VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ năm, 19/9/2024

Bé nhà tôi 5 tuổi rưỡi, ban ngày thì bình thường nhưng đến tối ngủ thì nghẹt mũi thở không nổi. Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân và cách điều trị. Xin chân thành cảm ơn

Vo quoc tuan, 40 tuổi, Ap 3 xa phuoc Phuoc binh huyen long thanh tinh dong nai

Bé nhà em sinh mổ 3,2kg, mắt bé có tiết rỉ mắt từ lúc đẻ tới giờ gần 4 tháng rồi không đỡ (rỉ ít màu trắng, có tiết nước mắt, không bị đỏ), mặc dù hàng ngày đều được vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 3-4 lần (có day tuyến lệ). Mong bác sĩ tư vấn cho em ạ!

Thanh Mai, 33 tuổi, Hà Nội

Con trai tôi năm nay 17 tuổi, cao 1m75 nặng 72kg. Mấy hôm cháu kêu tim đập nhanh, đo nhịp tim trong ngưỡng bình thường, nhưng huyết áp 135/65. Xin hỏi cháu có cao quá không ạ. Gia đình phải làm như thế nào để cháu ổn định HA. Xin cảm ơn.

Hải Yến Lê, 45 tuổi, Trường Thi - Vinh - Nghệ An

Tôi  47 tuổi, muốn có thêm con. Xin hỏi ở tuôi tôi có mang thai được không ạ?

Hồ Thị Khánh Phương, 47 tuổi, Quảng Nam

Em chào bác sĩ!
Em có bé gái nay được 7 tuổi. Bé có vấn đề bệnh như sau :
- Năm bé 3,5 tuổi, trong miệng bé đau có quằn quằn (như triệu chứng lưỡi bản đồ) kèm theo lưỡi có đốm đỏ gây đau và rát khi ăn uống (bị sụt cân nhiều do không ăn uống được). Em có chở cháu ...

Huỳnh Duy Phương, 36 tuổi, 429A, Lê Khắc Xương, Khóm 4, Phường 6, TP. Cà Mau

BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy

Chào bạn!
Với những dấu hiệu mà bạn đã chia sẻ thì bác sĩ nghĩ con bạn đang bị tình trạng lưỡi bản đồ. Rất thông cảm với nỗi lo lắng của bạn. Đây là một bệnh kéo dài và hay tái phát nên thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng nhưng sau đây bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 số thông tin để bạn hiểu về bệnh hơn.

Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một rối loạn lành tính, ảnh hưởng tới bề mặt lưỡi. Ở bệnh viêm lưỡi bản đồ, những vết trên bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi và là một khoảng đỏ, nhăn, thường có viền bao quanh. Những tổn thương này khiến lưỡi có hình dạng giống như bản đồ, thường lành lại ở một khu vực và sau đó lại lan sang phần khác của lưỡi. Bệnh còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính.

Nguyên nhân của lưỡi bản đồ hiện nay vẫn chưa được biết đến do đó không có cách nào để phòng bệnh. Nó là một rối loạn lành tính và không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư. Bệnh viêm lưỡi bản đồ thường bắt đầu bị từ khi còn nhỏ và kéo dài suốt đời.

Bệnh không có phương pháp điều trị triệt để, trong trường hợp trẻ ăn uống bình thường, không đau, không gây khó chịu gì thì không cần điều trị, chỉ cần chú ý thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng để làm giảm bớt tình trạng của bé và tránh bội nhiễm:
- Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý.
- Chú ý các bệnh về răng miệng, thường xuyên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần.
- Hạn chế cho bé ăn đồ nóng, kích thích, có nhiều gia vị.
- Tăng cường ăn trái cây, uống sinh tố, ăn đồ nguội lỏng giúp bé đỡ đau và vết thương mau lành.

