn nhưng nếu sốt cao hoặc có những dấu hiệu nặng thì cũng có thể là viêm phổi. Do đó, trong trường hợp em bé có những dấu hiệu nặng như sốt cao khó hạ, khó thở tăng lên hoặc có dấu hiệu khò khè nhiều, ăn uống khó khăn hơn thì bạn nên đưa bé tới khám bệnh. Dù đang dịch nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua những bệnh lý có xu hướng nặng như viêm phổi ở những bé lớn.

Ở độ tuổi của bé nhà bạn chúng tôi không khuyến khích việc hút mũi cho bé. Bạn có thể tự rửa mũi cho cháu ở nhà, và bé có thể xì được mũi rồi. Chúng ta có thể bơm, rửa bằng nước muối sinh lý thông thường.

ID CLIP 87705_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Con em 5 tuổi, cháu thường xuyên bị mũi xanh. Em cho cháu đi khám bác sĩ nhận định cháu bị viêm mũi dị ứng, có cho dùng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc cháu hết mùi mà dừng thuốc lại có mũi ạ. Em rửa mũi cho cháu hàng ngày để hạn chế nghẹt mũi và tắc mũi cho cháu. Bác sĩ cho ...

Ngọc Hoa, 27 tuổi, Tuyên Quang

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn, trường hợp bé nhà bạn 5 tuổi, được chẩn đoán là viêm mũi dị ứng. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em. Viêm mũi dị ứng là hiện tượng viêm do cơ chế dị ứng và niêm mạc mũi thường xuyên có những biểu hiện: tăng tiết dịch mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Viêm mũi đơn thuần thì nước mũi chảy ra màu trong nhưng trường hợp con của bạn nước mũi màu xanh, có thể là bị nhiễm trùng do các vi khuẩn trong mũi phát triển gây nên. Trong trường hợp này, bạn rửa mũi thường xuyên cho con rất là đúng. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng.

Để điều trị bệnh lý này, bên cạnh phương pháp thông thường như rửa mũi bé cần phải được kiểm tra, đánh giá xem viêm mũi dị ứng ở mức độ nào. Nếu viêm mũi dị ứng nặng đòi hỏi điều trị bằng thuốc còn đối với trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ đường mũi họng cho bé. Bạn chỉ nên rửa mũi cho con khi bé xuất hiện nhiều chất dịch mũi còn khi bé đã đỡ dịch mũi thì chúng ta có thể dừng rửa mũi.

Đối với trường hợp nước mũi của bé có màu xanh mà khi rửa trong trở lại thì không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Nhưng nếu hiện tượng nước mũi xanh, mặc dù rửa nước mũi vẫn còn màu xanh liên tục thì như vậy là các chất xuất tiết này được đọng sâu thì không còn đơn thuần là viêm mũi dị ứng nữa mà có thể là viêm mũi xoang dị ứng và có bội nhiễm vi khuẩn.

Nếu bạn thấy nước mũi xanh luôn luôn chảy ra thì cần đưa trẻ đến khám để xác định chắc chắn xem đây có phải là viêm mũi xoang không. Vì khi viêm mũi xoang thì các chất dịch và nhiễm trùng đó đọng sâu ở trong xoang và chỉ với những phương pháp rửa mũi thông thường của bạn sẽ không thể giải quyết được cho bé.

ID CLIP 87708_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Cháu nhà tôi sốt nhẹ, ho từng cơn. Mỗi cơn ho là đỏ mặt, chảy nước mắt. Sau cơn ho, bé hít từng hơi dài nghe có những tiếng rít. Thỉnh thoảng cháu còn có đờm dãi dính nhưng không nhổ ra được. Cháu ho ngày vài chục cơn, kéo dài 2-3 tuần nay rồi. Bác sĩ tư vấn giúp tôi xem cháu bị ...

