Chị gái em 36 tuổi. Chu kỳ kinh đều, khoảng 28 ngày. Kinh cuối ngày 8/7/2021. Ngày 23/7 chích ngừa AstraZeneca mũi 1. Ngày 13/8 thử que lên 2 vạch. Như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ ạ.
Chào bạn,
Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì vẫn tiêm vaccine Covid- 19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú và chưa có bằng chứng nào ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine lên sức khỏe của thai nhi. Do đó sau khi tiêm vaccine Covid-19 xong mới phát hiện mình mang thai thì cũng không nên lo lắng.
Bạn cần khám lúc thai 7 tuần để kiểm tra tim thai và đừng bỏ qua giai đọan khám thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày, đây là giai đoạn tầm soát bất thường về lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là axit folic, sắt, canxi, vitamin, ăn uống đa dạng thực phẩm, ăn nhiều trái cây và rau xanh, kiêng không uống cafe, rượu, bia. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xin chào bác sĩ, em mới phát hiện có thai được khoảng 7 tuần và có triệu chứng nghén liên tục. Ngửi mùi gì cũng buồn nôn và rất khó ăn uống. Em lại có tiền sử đau dạ dày nữa. Mong bác sĩ tư vấn giúp cách khắc phục ạ. Em xin cảm ơn.
Chào bạn,
Nghén là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Để giảm nghén, bạn có thể áp dụng một số cách sau: Chia nhỏ cử ăn với lượng ít, uống nước ấm, có thể uống trà gừng hoặc ngậm kẹo gừng, không ăn các món có mùi tanh, món ăn sống, tái.
Bạn nên đến khám để được kiểm tra chính xác tình trạng thai và nghén, nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê thêm thuốc nghén trong thai kỳ cho bạn. Trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt acid folic, calci, sắt...
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Em mang thai được 5,5 tuần, đi khám thai có kết quả thai động O20 có sao không bác sĩ? Có chích vaccine COVID-19 được không ạ? Em cảm ơn.
Chào bạn,
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, có thể bị đau bụng âm ỉ hoặc ra huyết ít âm đạo, có hiện tượng động thai. Bạn cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, tránh các món ăn tái, sống có thể ảnh hưởng đến thai. Hiện tại Bộ Y tế đã cho phép tiêm vaccine đối với phụ nữ mang thai >13 tuần. Do đó bạn nên đến tái khám sớm để kiểm tra lại tình trạng thai và khi thai >13 tuần bạn có thể đăng ký chích vaccine nhé. Chúc bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Chào bác sĩ,
Con em được 10 tháng mà bé ăn rất ít. Mỗi bữa chỉ vài hột cơm hoặc vài miếng chuối. Bé toàn đòi bú sữa mẹ. Mà 4 ngày bé mới đi tiêu 1 lần phân lúc cứng lúc mềm. Không biết bé có bị táo bón không? Có cần bổ sung men vi sinh cho bé không ạ. Cảm ơn ...
Chào bạn!
Rất chia sẻ với tình trạng con bạn đang gặp phải.
Lời đầu tiên với bé 10 tháng tuổi thì bé có thể ăn được thịt, ngũ cốc, phô mai, sữa chua không đường, rau củ,... bên cạnh việc bú mẹ/ hoặc uống sữa công thức. Vì vậy mẹ nên cung cấp đa dạng các loại thực phẩm cho bé. Mẹ cũng nên khuyến khích bé ăn bằng cách cho bé tự xúc hoặc bốc ăn, trang trí thức ăn đẹp mắt, cả nhà cùng ăn với bé, hạn chế cho bé ngậm ti mẹ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Với vấn đề 4 ngày mới đi tiêu 1 lần, phân lúc cứng lúc mềm thì bé có khả năng táo bón, với tình trạng này như đã nói ở trên mẹ nên đa dạng khẩu phần ăn của bé, cung cấp đủ rau củ trong bữa ăn của bé, bổ sung sữa chua vào bữa ăn phụ cho bé, cung cấp đủ nước theo lứa tuổi cho bé. Nếu tình trạng của bé không cải thiện thì mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng của con bạn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ, bé nhà em được 1 tháng 20 ngày, sắp đến ngày chích ngừa cho bé. Vậy em có nên trì hoãn việc chích ngừa cho bé đến khi tình hình dịch bớt đi không ạ?
Chào bạn!
