VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 20/9/2024

Em từng bị lưu một lần khi thai được 6 tuần. Hiện tại em đang mang thai được 8 tuần và có đau bụng, có cứng phần bụng dưới và ra một chút máu. Trong thời gian giãn cách như hiện tại, em nên làm gì, tình trạng của em là bị gì và có nguy hiểm không ạ?

Thu Hà, 29 tuổi, Hải Phòng

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng

Cảm ơn câu hỏi của em.
Thực ra giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, việc đi lại, thăm khám bệnh cũng rất khó khăn và gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên với tình trạng của em: từng lưu thai 6 tuần, hiện giờ mang thai 8 tuần lại ra máu, đau bụng, cứng bụng dưới thì cũng rất đáng lo.

Điều quan trọng và cần làm nhất là em nên tới cơ sở y tế có khoa Sản gần nhất để được thăm khám. Với điều mà em lo lắng là liệu mình có khả năng lại bị thai lưu hay không, với trường hợp thai 8 tuần mà có những biểu hiện như ra máu, cứng bụng dưới thì có phải là dấu hiệu dọa sảy thai hay không thì em cần tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để nắm được cụ thể nhất về tình trạng thai của mình. Trước hết là biết được thai có khoẻ không, có tim thai không... sau đó bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc đúng cách, dưỡng thai, chăm sóc sức khoẻ của cả 2 mẹ con. Chúc em có thai kỳ khoẻ mạnh!

ID CLIP 87718_PGS Lưu Thị Hồng
 
 

Con em 5 tuổi, cháu thường xuyên bị mũi xanh. Em cho cháu đi khám bác sĩ nhận định cháu bị viêm mũi dị ứng, có cho dùng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc cháu hết mùi mà dừng thuốc lại có mũi ạ. Em rửa mũi cho cháu hàng ngày để hạn chế nghẹt mũi và tắc mũi cho cháu. Bác sĩ cho ...

Ngọc Hoa, 27 tuổi, Tuyên Quang

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn, trường hợp bé nhà bạn 5 tuổi, được chẩn đoán là viêm mũi dị ứng. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em. Viêm mũi dị ứng là hiện tượng viêm do cơ chế dị ứng và niêm mạc mũi thường xuyên có những biểu hiện: tăng tiết dịch mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Viêm mũi đơn thuần thì nước mũi chảy ra màu trong nhưng trường hợp con của bạn nước mũi màu xanh, có thể là bị nhiễm trùng do các vi khuẩn trong mũi phát triển gây nên. Trong trường hợp này, bạn rửa mũi thường xuyên cho con rất là đúng. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng.

Để điều trị bệnh lý này, bên cạnh phương pháp thông thường như rửa mũi bé cần phải được kiểm tra, đánh giá xem viêm mũi dị ứng ở mức độ nào. Nếu viêm mũi dị ứng nặng đòi hỏi điều trị bằng thuốc còn đối với trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ đường mũi họng cho bé. Bạn chỉ nên rửa mũi cho con khi bé xuất hiện nhiều chất dịch mũi còn khi bé đã đỡ dịch mũi thì chúng ta có thể dừng rửa mũi.

Đối với trường hợp nước mũi của bé có màu xanh mà khi rửa trong trở lại thì không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Nhưng nếu hiện tượng nước mũi xanh, mặc dù rửa nước mũi vẫn còn màu xanh liên tục thì như vậy là các chất xuất tiết này được đọng sâu thì không còn đơn thuần là viêm mũi dị ứng nữa mà có thể là viêm mũi xoang dị ứng và có bội nhiễm vi khuẩn.

Nếu bạn thấy nước mũi xanh luôn luôn chảy ra thì cần đưa trẻ đến khám để xác định chắc chắn xem đây có phải là viêm mũi xoang không. Vì khi viêm mũi xoang thì các chất dịch và nhiễm trùng đó đọng sâu ở trong xoang và chỉ với những phương pháp rửa mũi thông thường của bạn sẽ không thể giải quyết được cho bé.

ID CLIP 87708_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Em mới sinh bé thứ 3 do vỡ kế hoạch. Sau khi sinh bé thứ 3, em đang tìm hiểu muốn chọn phương pháp cấy que tránh thai. Bác sĩ có thể cho lời khuyên với phụ nữ 35 tuổi như em nên chọn que cấy gì, có lưu ý gì không vì em thường bị dị ứng thời tiết. Que cấy có những ...

Lan Hạ, 35 tuổi, Bắc Ninh

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng

Cảm ơn câu hỏi của em.
Em đã bị vỡ kế hoạch và muốn sử dụng phương pháp tránh thai dài hạn sau khi sinh em bé thứ 3. Em có thể sử dụng phương pháp đặt vòng, nhưng bác sĩ muốn hỏi em có sử dụng phương pháp mổ đẻ hay không vì mổ đẻ nhiều lần thì không chỉ định biện pháp đặt vòng.