My Nguyễn, 35 tuổi, Bắc Kạn

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn, tôi rất hiểu những băn khoăn của bạn. Với những em bé ho mà ho thành từng cơn, sau cơn ho em bé rất là gắng sức như vậy tức là em bé rất khó chịu. Đây cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Vì tôi chưa biết độ tuổi của bé nên xin được trả lời bạn như sau:

Trường hợp 1: Nếu ở lứa tuổi dưới 6 tháng thì căn nguyên đầu tiên phải kể đến là ho gà. Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn do vi trực khuẩn ho gà gây ra. Đây là một trong những bệnh gây ho cơn. Với những triệu chứng bạn cung cấp tôi cũng chưa loại trừ được bệnh lý ho gà này. Nếu để chẩn đoán chắc chắn bé có bị ho gà hay không mẹ cần cho bé tới viện để làm các xét nghiệm tìm trực khuẩn ho gà. Bệnh lý rất dễ chữa nên nếu điều trị sớm sẽ giúp giảm ho nhanh cho bé và bé sẽ không mắc biến chứng của ho gà.

Trường hợp thứ 2: Với những bé lớn hơn thì có thể do căn nguyên thứ 2. Nếu bé bị ho nhiều về đêm, sau giấc ngủ thì có thể do vấn đề về đường tiêu hóa, đó là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Bé sẽ hít phải những thức ăn ở trong dạ dày trào ngược lên và dẫn tới sặc qua đường thở (bệnh viêm do hít). Thông thường bệnh lý này kèm theo một số triệu chứng của tiêu hóa. Nếu bạn đưa trẻ tới khám sớm để điều trị triệt để thì bé sẽ giảm được ho và không gây nên những biến chứng của ho.

Trường hợp thứ 3: Em bé có thể bị viêm phổi, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ ho rất nhiều. Khi trẻ ho sẽ có những động tác gắng sức và làm bé mất sức. Như vậy mẹ cũng cần chú ý cho con đi khám sớm. Nếu bị viêm phổi thì ngoài ho, bé còn thở nhanh và có dấu hiệu nặng như khó thở, rung lắc lồng ngực, thở rít hoặc một số dấu hiệu khác của gắng sức.

Còn một nguyên nhân nữa là do viêm tiểu phế quản. Bệnh này do virus thường gặp gây nên, đó là virus hợp bào hô hấp. Những loại virus này cũng gây ho nhiều và ở giai đoạn muộn của bệnh thì bé có xuất hiện triệu chứng tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh ho thì bé có thể thấy khó thở. Nếu nặng nữa sẽ gặp tình trạng của thiếu oxy. Do vậy, với trường hợp con bạn, nếu để ho lâu sẽ không có lợi cho bé, bạn nên đưa trẻ đi khám sớm để tìm nguyên nhân, chẩn đoán bệnh cho bé và điều trị một cách hợp lý. Giúp bé giảm ho, dễ thở hơn, ăn uống tốt hơn và bé cũng không gặp các biến chứng của ho.

ID CLIP 87711_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

1 tuần trước cháu tôi đã hết sốt nhưng lại ho nhiều hơn, có đờm. Tôi đưa cháu đi khám bác sĩ kết luận là bị viêm họng và kê thuốc nhưng uống đã 2 ngày rồi mà cháu vẫn chưa khỏi. Cháu hay bị ho về đêm, ban ngày thỉnh thoảng cũng ho, tiếng ho nặng, có đờm. Bác sĩ có thể tư ...

Nguyễn Thu Trang, 53 tuổi, Bắc Ninh

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn, ho là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở các bé, nhất là các bé nhỏ tuổi. Ho thường là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp. Trong các bệnh lý về đường hô hấp cũng có rất nhiều loại bệnh.

Đầu tiên phải kể đến một số bệnh lý của đường hô hấp trên như: Viêm mũi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm VA, viêm amidan, viêm tai mũi họng, viêm tai giữa,... Bên cạnh đó còn có các bệnh lý của viêm đường hô hấp dưới, ví dụ: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản,... tất cả những bệnh này đều có chung triệu chứng ho.