Rất chia sẻ với những lo lắng của ba mẹ về tình hình dịch bệnh cũng như nguy cơ bị lây nhiễm chéo khi đi chích ngừa. Nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo cũng không nên trì hoãn việc tiêm chủng quá lâu vì việc tiêm chủng giúp phòng tránh bệnh một cách chủ động.
Vì vậy khi tình hình dịch bệnh tại địa phương tương đối ổn thì ba mẹ nên đặt lịch hẹn trước cho bé đi chích ngừa và thực hiện đầy đủ thông điệp 5k để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo.
Chúc bạn sức khỏe!
Thưa bác sĩ,
Cháu nhà em 6 tháng rưỡi. Từ lúc 5 tháng đến nay, cháu bị nổi mẩn, sần đỏ, có lúc bong tróc, ngứa ngáy ở khắp mặt, cổ, kẽ tay, bẹn.
Em đã lau rửa hằng ngày cho bé. Bác sĩ cũng đã kê đơn dung dịch tắm, kẽm oxit bôi ngoài da, kẽm uống, men tiêu hoá và thuốc chống ...
Chào bạn! Xin cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của con bạn.
Con bạn 6,5 tháng, bị nổi mẩn đỏ có lúc bong tróc, ngứa ngáy ở các vị trí mặt, cổ, kẽ tay, bẹn. Đã được điều trị với kẽm oxit bôi ngoài da và thuốc chống dị ứng 10 ngày nhưng không đỡ. Với những dấu hiệu của con bạn thì bác sĩ nghĩ bé đang bị tình trạng viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm.
Viêm da cơ địa (chàm) là tình trạng da đỏ và ngứa, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có xu hướng bùng phát theo chu kỳ và có thể đi kèm với các bệnh dị ứng khác như hen suyễn.
Một số yếu tố nguy cơ gây viêm da cơ địa như: tiền sử gia đình bị viêm da cơ địa, trẻ có tiền sử dị ứng, tác động từ môi trường (khói thuốc lá, lông vật nuôi, thời tiết nắng nóng...).
Mục tiêu điều trị của viêm da cơ địa là giảm ngứa, giảm viêm, giữ ẩm cho da và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Do tình hình dịch Covid-19 phức tạp bạn không thể đưa bé đi khám ngay nên bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách chăm sóc da cho bé tại nhà để khắc phục bớt tình trạng da của bé hiện tại, giúp bé dễ chịu hơn và bạn cũng bớt lo lắng.
- Bạn nên dùng loại sữa tắm không có thành phần xà phòng và hương liệu cho bé.
- Khi tắm bé có thể cho trẻ ngâm mình trong nước khoảng 10-15 phút, không tắm nước quá nóng.
- Sau khi tắm nên dùng khăn cotton thấm nhẹ nhàng từng vùng, tránh chà xát, tránh lau khô hoàn toàn.
- Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên, bôi kem dưỡng ẩm sau tắm trong vòng vài phút, ít nhất 2 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu da khô, đỏ, ngứa.
- Trẻ nên mặc quần áo thoáng mát, loại vải mềm và thấm hút mồ hôi tốt.
- Giữ tay của trẻ sạch sẽ và cắt móng tay thường xuyên.
Khi tình hình dịch ổn định hơn, bạn nên đưa bé đi bệnh viện khám sớm hay khám ngay nếu bé có các biểu hiện bị sốt, lừ đừ, bú kém, mụn nước rỉ dịch vàng.
Chúc bạn sức khỏe!
Kính chào bác sĩ.
Bé gái nhà em đuoc 16 tháng tuổi cân nặng 10,5 kg, cao 76 cm. Khi đi tắm cho bé e thấy ngực bé hơi nhú e có sờ thử thì thấy có cục cứng như là bé gái đến tuổi dạy thì phát triển ngực. Từ bé đến giờ con em rất bụ sữa em cứ nghĩ là ...
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thông tin của con bạn.
Con gái bạn 16 tháng tuổi cân nặng 10,5 kg, cao 76 cm. Bé gái 16 tháng tuổi nặng từ 8.7-11.2 kg, cao từ 73-84 cm. Chúc mừng bạn, con bạn đang phát triển rất tốt! Còn về vấn đề bạn thấy ngực bé hơi nhú, sờ thấy có cục cứng như bé gái đến tuổi dậy thì, thì bạn đừng quá lo lắng vì đây là hiện tượng mà rất nhiều bé gái gặp phải. Hiện tượng này không được coi là bình thường nhưng cũng không phải bệnh lý.