Cấy que tránh thai cũng được nhiều chị em chọn lựa hiện nay. Que cấy tránh thai có tác dụng trong 3 năm. Ở BVĐK Tâm Anh có sử dụng que cấy Implanon, là que cấy ở dưới bề mặt da, ở mặt trong cẳng tay. Để sử dụng biện pháp này em cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, sau đó bác sĩ sẽ có chỉ định thì em có thể cấy que.

Bác sĩ cũng lưu ý cho em một số tác dụng phụ khi mình sử dụng que cấy tránh thai Implanon như sau:
1. Thỉnh thoảng sẽ bị ra máu thấm giọt, hay còn gọi là ra huyết, lượng nhỏ thôi. Nếu có hiện tượng này chúng tôi có thể cho thuốc dùng để giúp em cầm máu. Điều này không ảnh hưởng tới sức khoẻ hay khả năng phòng tránh thai của em.
2. Có thể không thấy kinh nguyệt. Điều này không có gì đáng sợ cả, hiện tượng này cũng giống như khi mình cho con bú, người mẹ sẽ không thấy kinh nguyệt và yên tâm là hiện tượng này không ảnh hưởng sức khoẻ.
Que cấy có hạn sử dụng 03 năm, hết 03 năm em cần lấy que cũ ra và cấy que mới là được. Thân mến!

ID CLIP 87720_PGS Lưu Thị Hồng
 
 

Em mang thai ở tuần thứ 10. Bên nhà chồng em có thành viên sinh con bị dị tật nên em rất lo lắng. Em muốn xuống khám thai và tầm soát dị tật thai tại BVĐK Tâm Anh thì nên đi vào lúc nào ạ?

Thanh Hoa, 32 tuổi, Lai Châu

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng

Cảm ơn em đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho BVĐK Tâm Anh.

Trước hết tôi cũng chia sẻ với em, vì trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, Hà Nội đang giãn cách xã hội thì việc đi từ Lai Châu xuống Hà Nội cũng khá khó khăn. Tuy nhiên nếu em có lo lắng, muốn thăm khám tại BVĐK Tâm Anh thì cần đảm bảo các yếu tố sau, để an toàn & đạt được hiệu quả nhé.

1. Đảm bảo có giấy đi đường khi tham gia giao thông. Khi đến viện em sẽ làm sàng lọc xét nghiệm nhanh Covid-19 tại phía cổng tiếp đón của bệnh viện (khu riêng biệt).
2. Hiện nay thai đang 10 tuần, em có thể theo dõi và quản lý thai tại địa phương. Thời điểm khám thai tốt nhất cho em là khi thai được 12-13 tuần, nếu có đủ điều kiện em có thể xuống Hà Nội và thăm khám cùng chúng tôi. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám thường quy, nghĩa là ngoài thăm khám bệnh thông thường cũng có siêu âm, đo độ mờ da gáy... Khi thai 12-13 tuần, thông qua siêu âm có thể phát hiện sớm một số dị tật sớm ở giai đoạn đầu. Đồng thời ở giai đoạn này kết hợp cùng chỉ định Double Test để tiên lượng xem em bé có nguy cơ hay không. Nếu trong trường hợp có vấn đề gì (không may mắn), chúng tôi sẽ tư vấn thêm cho em, có những chỉ định, xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo.
3. Tiếp theo có thời điểm cũng rất quan trọng là khi thai 21-22 tuần, các bác sĩ sẽ xem xét hình thái học của thai nhi (đầu, ngực, bụng, chi) có thể phát hiện sớm ra những dị tật nếu có.
Chúc em có thai kỳ khoẻ mạnh & an toàn!

ID CLIP 87721_PGS Lưu Thị Hồng
 
 

Tôi có đi xét nghiệm định kỳ và bác sĩ chẩn đoán có vi rút HPV. Tôi rất lo lắng vì thời gian gần đây, phần phụ thường xuyên bị ngứa và rong kinh. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên đi khám lại để sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung không? Những triệu chứng nào cho thấy có thể ...

Bảo An, 31 tuổi, Lạng Sơn

PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Trường hợp của bạn, có khí hư, ngứa ngáy và rong kinh ra huyết, trước hết cần nghĩ ngay đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Về câu hỏi của bạn, với HPV người ta chia ra thành hai trường hợp: Một, là người có nguy cơ cao và hai, là người có nguy cơ thấp.

Nguy cơ cao là nói đến type 16,18 và 12 type khác của HPV do máy phân định. Hiện nay có tới 150 type HPV nhưng không phải máy sẽ phân định được hết.

Tuy nhiên tôi mong bạn đừng quá lo lắng, vì khi mắc HPV không có nghĩa sẽ chuyển biến thành ung thư vì còn có nhiễm và thải nhiễm. Ở đây bạn đã bị nhiễm HPV (HPV+). Nếu có điều kiện, nên kết hợp với bộ đôi sàng lọc - làm test tế bào âm đạo. Nếu tế bào âm đạo bình thường, cổ tử cung không tổn thương thì có thể bạn chỉ có những viêm nhiễm và đi khám bác sĩ sẽ cho dùng thuốc.