Khi ho thông thường, ho khan và ho có đáp ứng với những loại thuốc giảm ho chúng ta thường nghĩ tới căn nguyên của bệnh lý đường hô hấp trên. Nếu ho có nhiều đờm kèm theo những dấu hiệu nặng như thở nhanh hoặc gắng sức khi thở thì chúng ta thường nghĩ tới những bệnh lý của đường hô hấp dưới, ví dụ viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Trường hợp này bé đang được điều trị theo phác đồ của viêm họng.

Ho là triệu chứng đến rất sớm và thường kéo dài, nhất là trong một số trường hợp vẫn còn gai kích thích ở vị trí tổn thương. Ví dụ họng vẫn còn đỏ thì em bé vẫn còn những triệu chứng này. Vậy ho có thể tồn tại từ 1 - 3 tuần, kể cả sau khi khỏi bệnh em bé vẫn có thể ho.

Thế nhưng nếu như chỉ ho nhẹ, ho không kèm theo biến chứng thì có thể giữ bé ở nhà và điều trị được. Các biện pháp điều trị của ho thông thường nhất để giảm kích thích vùng họng cho bé thứ nhất là mẹ có thể sử dụng nước hơi ấm để uống và giảm bớt khô cổ, thứ hai là có thể sử dụng những loại thuốc ho an toàn như quất mật ong hoặc lá gừng chanh, đường phèn,... tất cả những biện pháp làm cho bé dịu họng xuống thì bé cũng có thể giảm ho.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý về tư thế nằm của bé nếu như con nằm ngửa quá, khi bé ăn no sẽ rất dễ bị sặc từ trên đường tiêu hóa đi lên và cũng là điều kiện để kích thích, gia tăng ho, đồng thời hít phải những chất xuất tiết của đường tiêu hóa và gây nên những trầm trọng do viêm phổi do hít về sau.

Trường hợp ho xuất tiết nhiều đờm, đờm đặc dính hoặc màu xanh thì bé bị bội nhiễm, có thể là viêm phổi thì lúc này cần sử dụng kháng sinh. Trường hợp này bạn nên đưa bé tới bác sĩ để điều trị thuốc. Khi bé ho tăng đờm dịch nhiều và khó thở hoặc có những động tác gắng sức hơn so với bình thường, bé ăn uống kém hơn thì bạn cần đưa con tới khám lại để xác định xem bé có bị viêm phổi hay không.

Bạn lưu ý khi cho bé ăn không cho con ăn quá no, khi bé ăn no xong thì nên bế bé trước khi cho bé ngủ ít nhất khoảng 30 phút đến 1 tiếng để thức ăn trong dạ dày không bị đầy và trào ngược lên. Đó có thể là yếu tố thuận lợi làm gia tăng ho và gây nên viêm phổi do hít.

Những trường hợp cần phải phát hiện sớm những dấu hiệu nặng của bệnh lý cao hơn ví dụ như phổi hoặc các bệnh viêm đường hô hấp dưới thì phụ huynh phải theo dõi sát những dấu hiệu như thở nhanh, thở gắng sức để đưa con đến khám lại kịp thời.

ID CLIP 87713_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Con gái em 12 tuổi được chẩn đoán là viêm thận lupus ban đỏ hệ thống. Cháu đã điều trị thuốc prednisone 1 năm nay rồi. Bác sĩ cho em hỏi con em hiện nay đang ổn định thì em có thể dừng thuốc được không ạ?

Tú Anh, 32 tuổi, Hà Nam

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn, con bạn bị viêm thận lupus thì khi dùng thuốc cần nhớ đã sử dụng các loại thuốc liên quan đến ức chế miễn dịch thì phải dùng cả đời, không được dừng, mặc dù bây giờ đang rất ổn định. Thận lupus chắc bạn cũng biết rồi, đó là một dạng bệnh mà cơ thể tự sinh ra chất kháng thể chống lại các thành phần, cơ quan trong cơ thể. Trong đó, con bạn đã sinh ra một loại kháng thể chống lại thận của mình. Hiện nay thuốc đặc trị thận lupus thì chưa có, người ta đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch để làm cho kháng thể đó bớt hoạt động hơn và để cho cơ thể ổn định, không tự phá mình nữa.