Đây có thể là hiện tượng nhú núm vú phát triển sớm. Sự xuất hiện nhú núm vú tương ứng với giai đoạn phát triển đầu tiên của tuyến vú. Nhú thường có hình tròn, nằm ngay phía dưới núm vú (nếu nằm lệch so với núm vú thì phải tìm nguyên nhân khác). Nhú có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc 2 bên, thường thấy ở các bé gái trong giai đoạn bất kỳ từ sau khi sinh tới 6 tuổi. Còn cục cứng ở vú là những ống tuyến sữa phát triển xếp lại thành một cục tròn, cứng. Phần lớn các trường hợp phát triển sớm của vú đều lành tính, và nhú sẽ không phát triển tiếp tục thành tuyến vú hoàn chỉnh.
Hiện tượng này thường không đòi hỏi phải điều trị. Rất ít khả năng đây là sự khởi đầu thực sự của giai đoạn dậy thì. Bạn cần tiếp tục theo dõi nhưng cũng nên tránh việc kiểm tra bé quá thường xuyên. Trong nhiều trường hợp, nhú núm vú có thể tồn tại trong nhiều tháng. Nếu thấy nhú có biểu hiện tăng đáng kể về kích thước, hay xuất hiện các dấu hiệu sưng nóng đỏ đau thì cần đưa bé đi khám ngay.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho em hỏi, bé gái nhà em năm nay được 7 tuổi nặng 27kg. Nhưng khoảng 6 tháng nay, bé gái bị rụng tóc nhiều, tóc trên giường rụng nhiều và khi chải đầu cũng rụng. Bé cũng hay bị bầm trên da khi có va chạm gì, dù lực va chạm nhẹ không mạnh.
Vd: Khi chơi đùa ...
Chào bạn,
Tôi rất cảm thông với lo lắng của bạn về tình trạng rụng tóc và bầm da của bé.
Rụng tóc ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Rụng tóc ở trẻ em không chỉ do chế độ ăn uống thiếu vitamine và khoáng chất, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị stress… mà còn do một số bệnh lý như nhiễm nấm da đầu (thường gặp ở trẻ ra mồ hôi nhiều hay không gội đầu thường xuyên), bệnh lý tuyến giáp (thường do suy giáp), hay trẻ tự bứt tóc do có vấn đề về tâm lý.
Ngoài ra, một số trẻ có thói quen lấy tay xoắn tóc hay đơn thuần là do cột tóc quá chặt hoặc sấy khô tóc với nhiệt độ cao cũng làm tóc dễ rụng. Rụng tóc cũng có thể gặp khi tóc và da đầu trẻ tiếp xúc với hóa chất hay hơi nóng khi nhuộm tóc, duỗi tóc hay uốn tóc. Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang bùng phát như hiện nay chưa thể đi khám được, bạn có thể hạn chế việc rụng tóc cho bé bằng cách:
• Có chế độ dinh dưỡng đủ chất (bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho cơ thể qua các bữa ăn) và ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên cần chú ý nếu dư Vitamin A cũng có thể gây rụng tóc.
• Không dùng chung lược chải đầu hoặc nón với người khác.
• Tránh cột tóc quá chặt.
• Thường xuyên gội đầu và làm khô tóc trước khi đi ngủ.
• Nên sấy khô tóc cho trẻ với nhiệt độ thấp.
Riêng biểu hiện bé hay bị bầm da khi va chạm thì bạn không phải lo lắng vì bé đã được làm xét nghiệm để loại trừ bệnh gây bất thường về máu, đây là nguyên nhân quan trọng gây chảy máu bất thường và cần phải được thăm khám, điều trị kịp thời.
Một số trẻ cũng có thể dễ bị bầm da nếu có da mỏng, mạch máu dưới da nhỏ, yếu, dễ tổn thương hoặc thiếu vit C, một loại vitamin giúp thành mạch máu vững chắc. Khi bé nhận được chế độ dinh dưỡng đủ chất thì tình trạng rụng tóc và bầm da của bé cũng sẽ được cải thiện.
Khi điều kiện cho phép, bạn nên cho bé đi bệnh viện để bác sĩ khám, làm xét nghiệm nếu cần và có hướng tư vấn, điều trị thích hợp.
Hy vọng các thông tin trên có thể giúp bạn yên tâm chăm sóc bé.