Trong trường hợp, nếu cổ tử cung bị tổn thương HPV+ thì dù tế bào âm đạo chưa biến đổi, bác sĩ vẫn cần có những chỉ định sau khi đặt thuốc xong sẽ phải tiến hành soi cổ tử cung, để xem có bất thường gì không. Lúc đó sẽ có cách điều trị cụ thể như: Soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung, cụ thể nếu kết quả sinh thiết bình thường sẽ không sao. Nếu như ở tuổi 31 bạn muốn sinh con, chúng tôi lại có những chỉ định cụ thể khi thăm khám.

Với trường hợp của bạn, chúng tôi có thể chỉ cần làm NIPT và theo dõi, sau 3-6 tháng sau có thể làm lại xét nghiệm tế bào để kiểm tra có bất thường gì không. Vì với type 16,18, HPV+ có thể được chỉ định NIPT hoặc khoét chóp cổ tử cung. Bạn có thể sắp xếp thời gian đến thăm khám cụ thể để chúng tôi đưa ra những chỉ định phù hợp và đúng đắn nhất cho bạn.

ID CLIP 87724_PGS Lưu Thị Hồng
 
 

Em đang mang 3 thai bằng phương pháp IVF sau 2 lần chuyển phôi thất bại. Hiện tại thai được 15 tuần tuổi. Em mệt mỏi và chán ăn, thường xuyên đau đầu, có dấu hiệu đau bụng. Bác sĩ siêu âm cũng từng nhận định thành tử cung của em mỏng nên em rất lo lắng về việc giữ thai. Hiện tại khu ...

Huyền Lương, 34 tuổi, Nam Định

NameThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn! Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Đối với phụ nữ mang 1-2 thai đã có thể có rất nhiều nguy cơ, 2 thai nhiều nguy cơ gấp đôi, còn 3 thai thì nguy cơ nhiều gấp 6 lần. Không những nguy cơ cho thai mà còn nguy cơ cho mẹ.

Với mẹ mang 3 thai, nguy cơ nhiễm độc thai nghén rất lớn, vì lượng nội tiết thay đổi rất nhiều, khiến mẹ bầu mệt mỏi. Bạn đang ở tuổi thai thứ 15 mà cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt thì ở tại thời điểm này nguy cơ tiền sản giật là chưa có. Nhưng beta HCG quá cao gây ra cho bạn tình trạng nghén, có thể là cả thiếu máu. Do mang 3 thai nên đòi hỏi dưỡng chất, các yếu tố vi lượng và lượng máu rất nhiều, điều này cũng gây nên những mệt mỏi cho người mẹ.

Bạn có nói là đi siêu âm thành tử cung mỏng, tôi cho rằng cũng không hẳn vì khi mang 3 thai thường sẽ quan tâm đến chiều dài cổ tử cung như thế nào, mình luôn phải theo dõi. Nếu đi khám trên 28mm thì bạn có thể yên tâm để theo dõi thêm thời gian nữa. Ngoài ra cần kiểm tra lượng nước ối, vì bạn cũng không nói rõ cho tôi biết là 3 thai - 3 bánh rau riêng biệt hay 3 thai - 1 bánh rau hoặc 2 thai - 1 bánh rau và 1 thai riêng bánh rau bởi mỗi tình trạng bánh rau cũng sẽ có nguy cơ riêng. Có một cái nguy cơ là hội chứng truyền máu song thai, khi vào tuần thai thứ 15 có thể xuất hiện hội chứng truyền máu song thai nên khi hết dịch, bạn cần được thăm khám, hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa.

Tại thời điểm này tôi khuyên bạn nên ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, không ăn kiêng khem quá nhiều. Bạn cũng nên hạn chế đường, giảm tinh bột, tăng rau củ, tăng đạm bổ sung để thêm sức khỏe cho người mẹ. Không cần ăn quá nhiều cơm vì nguy cơ tiểu đường thai kỳ rất lớn.
Chúc bạn có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn!

ID CLIP 87725_BS Đinh Thị Hiền Lê
 
 

Chào bác sĩ Hiền Lê, tôi đã biết bác sĩ từ rất lâu khi được đọc nhiều kỳ tích do bác sĩ làm nên. Rất nhiều bà mẹ đã được đón con khỏe mạnh bình an dù gặp nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Tôi đang dự định sẽ sinh con nhưng từng bị sảy thai 2 lần. Vì công việc là ...

Hà Hoa, 28 tuổi, Bắc Giang

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Khi thông tin cho tôi bạn lại chưa cho tôi biết bạn đã bị sảy thai ở tuần thứ bao nhiêu, thai còn sống hay thai đã hỏng. Nếu có thêm những thông tin này sẽ giúp tôi tư vấn cho bạn được kỹ càng hơn.
Tuy nhiên như chia sẻ của bạn, đã có tiền sử sảy thai 2 lần bạn cần được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để biết nguyên nhân gây sảy thai là gì?
Sảy thai sớm có thế là những nguyên nhân về di truyền, nội tiết hoặc bệnh lý của người mẹ, tử cung. Những trường hợp sảy thai lớn sẽ xem xét hình dạng cổ tử cung có bình thường không... Tất cả những yếu tố đó đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
Bạn cũng cần lưu ý thêm, việc đi lại nhiều không hẳn là một yếu tố lớn gây ra sảy thai.