Nếu bé cảm thấy khó chịu, đau rát nhiều, ăn uống quá ít thì bạn có thể đưa bé đến bệnh viện có khoa Nhi để được thăm khám và cho chỉ định một số thuốc uống hay bôi tại chỗ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Chúc bạn sức khỏe!

Bé nhà em được 13,5 tháng, về chiều cao và cân nặng khá trộm vía, bé nặng 12,2kg, cao 80cm, nhưng có 1 vấn đề em nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Em có mua gói tiêm phòng ở viện mình và bình thường em hay hỏi bác sĩ khám trước khi tiêm về các vấn đề thắc mắc trong khi nuôi bé ạ, ...

Oanh Nissan, 27 tuổi, Ct19A Khu đô thị Việt Hưng

Con em 11 tháng nặng hơn 8kg. Bé ăn cơm và thức ăn thô. Uống sữa công thức hoàn toàn theo nhu cầu. Tuy nhiên gần đây thỉnh thoảng bé bị đi ngoài ngày 3-5 lần, cá biệt có hôm 6 lần. Bé vẫn ăn ngủ và chơi bình thường, không khóc quấy. Bác sĩ cho em hỏi là con bị làm sao ạ? ...

thuclinhdhhn, 33 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang

Chào em,

Bé con em 11 tháng, nặng hơn 8 kg và đã ăn được cơm và thức ăn thô là rất giỏi. Theo em mô tả là dạo gần đây bé đi ngoài nhiều lần, bác sĩ muốn hỏi thêm một số thông tin như: Phân của bé màu và mùi như thế nào, tính chất phân có tương tự những lần mọc răng trước đó hay không, chế độ ăn gần đây có gì thay đổi không. Biểu hiện của con em có thể do rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, viêm ruột, do mọc răng hoặc do những nguyên nhân ít gặp hơn như dị ứng với loại thực phẩm nào đó, ....

Vì bé vẫn chơi và ăn ngủ bình thường nên em có thể cho bé uống thêm men tiêu hóa như Bioflora 100mg hoặc Enterogermina ngày 3 lần, lần 1 gói/ ống trong 3-5 ngày. Em chú ý vệ sinh tay cho bé và cho bé ăn uống kỹ lưỡng. Nếu tình trạng của bé cải thiện, em có thể cho bé uống men tiêu hóa đủ 7 ngày. Nếu bé không cải thiện hoặc có một trong những dấu hiệu sau: sốt, đau bụng, đầy bụng, quấy khóc, tiêu máu, ói ... em đưa bé đi khám ngay.

Bé nhà em hiện tại được 4,5 tuổi. Thỉnh thoảng cháu hay bảo đau đầu gối hoặc ở bắp chân mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Thời gian đau đến nay cũng khoảng 1 tháng ạ. Hiện tại cháu vẫn đang bổ sung thêm vitamin tổng hợp. Cháu cũng có tiền sử xung huyết dạ dày uống thuốc điều trị một thời gian ạ. ...

Hà Nguyễn, 30 tuổi, Hà nội

Em đang mang thai bé đầu 38 tuần 2 ngày. Ngày 15/8 em có ra dịch nhầy màu đỏ, 2 ngày sau thì ra nâu hơi tanh. Em đi khám thì bác sĩ nói mở 1 cm. Nhưng về nhà vẫn chưa có dấu hiệu gì. Siêu âm bé được 3,4kg. Em có thể xin nhập viện kích sinh được không ạ?

Thu Viên, 30 tuổi, TP.HCM

Thời gian quan trọng để tầm soát thai nhi là từ 11-13 tuần, nhưng lúc đó em không biết có thai nên không tầm soát độ mờ da gáy và ăn uống cũng không kiêng cữ, đến 16 tuần em có làm xét nghiệm Nipt cho kết quả bình thường. Như vậy Nipt đã có thể yên tâm chưa ạ? siêu âm có thể phát ...