Chào bác sĩ, con em sinh non ở tuần 35 được 2kg. Nay bé được 9 tháng rưỡi nặng 7,7kg, chiều cao lúc bé 8 tháng là 67,3cm đến nay em chưa đo lại. Bé nhà em dạo gần đây ăn kém hơn trước khoảng nửa bát cháo. Bé bú sữa mẹ vắt ra cũng đc khoảng 500-600ml cả ngày tùy hôm. Bé ngủ ...
Chào bạn! Xin cám ơn những thông tin bạn đã chia sẻ về tình trạng của con bạn.
Với trẻ sinh non, có một chỉ số dùng để đánh giá độ trưởng thành của trẻ, đó là tuổi hiệu chỉnh. Bằng cách tính tuổi thực của trẻ sinh non, nó có thể giúp bạn đánh giá chính xác sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Con bạn sinh non ở tuần thứ 35 và hiện nay bé được 9 tháng rưỡi thì tuổi hiệu chỉnh (tuổi thực) của bé là 8 tháng tuổi.
Theo bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam, trẻ 8 tháng tuổi đối với bé trai nặng khoảng 8.6 kg và cao 70.6 cm; đối với bé gái là 7.9 kg và cao 68.7 cm. Bạn không nói rõ con bạn là bé trai hay bé gái. Nhưng nếu là trai hay gái thì con bạn cũng đang ở trong tình trạng nhẹ cân, chiều cao hơi thấp hơn so với chuẩn trung bình.
Để đánh giá bé có biếng ăn hay không thì mình cần biết nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng như thế nào. Với trẻ 8 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bé cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, yaourt… Khẩu phần hàng ngày của bé 8 tháng tuổi: sữa mẹ 500 – 600ml, 2-3 bữa chính mỗi bữa khoảng 200 ml (bột, cháo ăn dặm hoặc cơm nhão), 3 bữa phụ (trái cây, yaourt, phô mai...).
Về lượng sữa mẹ, con bạn đã uống đủ lượng cần. Về ăn dặm, bạn không nói rõ bé ăn được nửa bát cháo là ăn được mấy cữ trong ngày và bé có ăn thêm các bữa phụ hay không. Bạn hãy dựa vào lượng ăn tiêu chuẩn mà điều chỉnh lại cho phù hợp nhé. Sau đây là một số cách giúp con bạn hứng thú với bữa ăn hơn:
- Đừng ép buộc bé ăn khi bé không thực sự muốn.
- Nên trang trí các loại thức ăn nhìn ngộ nghĩnh, bắt mắt với con, để con tự do lựa chọn loại thức ăn mà mình thích.
- Thực đơn của bé phải được thay đổi thường xuyên và liên tục.
- Nên sắp xếp thời gian giữa bữa chính và các bữa phụ hợp lý.
- Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước trước và trong bữa ăn.
- Cho trẻ được tự do lựa chọn tư thế ngồi ăn, cho trẻ tự ăn, tự xúc.
- Nên cho trẻ ăn cùng gia đình để tạo cho trẻ không khí thoải mái, giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Về vấn đề con bạn ngủ hay thức giấc, bạn có thể xem lại những yếu tố tác động đến giấc ngủ của bé như phòng bé ngủ không thoáng, nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng, bé bị ướt tã, hay bé bị đói bụng... những yếu tố trên cũng khiến con bạn ngủ không ngon giấc, dễ thức giấc vào ban đêm.
Tóm lại với những thông tin bác sĩ đã chia sẻ, bạn nên theo dõi và điều chỉnh lại cách sinh hoạt của bé cho phù hợp, song song với việc bổ sung vitamin tổng hợp và D3. Nếu vẫn không cải thiện được tình trạng biếng ăn và ngủ thức giấc của bé, bạn nên sớm đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng của bé.
Chúc bạn sức khỏe!
Thai phụ ở tỉnh muốn chích ngừa Covid ở Bệnh viện trên TP.HCM có được không ạ thưa bác sĩ? Thủ tục, giấy tờ như thế nào vì Tiền Giang không dám chích cho phụ nữ mang thai ạ.
Chào em! Hiên nay Bộ Y Tế đã cho tiêm vaccine phòng Covid-19 cho sản phụ từ trên 13 tuần. Em có thể khám sàng lọc và tiêm vaccine tại các Trung tâm Sản phụ khoa có tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên em nên liên hệ trước với nơi em muốn đăng ký tiêm để được hướng dẫn cụ thể. Chúc em sớm được tiêm ngừa và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Chúc em sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Tôi đang mang thai đôi IVF, nghén nhiều. Sau 13 tuần, tôi có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 không?