ID CLIP 87728_BS Đinh Thị Hiền Lê
 
 

Em đang mang thai đôi (2 giới tính) thai có 2 bánh rau, 2 buồng ối nhưng cân nặng lệch nhau khá nhiều 500-700 gram. Vậy có nguy hiểm gì cho thai không ạ, liệu 2 thai có phát triển song song bình thường không ạ?

Thu Hiền, 35 tuổi, Bắc Ninh

NameThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn! Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Khi bạn mang thai đôi, 2 buồng ối - 2 bánh rau thì những nguy cơ so với 2 thai nhi - 1 bánh rau đã giảm đi rất nhiêu. Tuy nhiên, một trong những nguy cơ của song thai là việc thai chậm phát triển trong tử cung và 1 trong 2 thai có dấu hiệu chậm phát triển. Chậm phát triển có nhiều nguyên nhân, trong đó cần loại trừ các nguyên nhân về nhiễm sắc thể (NST). Nếu bạn đã loại trừ được những nguyên nhân đó, thì có thể xem xét đến phần dinh dưỡng, một phần của bánh rau của thai bé có thể nhỏ hơn hoặc vị trí bám dây rốn bất thường (bám lệch tâm, bám màng) đều có thể làm thai chậm phát triển trong tử cung.

Một khi thai đã chậm phát triển trong tử cung thì chúng ta sẽ không thể có bất kỳ can thiệp gì để hai thai phát triển bằng nhau được. Điều cần làm được là theo dõi thật chặt chẽ những bất thường có thể xảy ra để có biện pháp can thiệp sớm, tránh mất tim thai trong bụng mẹ.

ID CLIP 87742_BS Đinh Thị Hiền Lê
 
 

Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu nội tôi, cháu trai. 7 tuổi hay đi tiểu nhiều lần trong ngày, khi đi xong bị buốt, đau thì có phải bị thận yếu không? Có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cháu sau này không? Tôi xin cảm ơn

Trần Phương, 55 tuổi, Phú Thọ

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương

Chào bạn, bé đi tiểu buốt và tiểu nhiều lần. Trong trường hợp này, đầu tiên bạn phải loại trừ nhiễm trùng đường tiểu bởi nếu nhiễm trùng đường tiểu bạn không điều trị thì nguy cơ sẽ thành bệnh mạn tính. Nếu bệnh chỉ ở bàng quang thì không sao nhưng nếu lan lên thận thì thành nhiễm trùng đường tiểu mạn tính ở thận. Đôi khi bệnh không có sốt và diễn biến âm thầm thì sẽ gây ảnh hưởng tới thận sau này. Thậm chí có những bé trước đó không có vấn đề gì cho đến năm 30 tuổi thì phát hiện suy thận, cho nên chúng ta cần phải rất cẩn thận nếu như bé bị nhiễm trùng đường tiểu mạn tính.

Vấn đề quan trọng là khi tiểu buốt, tiểu nhiều lần bạn nên đưa bé đi kiểm tra nước tiểu. Nếu có nhiễm trùng đường tiểu thì cần được điều trị và nếu bệnh tái phát nhiều lần quá thì bạn cần đưa bé đến gặp các bác sĩ khoa nhi về thận tiết niệu để được kiểm tra, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thì cũng có bác sĩ Nhi chuyên về bệnh thận tiết niệu. Ngay cả trong mùa dịch, đang giãn cách thì ít nhất bạn cũng cần cho bé thử nước tiểu để xem nước tiểu của cháu có nhiễm trùng không, nếu nhiễm trùng cần điều trị ngay bởi để lâu sẽ không tốt.

ID CLIP 87716_PGS Nguyễn Thị Quỳnh Hương
 
 

Thưa bác sĩ! Em mang thai mới được 16 tuần, đi siêu âm thai nặng 87gram, em xem chỉ số cân nặng tiêu chuẩn là 100gr có nghĩa thai nhỏ hơn khá nhiều theo chuẩn. Bác sĩ siêu âm chẩn đoán dây rốn bám màng bánh nhau. Vậy em cần làm gì để bảo vệ thai và bổ sung dinh dưỡng gì để thai ...

Thu Hương, 29 tuổi, Huế

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn! Thai 16 tuần nặng 87g cũng không phải là dấu hiệu quá nguy hiểm. Với thai 16 tuần, tôi không rõ bạn đã làm những xét nghiệm để thăm dò xem có bất thường về nhiễm sắc thể (NST) hay chưa? Vì thai chậm phát triển trong tử cung cần loại trừ xem có phải nguyên nhân từ yếu tố di truyền.