Trường hợp này con bạn đã dùng ổn định với Prednisone thì bé phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc. Nếu bé ổn định với liều các bác sĩ sẽ giảm dần liều và duy trì ở liều sàn (tức là liều thấp nhất để có thể khống chế được bệnh) và các thay đổi này cần có chỉ định bác sĩ. Ngoài thuốc prednisone bạn có thể cần dùng các loại thuốc khác như Hydroxychloroquin.

Ngoài ra thì bé phải tránh ánh nắng mặt trời, bé có thể uống thêm omega 3 bởi vì theo nghiên cứu người ta thấy rằng: trong một số trẻ ở vùng gần biển mặc dù nắng gió nhiều nhưng bệnh nhân đó lại không bị nặng bằng các bệnh nhân trong vùng đất liền. Sau đó người ta phát hiện dân vùng biển ăn khá nhiều cá, trong cá có nhiều Omega 3 tốt cho bệnh Lupus. Trường hợp này, bạn cần nhớ ánh sáng mặt trời hoặc một số loại thuốc có thể khởi phát bệnh và quan trọng bạn phải tránh nắng sáng mặt trời.

Thứ hai là điều trị thuốc là phải theo bác sĩ suốt đời. Dần dần y học thế giới sẽ phát triển và tìm ra được biện pháp điều trị được căn nguyên. Như hiện nay đã có một số nghiên cứu về tế bào gốc tạo máu trong bệnh lupus. Có thể trong tương lai, thế giới sẽ phát hiện ra phương pháp điều trị bệnh triệt để. Còn hiện nay thì bạn chỉ cần sử dụng Prednisone mà chưa phải dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch cao hơn thì đó là một điều may mắn. Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn tự ý dừng thuốc, con bạn bị mầm lây thì rất là nguy hiểm.

ID CLIP 87691_PGS Nguyễn Thị Quỳnh Hương
 
 

Chào bác sĩ, bé nhà em được 7 tháng tuổi. Bé mang gen thalassemia ở thể dị thể thì có cần bổ sung sắt cho bé không ạ?

Trần Hoà, 29 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn, bé nhà bạn mang gen Thalassemia ở thể dị hợp tử thì thường các bé đôi khi không có triệu chứng hoặc thiếu máu nhẹ. Bé 7 tháng tuổi cũng có thể bị thiếu máu, thiếu sắt kèm theo. Cho nên trong trường hợp này thì bạn nên đưa bé đi kiểm tra để kiểm tra lượng sắt dự trữ trong gan (ferritin) có bị thiếu hay không. Nếu như kết quả bé bị thiếu ferritin thì bạn cần bù thêm sắt cho bé.

ID CLIP 87689_PGS Nguyễn Thị Quỳnh Hương
 
 

Bé nhà em 3 tuổi, thường xuyên bị giun kim, mặc dù đã sổ giun định kỳ 6 tháng nhưng không đỡ. Hôm trước, em thấy bé đi cầu ra giun luôn. Bác sĩ có thể giúp em được không ạ?

Trần Thu, 27 tuổi, Bắc Giang

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn Thu, con bạn bị giun kim. Giun kim nó có một đặc điểm nó ở trong cơ thể nhưng khi hậu môn ấm thì nó có thể chui ra ngoài hậu môn để đẻ trứng ở bên ngoài, sau đó lại chui ngược vào. Cho nên, tẩy giun kim không hề đơn giản chút nào.

Thứ nhất là các bạn sẽ phải tẩy tập thể, tức là những ai mà ngủ chung với bé như bạn ở lớp bán trú hay gia đình. Bạn phải chọn những ngày thật nắng trời, mang tất cả những vật dụng có tiếp xúc với bé như: chăn, chiếu, quần, áo... đem đi phơi dưới nắng để làm loại bỏ những trứng giun còn rơi rớt ở bên trong. Kèm theo đó thì bạn cho bé tẩy giun với thuốc dạng Zentel. Có trường hợp bé bị nặng quá thì 3 tuần sau cần phải tẩy giun. Về sau, cứ khoảng 6 tháng hoặc 1 năm bạn phải tẩy lại.

Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, tất cả đồ chơi của trẻ phải được rửa sạch, không ăn đồ sống và tắm rửa vệ sinh cho bé cẩn thận. Nếu không, giun kim sẽ theo đường mũi miệng vào cơ thể. Trường hợp bé bị giun kim nhiều lần trong khi bạn đã tẩy giun rồi thì về vấn đề vệ sinh bạn cần phải xem xét lại.

ID CLIP 87699_PGS Nguyễn Thị Quỳnh Hương
 
 

Con gái tôi mới 7 tuổi, 1 tháng trở lại đây cháu kêu đau ngực rồi sau đó xuất hiện 2 nhân ở vú. Tôi lo cháu bị dậy thì sớm nhưng vì dịch nên chưa cho cháu đi khám được. Có phải do uống sữa bò khiến cháu dậy thì sớm không ạ? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi với.

Trần Thu Trang, 31 tuổi, Nghệ An

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn,
Thứ nhất, sữa bò có gây dậy thì sớm không thì câu trả lời là KHÔNG. Sữa bò không liên quan tới việc dậy thì sớm ở trẻ. Tuy nhiên, con bạn 7 tuổi và bắt đầu có hiện tượng vú phát triển to lên, nếu như vậy bạn bắt buộc phải đưa bé đi khám để kiểm tra dậy thì sớm.

Dậy thì sớm có nhiều nguyên nhân nhưng người ta có thể do một cái khối u ở trên não chẳng hạn, u não sẽ tiết hormone gây dậy thì sớm hoặc có thể vô căn, không tìm thấy được nguyên nhân, cũng có thể do gen... Trong đó, các nguyên nhân nói trên sẽ làm tiết hormone ở trên não và tiết ra đến ngực, tử cung, khiến ngực to và tử cung to lên, có thể xuất hiện hành kinh.

Trong những trường hợp như vậy, thường bạn sẽ phải mang con đến khám xem đúng con bạn có bị dậy thì sớm hay không. Chúng tôi sẽ phải kiểm tra rất nhiều như: đo chiều cao, cân nặng, xem ngày tuổi... để so với chiều cao, cân nặng chuẩn xem chỉ số có cao hơn hay không. Thông thường, bé dậy thì sớm thì chiều cao sẽ lớn hơn so với tuổi (khoảng +2SD). Sau đó chúng tôi sẽ hỏi xem tiền sử mẹ như thế nào và chúng tôi sẽ kiểm tra bé xem lông mu có chưa, ngực phát triển ở mức độ nào, chụp tuổi xương xem tuổi xương có lớn hơn tuổi thực không, kiểm tra các hormone, siêu âm tử cung, buồng trứng. Nếu kết quả cuối cùng cho thấy chắc chắn con bạn bị dậy thì sớm thì bạn sẽ phải cho bé đi điều trị.

Điều trị sớm có lợi ích là chiều cao của bé sẽ được đảm bảo bởi khi bé đã ra hành kinh rồi thì chiều cao gần như là phát triển rất chậm. Do đó, các bé dậy thì sớm thường sẽ lùn hơn các bé khác. Trường hợp bây giờ con bạn chưa có hành kinh, lông mu, lông nách... thì việc điều trị ở giai đoạn này sẽ rất tốt.

Nếu như con bạn có những nguyên nhân nguy hiểm từ trên trung ương như u não chẳng hạn (mặc dù tỷ lệ này ở nữ rất ít, chỉ khoảng 10% thôi, 90% trường hợp còn lại không liên quan) nhưng chúng ta cũng kiểm tra và có thể phát hiện được sớm. Mặc dù tỷ lệ ít nhưng nếu con mình rơi vào thì cũng rất nguy hiểm. Cho nên với trường hợp dậy thì sớm thì bắt buộc bạn phải đưa con mình đi khám để xem bé có thực sự bị dậy thì sớm hay không và cần điều trị hay chưa.

ID CLIP 87706_PGS Nguyễn Thị Quỳnh Hương