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai >13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19.
Vợ tôi 34 tuổi đang mang thai 4 tháng có tiêm được vaccine COVID-19 không thưa bác sĩ?
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai > 13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19.
Em bị rau tiền đạo bám sát lỗ trong tử cung, tuần thứ 29 bị tụt cổ tử cung xuống còn 14mm, âm đạo ra máu bất thường, xuất hiện nhưng cơn co thắt nhẹ phải nhập viện khẩn cấp. Bác sĩ cho em hỏi làm sao để giúp thai nhi tránh khỏi những nguy hiểm của hiện tượng rau tiền đạo ạ? Trẻ ...
Chào bạn! Rau tiền đạo là một trong những nguy cơ rất lớn trong tai biến sản khoa. Với trường hợp của bạn, cổ tử cung tụt còn 14mm kèm ra máu cũng là một trong những nguy cơ có thể bị sinh non.
Dù là có nguy cơ sinh non nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa được nếu tuân thủ điều trị đúng hướng, đúng cách. Tôi khuyên bạn nên nhập viện, bởi vì đây là việc làm rất cần thiết. Khi nằm viện bạn cần tuân thủ theo những điều trị của bác sĩ bằng cách dùng thuốc để cắt cơn gò, có thể phải điều trị kháng sinh. Vì cổ tử cung ngắn và có xuất hiện cơn gò có thể có nguyên nhân từ việc cổ tử cung bị nhiễm khuẩn. Do đó việc sử dụng thuốc và kháng sinh để điều trị cắt cơn gò và các bất thường khác là rất cần thiết. Kết hợp nghỉ ngơi cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp, sự theo dõi sát sao của bác sĩ sản khoa sẽ giúp bạn có thai kỳ an toàn, khoẻ mạnh.
Vợ em khi có thai lần đầu siêu âm 3 tháng thì bác sĩ kết luận là thai vô sọ và đình chỉ thai. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm nên việc bổ sung chất trước khi mang thai rất ít. Lần mang thai tiếp theo vợ em đã bổ sung đầy đủ chất trước 2 tháng để mang thai nhưng kết quả siêu ...
Chào bạn!
Thông thường thai vô sọ có liên quan đến việc thiếu axit folic, ít khi có liên quan đến yếu tố di truyền.
Tuy nhiên thai vô sọ thường nằm trong những trường hợp cá thể, tức là lần đầu có thai bị vô sọ nhưng lần mang thai tiếp theo không bị như vậy nữa. Còn trường hợp của bạn, 2 lần bị thai vô sọ, trong đó lần mang thai sau bạn đã điều trị dự phòng axit folic nhưng vẫn bị thai vô sọ thì có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Cho nên 2 vợ chồng bạn không chỉ loại trừ bằng cách chỉ uống axit folic mà còn cần đi thăm khám để được tư vấn, làm xét nghiệm về di truyền để kiểm tra xem có những bất thường về NST hay không để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tới.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì chỉ nên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho thai phụ mang thai từ 13 tuần, nhưng em đã lỡ tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca được 1 tuần rồi mới phát hiện mình đã có thai 5 tuần. Vậy thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ?
Đối với mũi tiêm thứ 2 (2 tháng sau mũi ...
Chào bạn! Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai > 13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sư dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine covid 19.
Trường hợp của bạn thì hiện tại chưa có một bằng chứng nào vê việc vaccine Covid-19 gây ảnh hưởng đến những thai nhi dưới 12 tuần. Tuy vậy trường hợp của bạn cần được theo dõi thai kì sát và làm đầy đủ các xét nghiệm về sàng lọc dị tật thai. Hiện tại các loại vaccine Covid-19 tại Việt Nam đều có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì vậy nếu mũi 1 bạn tiêm vaccine AstraZeneca thì mũi 2 bạn hoàn toàn có thể tiêm vaccine AstraZeneca theo đúng lịch hẹn.
Chào bác sĩ! Em lần đầu mang thai và hiện tại đã 19 tuần rồi ạ. Nhưng em vẫn chưa thấy và cảm nhận được thai máy ạ. Em không biết như vậy có bình thường hay bất thường gì không? Hiện em rất lo lắng ạ. Mong bác sĩ sớm giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn! Ngay từ khi thai còn là phôi đã có những cử động rồi, tuy nhiên khi thai còn bé thì những cử động này rất nhẹ nhàng nên cơ thể chúng ta chưa cảm nhận được. Theo sự phát triển của tuổi thai càng lớn thì những cử động thai sẽ mạnh hơn và cảm nhận của người mẹ về thai máy sẽ rõ ràng hơn.