Nếu bạn đã làm Double Test, Triple Test, NIPT rồi thì đã loại trừ những bất thường từ NST. Trong trường hợp, thai nhi bị dây nhau bám màng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nuôi dưỡng thai nhi sẽ kém, vì lượng cung cấp máu cho thai nhi bị giảm đi khá nhiều.

Nếu đã bị dây nhau bám màng rồi thì việc ăn uống cũng không có cải thiện gì nhiều cho sự phát triển về cân nặng của em bé và bố mẹ phải chấp nhận là em bé sau này sẽ nằm ở trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung. Tuy nhiên em bé sẽ chỉ nhỏ hơn bình thường một chút thôi. Khi con ra đời, nếu nuôi dưỡng tốt thì vẫn phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Và khi đã bị dây rau bám màng, bạn cần thăm khám với các bác sĩ, chuyên gia để kiểm tra xem tốc độ phát triển của em bé qua các chỉ số: sinh học, tuần hoàn, động mạch não, động mạch rốn..., nếu vẫn nằm trong giới hạn bình thường, sẽ tiếp tục theo dõi. Nếu có những bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên để can thiệp kịp thời cho bạn.

ID CLIP 87734_BS Đinh Thị Hiền Lê
 
 

Em mang song thai tuần 33 mà rau bị vôi hoá độ 2. Như vậy thai nhi không hấp thu được dinh dưỡng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu chất đúng không ạ? Em cần làm gì để cải thiện tình trạng này?

Thu Thủy, 27 tuổi, Bắc Ninh

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Cảm ơn câu hỏi của bạn! Với một người mang song thai, thai được 33 tuần đã là dấu hiệu rất đáng mừng và vì bạn không nói cho tôi biết cân nặng của 2 thai là bao nhiêu nên tôi cũng không đánh giá được thai có bị chậm phát triển trong tử cung hay không.

Thai 33 tuần và bánh rau bị vôi hóa độ 2 không phải là dấu hiệu để đánh giá thai nhận ít dinh dưỡng hay dưỡng chất thai nhận kém đi. Mà ở độ tuổi thai đó, việc bánh nhau bị vôi hóa là dấu hiệu phát triển bình thường. Khi theo dõi thai chậm phát triển dựa vào cân nặng của thai nhi chứ không dựa vào sự canxi hoá của bánh rau để đánh giá.

Để tốt nhất, bạn cần theo dõi được cân nặng, các hằng số sinh học khác (tuần hoàn, nước ối). Tôi nghĩ với song thai 33 tuần là rất tốt rồi, bạn nên ổn định tâm lý, giữ sự vui vẻ, tránh căng thẳng để có thai kỳ khỏe mạnh bạn nhé.

ID CLIP 87743_BS Đinh Thị Hiền Lê
 
 

Em năm nay 21 tuổi, có thai lần đầu, hiện tại được 18 tuần, thai đôi chung 1 túi ối và 1 bánh rau. Em nghe nói trường hợp của em cũng rất nguy hiểm hay có xảy ra những bất thường như 2 bé bị cuốn dây rốn hay truyền máu song thai. Mong được bác sĩ tư vấn cách theo dõi thai ...

Lê Hằng, 32 tuổi, Thanh Hóa

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Xin chào bạn! Trường hợp của bạn, song thai chung bánh rau là điều rất hiếm gặp. Khi thai 18 tuần, song thai chung bánh rau và bạn tự theo dõi thì rất khó thực hiện. Việc theo dõi thông qua siêu âm, bác sĩ dựa vào hình ảnh để có chẩn đoán: hình thái học, hai dây rốn có gần nhau không, có bị xoắn vào nhau không, có bị thắt nút hay không...

Thường thì song thai chung 1 bánh rau sẽ có hiện tượng 2 dây rốn bám rất gần nhau, có trao đổi tuần hoàn lớn, lượng máu đi qua nhiều nên thường sẽ có những bất thường về tim ở 1 trong 2 bé. Vì vậy bạn cần phải được thăm khám rất cẩn thận.

Về hội chứng truyền máu song thai ở song thai chung 1 bánh rau có xảy ra nhưng rất hiếm gặp và việc đó cũng phải được bác sĩ, chuyên gia làm về sản khoa mới có thể chẩn đoán được. Biểu hiện ở mẹ bầu đôi khi là bụng to, căng rất nhanh, khó thở... là dấu hiệu bạn có thể tự phát hiện được.

ID CLIP 87744_BS Đinh Thị Hiền Lê
 
 

Bác sĩ ơi, em đang mang thai 16 tuần. Em nghe nói có tiêm vaccine covid cho bà bầu. Bác sĩ cho em hỏi, với tình trạng sức khỏe bình thường khi mang thai, em có thể đăng ký tiêm được không ạ? Tiêm vaccine cho bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Trước và sau khi tiêm cần lưu ý ...