LD, 36 tuổi, tphcm
Hiện Covid rất phức tạp, vợ em chuẩn bị sinh, nếu bình thường thì không sao. Nhưng nếu như bị Covid thì sẽ sinh ở BV nào ở Tp.HCM được ạ. Hiện em đang rất lo lắng.
Kính nhờ Bác sĩ hỗ trợ ạ
Em cảm ơn các Bác sĩ nhiều ạ
Nguyễn Minh, 34 tuổi, Q.Bình Thạnh

Gia đình em 3 người được test nhanh tại nhà ngày 15/08 phát hiện 2 người bị dương tính. Đã báo cho y tế phường và được cho tự theo dõi tại nhà. Bé nhà em 4,5 tuổi, spo2 96, nhịp tim 110 nhiệt độ bình thường, bé khỏe, chơi bình thường, hơi có đàm và ho ít. Cách đây 1 tuần bé có ...

Nguyen Le Xuan, 32 tuổi, 174/32 Trần Xuân Soạn

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn,
Tôi rất cảm thông với lo lắng của bạn về tình trạng của gia đình hiện nay. Thông tin bạn cung cấp không nói rõ 2 người có test nhanh dương tính là những ai? Có bao gồm bé hay không? 2 người dương tính có tiếp xúc gần với bé không?

Hiện tại về mặt an toàn phòng tránh lây nhiễm Covid-19 thì gia đình nên cách ly hoàn toàn những người có test nhanh dương tính, cách ly trong phòng riêng và nên có toilet riêng, ăn uống dùng đồ riêng hoàn toàn, luôn dùng khẩu trang và kính che giọt bắn khi tiếp xúc người chưa mắc bệnh lẫn những người nghi ngờ dương tính trong lúc đợi kết quả PCR và sự hướng dẫn tiếp theo của y tế phường.

Tuy nhiên, nếu cả ba mẹ đều đã nhiễm bệnh, bé chưa mắc bệnh và không có ai khác có thể chăm sóc bé, thì bạn cần phải phòng ngừa lây bệnh cho bé bằng cách mang khẩu trang và kính che giọt bắn nếu có thể mọi lúc, mọi nơi cho cả ba mẹ và bé. Bạn nên theo dõi các triệu chứng bất thường của bé và làm xét nghiệm định kỳ cho bé theo hướng dẫn của y tế địa phương.

Nếu bé đã nhiễm bệnh, với tình trạng của bé thì nồng độ Sp02, nhiệt độ vẫn trong giới hạn bình thường, bé còn ho ít , nếu bé không có các bệnh mãn tính đi kèm thì bạn có thể tiếp tục theo dõi bé tại nhà và dùng các thuốc ho thảo dược an toàn như Prospan, Ho astex để bé dịu cơn ho. Ngoài ra bạn cần theo dõi bé nếu bé sốt, ho ngày càng tăng, thở nhanh bé thở từ 40 lần/ phút trở lên), SpO2 dưới 94%, thở mệt hay bé có các dấu hiệu nặng bất thường khác, bạn có thể liên hệ y tế phường hỗ trợ để bé được điều trị tại các bệnh viện có nhận bệnh nhi nhiễm Covid-19.

Chúc bạn sức khỏe!

Cháu nhà em 4 tuổi. Đầu năm 2021 cháu có nổi hạch ở cổ góc hàm phải. Đã đi khám và uống thuốc đã khỏi đến nay không thấy xuất hiện lại, em muốn đưa cháu đi khám lại tuyến trên cho yên tâm mà do dịch chưa đi được, ngoài ra thỉnh thoảng cháu chảy máu cam. Cho em hỏi trường hợp của cháu ...

Trần dũng, 35 tuổi, Hà Tĩnh

Bác sĩ vui lòng tư vấn giúp em 3 câu hỏi như sau ạ:
Câu 1: Các thực phẩm các mẹ bầu kiêng cữ vào 3 tháng đầu như nước dừa, rau ngót, khóm... thì đến 3 tháng giữa và 3 tháng cuối có tiếp tục kiêng nữa không ạ?
Câu 2: Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên vận ...