Nhưng mỗi thai nhi sẽ có sự phát triển riêng biệt không giống nhau, với những thai nhi cuộn mình, cử động chân tay quá mạnh thì mẹ sẽ có cảm nhận rất rõ ràng và ngược lại. Cùng với đó, mức độ nhạy cảm của từng người mẹ với cử động của thai nhi có thể khác nhau nên sẽ khó có đánh giá chủ quan ở thai nhi 17-19 tuần.
Tốt nhất, để tránh những lo lắng không cần thiết, bạn nên đi siêu âm, thăm khám định kỳ để các bác sĩ đánh giá thai nhi có bất thường gì không, các chỉ số phát triển của thai nhi, mức độ cử động của thai nhi đã tốt chưa... và có thêm những tư vấn về cách theo dõi, chăm sóc thai kỳ bạn nhé.
Hôm qua em phát hiện có bầu đc 5 tuần 2 ngày, do không biết có bầu nên em tiêm vaccine Covid-19 Moderna được 25 ngày rồi ạ. Vậy em bé có bị ảnh hưởng bởi vaccine không ạ?
Chào bạn!
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai > 13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sư dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine covid 19.
Trường hợp của bạn thì hiện tại chưa có một bằng chứng nào về việc vaccine Covid-19 gây ảnh hưởng đến những thai nhi dưới 12 tuần. Tuy vậy trường hợp của bạn cần được theo dõi thai kì sát và làm đầy đủ các xét nghiệm về sàng lọc dị tật thai.
Con tôi có bầu 15 tuần tuổi có tiêm được vaccine chống Covid-19 không? Nếu tiêm được thì tiêm loại nào? Xin cảm ơn bác sĩ.
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai > 13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19.
Bé nhà em sinh được 2 tuần, bị vặn mình và giật mình khi ngủ, dẫn đến giấc ngủ không sâu có sao không ạ? Một ngày bé xì xoẹt 6-10 lần phân màu vàng nhưng lỏng sền sệt có phải bị tiêu chảy không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ.
Chào chị, mỗi giấc ngủ của bé sơ sinh thường ngắn, khoảng 40 phút. Giữa các giấc ngủ sâu, một số bé có thể vặn mình, cử động và cần được dỗ dành để tiếp tục chìm vào giấc ngủ kế tiếp. Do đó, trong khoảng 3 giờ ngủ sau mỗi cữ bú, chị có thể quan sát thấy bé có những lúc cử động và vặn mình như thế. Nếu chị thấy bé giật mình nhiều khi ngủ, chị có thể quấn bé nhẹ nhàng, giữ tay ôm vào thân để bé có cảm giác an toàn và ngủ ngon hơn. Chị để ý không được quấn bé quá chặt, ảnh hưởng hô hấp của bé.
Phòng ngủ cần yên tĩnh và giảm ánh sáng để tránh kích thích. Một số bé dễ đi vào giấc ngủ hơn với tiếng ồn trắng, tuy nhiên, chị cần lưu ý cường độ tiếng ồn trắng không được quá lớn, và cũng nên tìm hiểu một số bất tiện trước khi áp dụng.
Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì bé có thể đi tiêu phân vàng, hột cà bông cải, hơi lỏng 6 – 10 lần mỗi ngày như chị mô tả. Miễn là bé tăng cân tốt, số lần đi tiêu không tăng lên nhiều hơn so với thường ngày của bé và phân không đàm máu thì vẫn bình thường.
Chị có thể cho bé khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi bé tại nhà.
Em chào bác sĩ, hiện em đang mang thai được 10 tuần, sức khỏe bản thân và thai hoàn toàn khỏe mạnh, không bị di ứng thuốc hoặc thực phẩm gì ạ. Em muốn hỏi em có thể tiêm phòng ngừa Covid-19 không ạ?
Cảm ơn anh/ chị đã đặt câu hỏi. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, có bổ sung về việc tiêm vaccine cho phụ nữ có thai >13 tuần. Để đánh giá cho sản phụ có đủ điều kiện không, bạn cần đến khám sàng lọc tại cơ sở/ trung tâm tiêm chủng để đánh giá nguy cơ trước tiêm. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá tình trạng sản phụ, tình trạng thai, các yếu tố tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân, giải thích các lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm vaccine Covid-19.