Hà Phương, 31 tuổi, Ninh Bình

BS.CKI Nguyễn Hoàng Tùng

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn do phải đi khám thai nhiều, tiếp xúc với nhiều người. Trong trường hợp nhiễm bệnh có khả năng ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc đẻ non. Do vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng Covid-19 khi đang mang thai và việc tiêm ngừa như vậy không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.

Điều kiện để đi tiêm phòng ngoài việc tim thai bình thường, bạn cần khám sàng lọc, khai thác tiền sử có dị ứng, mẫn cảm nào không và sau khi tiêm xong sẽ có hướng dẫn cụ thể việc chăm sóc, theo dõi tại nhà.

ID CLIP 87756_BS Nguyễn Hoàng Tùng
 
 

Tôi mang thai được 30 tuần, đang ở trong vùng phong tỏa. Thỉnh thoảng tôi bị đau bụng, có những cơn co thắt nhẹ kèm đau lưng, có xuất hiện một ít dịch âm đạo nhưng không thường xuyên. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên, dấu hiệu nào nguy hiểm cần đi viện ạ? Những dấu hiệu của tôi có nguy cơ ...

Bích Quyên, 35 tuổi, Hòa Bình

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn! Thật không may cho những người phụ nữ mang thai gần đến ngày sinh nở lại nằm trong khu vực giãn cách, gặp nhiều khó khăn và sẽ phải cố gắng khắc phục bằng cách tự theo dõi sức khỏe của mình.

Thứ nhất, nếu trong khu vực của bạn có bác sĩ sản thì bạn nên đến khám, làm siêu âm kiểm tra. Trong trường hợp khu vực của bạn không có bác sĩ sản thì tôi xin đưa ra một số lời khuyên như sau: 30 tuần có thể xuất hiện cơn gò nhẹ nhàng, hơi đau nhẹ là bình thường nhưng nếu cơn gò thường xuyên, đều đặn thì có thể là dấu hiệu của nguy cơ sinh sớm.

Thứ hai, trong khi mang thai vẫn bị ra những dịch nhày âm đạo, tăng tiết nhiều hơn người bình thường. Vấn đề này không đáng lo ngại, bạn cần chú ý xem dịch đó như thế nào: dịch trong hay có màu vàng, xanh; có mùi hôi, màu đục... đây là những dấu hiệu nhiễm khuẩn. Khi đó bạn cần đến khám để điều trị, vì viêm nhiễm âm đạo có thể gây rỉ ối, vỡ ối sớm.

Nếu dịch âm đạo thỉnh thoảng mới ra và không ngứa, không khó chịu gì nhiều thì cũng không nên quá lo lắng. Trong trường hợp thấy ra nước âm đạo nhiều, trong, có thể là dấu hiệu của rỉ ối thì bạn cần đi khám.

Thứ ba, trong thời điểm này, bạn cần theo dõi tốt nhất những cử động của thai nhi, khoảng 45-60 lần/ ngày là bình thường. Bạn đếm cử động thai vào thời điểm sau khi ăn, trong thời gian 4 tiếng cử động thai trên 10 lần là bình thường. Bạn có thể yên tâm, không cần lo lắng nhiều; nếu trong 4 tiếng cử động thai dưới 10 lần thì cần đi khám để có hướng xử lý kịp thời.

ID CLIP 87731_BS Đinh Thị Hiền Lê
 
 

Hiện nay em có 1 bé trai gần 4 tuổi. Cháu sinh thiếu tháng ở tuần thứ 33 do mẹ bị vỡ ối sớm. Em dự định sẽ sinh thêm 1 bé nữa vào năm tới. Em có nguy cơ bị vỡ ối sớm như lần trước không ạ?

Phương Linh, 30 tuổi, Quảng Ninh

BS.CKI Nguyễn Hoàng Tùng

Vâng! Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Khi đã có tiền sử đẻ non ở bé đầu, thì khi mang thai bé sau bạn cần cẩn thận hơn, theo dõi thai sát sao hơn là điều đúng đắn. Bé đầu bạn bị vỡ ối sớm có thể là do nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn tử cung hoặc buồng tử cung bị ngắn. Tôi khuyên bạn trước khi mang thai lần này nên đi khám phụ khoa để loại trừ sớm các viêm nhiễm và nếu có bị viêm nhiễm thì cần điều trị xong mới có thai.

Tiếp đó, trong quá trình mang thai bạn cần đi khám định kỳ thường xuyên, bác sĩ sẽ kiểm tra hoạt động của thai, sự phát triển thai, kiểm tra cổ tử cung... để kịp thời phát hiện bất thường, giúp tránh nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non như lần mang thai trước.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

ID CLIP 87757_BS Nguyễn Hoàng Tùng
 
 

Chị gái em sinh cháu được hơn 2 tháng rồi nhưng khu vực tầng sinh môn vẫn bị nhiễm trùng, đau, rỉ nước. Có cần đi khám và điều trị không thưa bác sĩ, hoặc có thể dùng biện pháp gì vì nơi em ở đang phong tỏa ạ.

Khánh Linh, 25 tuổi, Hưng Yên

BS.CKI Nguyễn Hoàng Tùng

Chào bạn! Chị gái bạn sau sinh 2 tháng vẫn bị tình trạng ra nước, vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như vậy có lẽ là vết khâu chưa hồi phục hoàn toàn. Có thể do bị nhiễm khuẩn hoặc bị dị ứng với chỉ khâu tầng sinh môn. Chị bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra xem nguyên nhân là gì và sẽ có cách giải quyết. Ví dụ là do dị ứng chỉ khâu, bác sĩ sẽ tháo chỉ ra và tùy theo mức độ tổn thương ở vùng tầng sinh môn của chị bạn để có tư vấn điều trị phù hợp.

Trong trường hợp nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cân nhắc việc dùng kháng sinh điều trị mà không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho em bé bú mẹ.

ID CLIP 87760_BS Nguyễn Hoàng Tùng
 
 

Tôi sinh con được 5 tuần nhưng vẫn ra máu lúc đỏ tươi lúc đen sẫm. Tôi không bị đau bụng nhưng hay chóng mặt, mệt mỏi, hay bị ngất, vã mồ hôi, sốt cao khi sữa về. Tôi đẻ mổ, liệu tôi có phải bị hậu sản không thưa bác sĩ?

Hoàng Hà, 36 tuổi, Phú Thọ

BS.CKI Nguyễn Hoàng Tùng

Chào bạn! Sau sinh mổ 5 tuần mà vẫn ra máu đỏ tươi, đỏ sẫm như vậy rất có thể bạn bị nhiễm khuẩn hậu sản, viêm nội mạc tử cung. Để chắc chắn thì bạn phải đi khám, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng vết mổ, tình trạng sức khoẻ cho bạn.

Vì với phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ vẫn còn dịch trong buồng tử cung, mà không được đi khám để có hướng điều trị xử lý kịp thời, triệt để có thể gây viêm niêm mạc cổ tử cung và có thể là nguyên ngân gây ra máu cho bạn. Khi đi khám, thông qua hình ảnh siêu âm, có thể là một số chỉ định khác đi kèm... bác sĩ sẽ đánh giá chính xác nhất tình trạng và có hướng xử lý tốt nhất cho bạn.

Tình trạng của bạn còn bị chóng mặt, ngất xỉu, vã mồ hôi... cũng là dấu hiệu cần phải đi thăm khám để xem có phải do thiếu máu hay không. Ngoài ra khi xuống sữa bạn bị sốt, có thể là sốt do căng sữa và khi đi khám cần siêu âm tuyến vú hoặc có thể là sốt do viêm niêm mạc tử cung ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng của bạn cần được thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.

ID CLIP 87772_BS Nguyễn Hoàng Tùng
 
 

Sau khi sinh con, tôi bí tiểu, mỗi lần đi tiểu rất khó khăn và phải gắng sức rặn, rất mất sức. Vậy tôi cần làm gì? Uống thuốc gì? Tôi cũng đã thử chườm nước ấm, mở vòi nước róc rách nhưng không hiệu quả

Vân Anh, 31 tuổi, Lào Cai

BS.CKI Nguyễn Hoàng Tùng

Chào bạn! Trong quá trình chuyển dạ, đầu của em bé sẽ tì vào bàng quang của mẹ nên sẽ gây ra hiện tượng đờ bàng quang tạm thời sau sinh, khiến cho việc đi tiểu rất khó khăn. Tôi thấy bạn đã áp dụng những mẹo, thủ thuật như chườm ấm, mở vòi nước róc rách mà vẫn chưa đi tiểu được thì bạn có thể ngồi trên bệ vệ sinh đi tiểu như bình thường và dùng tay xoa nhẹ vùng bụng dưới.

Nếu bạn vẫn chưa đi tiểu được, cảm giác căng tức khó chịu nhiều cần phải đi khám ngay để tránh nguy cơ bị căng tiểu quá mức gây đờ bàng quang hoặc vỡ bàng quang. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chương trình!

ID CLIP 87774_BS Nguyễn Hoàng Tùng
 
 

Em sinh mổ bé trai 2.8kg. Hiện nay bé 11 tháng, nặng khoảng 10kg. Bé từng bị viêm phổi hồi 3 tháng tuổi, sau đó bé lại được chẩn đoán là hen phế quản nên bác sĩ có chỉ định xịt dự phòng Flixotide 2 lần/ngày-mỗi lần 2 nhát và uống Singulair mỗi tối. Em muốn hỏi bác sĩ là thuốc xịt như vậy ...

Trần Ngọc Cầm, 32 tuổi, Ninh Bình

TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Yến

Chào bạn! Bé nhà bạn sinh mổ 2.8kg hiện bé đã 11 tháng nặng 10kg, như vậy bé có chỉ số phát triển khá tốt. Theo như phần câu hỏi, bé đã có 2 lần bị bệnh đường hô hấp, lần 1 chẩn đoán viêm phổi, lần 2 chẩn đoán hen phế quản.