Nguyễn Thị Bảo Ngọc, 28 tuổi, Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang

Em mang thai 13 tuần đang động thai (tụ dịch dưới màng đệm 15%), đang dùng thuốc uống Duphaston & đặt Cyclogest 400mg. Vậy có nên tiêm vaccine Covid-19 vào thời điểm này không thưa bác sĩ?

Thanh Van, 31 tuổi, 334 Tô Hiến Thành, Q.10, TP.HCM

Em có thai 35 tuần. Em đã xét nghiệm PCR dương tính CT15. Em sốt 1 ngày, ngày sau thì mệt mỏi, ngày 3 mất vị giác. Giờ em nên nhâp viện hay ở nhà theo dõi ạ? Đã tuần thai 35 thì em bé có bị ảnh hưởng không bác sĩ?

Mai Thi, 35 tuổi, Bình Thạnh, TPHCM

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi

30 thì bệnh hầu như ko có khả năng lây lan. \r\n\r\nChúc bạn và bé mạnh khỏe. Nếu có thêm thắc mắc gì bạn có thể đặt lịch \"\"khám online\"\" với các bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua Tổng đài 0287 102 6789, website tamanhhospital.vn hoặc qua fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ. Thân mến!\""}">Chào bạn,

Trường hợp F0 không triệu chứng thì có thể tự theo dõi ở nhà, nếu thấy: mẹ khó thở nhiều, sốt cao, ho đàm nhiều, tiêu chảy... hoặc có ra huyết âm đạo, ra nước liên tục rỉ rả (vỡ ối), đau bụng từng cơn với khoảng 3-4 cơn đau trong 10 phút liên tục kéo dài, hoặc hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, tiểu ít; hoặc thai máy rất ít/không máy... thì nên vào bệnh viện Từ Dũ hoặc bệnh viện Hùng Vương khám và khai báo là có xét nghiệm PCR dương tính (vì đây là 2 bệnh viện được Sở Y tế phân công điều trị Covid-19, nên thai phụ sẽ vào đó).

Thường thai không bị ảnh hưởng gì nên bạn đừng quá lo lắng, cần theo dõi thai máy và kiểm tra thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn xét nghiệm PCR lại lần 2 sau 7 ngày, so với lần1, nếu kết quả PCR có CT tăng >30 thì bệnh hầu như ko có khả năng lây lan.

Chúc bạn và bé mạnh khỏe. Nếu có thêm thắc mắc gì bạn có thể đặt lịch "khám online" với các bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh qua Tổng đài 0287 102 6789, website tamanhhospital.vn hoặc qua fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ. Thân mến!

Chào bác sĩ, bé trai nhà con được 3 tuổi, bé bị Amidan quá phát, trong năm nay đã bị lần thứ 4 và không có dấu hiệu xẹp nhỏ lại. Lần gần đây nhất là vào tháng 6, bé dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bệnh viện liên tục 1 tháng. Tới hôm nay vào giữa tháng 8 là bé có ...

Âu Chí Lân, 27 tuổi, 227 Đội Cung p9 q11

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn,
Amidan là mô bạch huyết nằm 2 bên thành sau họng, có nhiệm vụ là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào miệng của bé. Viêm amidan thường gặp hơn ở trẻ em vì chức năng miễn dịch của amidan hoạt động mạnh nhất trước tuổi dậy thì.

Mặc dù nhiệm vụ của amidan là bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, có một số trường hợp cần cắt bỏ amidan như:
• Viêm Amidan tái phát từ 6 lần/năm; 5 lần năm/2 năm; 3 lần năm/3 năm.
• Amidan phì đại gây rối loạn nhịp thở, ngừng thở lúc ngủ, ngủ ngáy, khó nuốt, không tăng cân, nói ngọng...
• Viêm Amidan gây biến chứng thấp khớp, viêm vi cầu thận, viêm tai giữa, viêm xoang, abcess quanh amidan...
• Tình trạng viêm amidan mạn hốc mủ, sỏi amidan...