Tôi không rõ chẩn đoán này là do bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ đa khoa chẩn đoán,nhưng bác sĩ đã cho bé dự phòng 2 loại thuốc: Flixotide 2 lần/ngày và uống Singulair mỗi tối. Theo chuyên môn của tôi, đây là trường hợp hen phế quản ở thể nặng. Tôi cần thêm thông tin là bạn cho bé dùng thời gian bao lâu để có thể đánh giá chính xác tình trạng của bé.

Vì theo kinh nghiệm cho bé dùng thuốc, bác sĩ phải hẹn đến khám lại hàng tháng để đánh giá 2 vấn đề: hiệu quả của việc dùng thuốc và đánh giá tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên đưa bé tới khám để có thể đánh giá được hiệu quả của thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc và có thể đều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

Về mặt chuyên môn, Singulair là thuốc rất an toàn, dễ dùng, có hiệu quả khá cao với trường hợp hen ở trẻ nhỏ, trẻ có cơ địa dị ứng vẫn có thể dùng được, vì thuốc này ghi nhận tác dụng phụ rất ít. Tuy nhiên Flixotide là một loại thuốc có thành phần Corticoid theo dạng xịt. Thuốc này có hiệu quả rất cao với trường hợp hen thể nặng nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ.

Tác dụng phụ đầu tiên là nếu sau khi xịt xong, không uống nước sau đó có sẽ gây ra tình trạng nấm miệng. Tác dụng phụ nặng đó là gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như loãng xương hoặc một số tác dụng phụ có tính chất trầm trọng khác cũng được ghi nhận khi dùng liều kéo dài. Trường hợp của con bạn chưa rõ đã cho trẻ dùng thuốc bao lâu để đưa ra cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc.

Bạn nên cho bé đi kiểm tra lại để xem thuốc có tác dụng hay không và điều chỉnh phác đồ dự phòng cho bé. Đồng thời bác sĩ cũng đánh giá tác dụng phụ cho bé khi sử dụng 2 loại thuốc trên hay kiểm tra biến chứng có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.

ID CLIP 87694_PGS Nguyễn Thị Yến
 
 

Con em 2 tuổi, thường xuyên bị táo bón. Em đã làm nhiều biện pháp như cho ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập đi ngoài vào một giờ nhất định, cho ăn sữa chua để dễ tiêu hóa mà bé vẫn bị táo bón. Mong bác tư vấn giùm em với ạ.

Minh Hương, 33 tuổi, Lạng Sơn

BSNT Dương Thùy Nga

500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám. \nBởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.\n\bID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga"}">Chào Minh Hương, chắc chắn là mẹ đang rất rối bời bởi con mình bị bệnh táo bón. Và như chúng ta đã biết thì khi bé bị táo bón kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ. Bé có thể thấy đau, quấy khóc, ăn uống khó và sợ đi ngoài.
Với em bé nhà mình bị táo bón kéo dài, nhưng tôi không rõ bé đã bị bao lâu. Nếu bé bị hàng tháng thì việc tư vấn và điều trị cũng sẽ khác với bé chỉ bị táo bón 1 - 2 tuần.

500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám. \nBởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.\n\bID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga"}">Ngoài ra, bạn cũng kể về chế độ ăn của trẻ, tuy nhiên bạn chưa nói rõ cụ thể: 1 ngày con ăn được bao nhiêu sữa, uống được bao nhiêu nước và rau củ quả trái cây của con có đảm bảo được lượng chất xơ không hay là bé đang bổ sung các thực phẩm chức năng có chứa chất xơ.

500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám. \nBởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.\n\bID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga"}">Ngoài ra thì bé vận động, sinh hoạt như thế nào? Bạn đã dùng những biện pháp nào để hỗ trợ sinh hoạt cho bé chưa và việc bé đã có thể tập đi vệ sinh hàng ngày thì mình đang thực hiện như thế nào? Nếu như bạn đang làm những việc trên rất là tốt, ví dụ như uống đủ nước: trên 300ml nước, sữa > 500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám.

500ml/ ngày, ăn nhiều rau củ quả, lượng chất xơ theo tiêu chuẩn và bé hàng ngày đã đi vệ sinh rồi mà bé vẫn bị táo bón thì bạn cần đưa con đến bệnh viện khám. \nBởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.\n\bID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga"}">Bởi bé bị táo bón kéo dài thì chắc chắn còn những nguyên nhân khác hoặc nguyên nhân cơ năng, có thể là nguy cơ bệnh lý thực thể. Để giúp bé, bác sĩ có thể dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón thay vì chỉ đơn thuần là bổ sung chất xơ hay thay đổi chế độ ăn vận động. Bạn có thể cân nhắc về quyết định đưa bé đi khám, đặc biệt là đối với các bé bị hậu quả của táo bón như đi ngoài ra máu, chậm tăng cân, sợ ăn và ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm.

ID CLIP 87698_BS Dương Thuỳ Nga