Theo thông tin bạn cung cấp, trong năm nay, bé của bạn bị viêm amidan tái phát 5 lần, có lần phải uống kháng sinh 1 tháng và amidan của bé có tình trạng quá phát; tuy nhiên, việc bé có chỉ định cắt amidan hay chưa còn tùy thuộc vào số lần bé bị viêm amidan được bác sĩ chẩn đoán trong những năm gần đây và mức độ quá phát của amidan. Do đó, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, bạn nên thu xếp đưa bé đến khám tại những bệnh viện có khoa Tai Mũi Họng Nhi để được tư vấn cụ thể hơn. Thân chào bạn!

Chào Bác sĩ ,
Em có vần đề muốn hỏi , con em được 2 tháng tuổi, bé bú sữa mẹ và sữa bình thêm, nhưng 2 ngày nay bé không bú bình nhưng vẫn bú sữa mẹ bình thường. Vậy thì có sao không bác sĩ? Bé ngủ nằm sấp không nằm ngửa vì do giật mình ngủ không được sâu.
Xin bác ...

Huỳnh Trẩn Phương Thảo, 36 tuổi, 45 Nguyễn Khoái, phường 01, quận 4, TP Hồ Chí Minh

BS.CKI Đỗ Thị Kiều Oanh

Chào bạn!
Rất chia sẻ với tình trạng con bạn đang có. Đa phần các bé đang bú mẹ và bú bình thì sẽ thích bú mẹ hơn vì ti mẹ sẽ mềm mại và dễ chịu hơn, một số bé thích mùi vị sữa mẹ hơn sữa công thức. Vì vậy nếu sữa mẹ không đủ hoặc mẹ vẫn muốn bé bú bình xen kẽ với bú mẹ thì mẹ nên chọn loại núm ti bình mềm mại.

Nếu bạn muốn cho bé bú bình mà vẫn duy trì sữa mẹ thì có thể vắt sữa mẹ cho vào bình. Nếu bạn vắt sữa mẹ cho bé bú qua bình thì nên vắt sữa định kì mỗi 3 tiếng để duy trì lượng sữa mẹ cho bé. Khi cho bé bú bình thì mẹ cũng nên tránh lại gần chỗ bé vì có thể khi thấy mẹ bé sẽ không hợp tác bú bình.

Với tình trạng thích ngủ sấp của trẻ, do việc ngủ sấp vào ban đêm có thể tăng nguy cơ đột tử nên mẹ có thể” huấn luyện” lại cho trẻ việc ngủ ngửa ít nhất đến 1 tuổi bằng cách cho trẻ nằm ngửa từ đầu giấc ngủ, có thể dùng cuốn chăn hoặc gối chặn để hạn chế bé nằm sấp, nhưng trong ngày mẹ có thể cho trẻ nằm sấp chủ động gọi là “tummy time” để giúp cơ cổ và cơ vai của trẻ mạnh mẽ và thúc đẩy các kỹ năng vận động.

Chúc bạn sức khỏe!

Thưa bác sĩ! Vợ em đang mang thai tuần thứ 33. Do dịch bệnh nên hơn 4 tuần nay không đi kiểm tra thai định kỳ được. Sức khỏe vợ em thì bình thường chỉ lâu lâu hơi mệt. Vậy cho em hỏi đã trễ hạn khám định kỳ vậy thai nhi có sao không? Và vợ em đã mang thai tuần 33 vậy có ...

Long, 41 tuổi, Cần Thơ

Em mang thai 22 tuần nhưng chân đã bị phù và chỉ phù chân thì nguyên nhân vì sao và có nguy hiểm ko ạ? Em không ăn mặn nhưng ăn tinh bột và làm công việc văn phòng nên ngồi hơi nhiều!

Dương Hoài Linh, 32 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội