VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ bảy, 15/2/2025

Thưa các bác sĩ, em bị hội chứng Antiphotpholipid khi mang bầu phải dùng thuốc trong thai kỳ. Với tình trạng trên của em có thể tiêm vaccine Covid-19 không ạ? Và việc tiêm xong nếu em có bầu và dùng tiếp thuốc thì có gây ra tác dụng phụ gì không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ!

Hương Giang, 30 tuổi, Hà Nội

Bé nhà em 17 tháng nhưng vẫn chưa biết đi, bé có thể vịn tường đi và hay leo trèo. Em có bổ sung các vitamin, canxi, thường dẫn bé tập đi nhưng vẫn vậy. Mong bác sĩ chỉ cho em hướng giải quyết ạ chứ em lo quá ạ.

Trần Trân Anh, 28 tuổi, Phú Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh

BS.CKI Đỗ Thị Kiều Oanh

Chào bạn!
Rất chia sẻ với tình trạng con bạn đang gặp phải. Với mỗi bé thì sự phát triển là khác nhau, độ tuổi tập đi từ 9-18 tháng, có bé sẽ đi lâu hơn một chút. Với tình trạng của bé thì ba mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ phù hợp với lứa tuổi của mình, khuyến khích tập đi trên mặt phẳng bằng phẳng như sàn nhà, hạn chế tập đi trên mặt phẳng như nệm. Ngoài ra ba mẹ có thể dùng các loại hỗ trợ tập đi như xe con gà (hay xe lộc cộc) để giúp bé tự tin đi hơn. Nhưng nếu đến 2 tuổi mà bé vẫn chưa tự đi được một mình thì ba mẹ nên dẫn bé đi khám ở bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng của con bạn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chào bác sĩ. Bé gái nhà em hiện hơn 7 tháng tuổi. Bé có một vết bớt màu đỏ bẩm sinh ở vùng má cạnh tai và sau gáy. Em muốn hỏi bác sĩ khi nào thì có thể cho cháu chiếu laser để xóa vết bớt được ạ? Chân bé nhà em cũng rất cong, liệu sau khi cháu biết đi tình trạng ...

Nguyễn An Phúc, 28 tuổi, TP Nam Định

BSNT Dương Thùy Nga

Chào bạn, nghe bạn mô tả thì tôi có thể đoán cháu có một u máu nhỏ sau gáy, tuy nhiên bạn cần đưa bé đi khám hoặc có thể đăng ký khám online 1:1 để bác sĩ nhìn rõ. Tùy nguyên nhân mới đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu u máu thì có thể uống thuốc, tiêm xơ chứ không chỉ chiếu laser, mỗi phương pháp sẽ phù hợp tùy bệnh bạn nhé.

Còn chân bé nếu cong thì cần khám chuyên khoa chỉnh hình hoặc phục hồi chức năng để các bác xem sinh lý hay bệnh lý, nếu căn nguyên bệnh lý có thể cần can thiệp phù hợp sớm. Tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám nhé. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có nhiều chuyên khoa có thể thăm khám hết vấn đề nhà mình đang quan tâm nhé.

Trong những ngày đầu mang thai (khoảng sau khi trứng thụ tinh 5 - 10 ngày) do không biết đang mang thai nên tôi đã tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid-19. Xin hỏi như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ ạ.

Trần Thị Hà, 35 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên

Chào em! Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì vẫn tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú và chưa có bằng chứng nào ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine lên sức khỏe của thai nhi. Em đừng quá lo lắng. Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi em nhé.

Chúc em sức khỏe!

Em đang sống tại Áo. Em sanh bé đầu nhà em cách đây gần 5 năm. Do bé nhà em nặng gần 4 ký và phần đầu hơi to 35cm, nên bác sĩ buộc phải cho sanh hút. Sau đó thì bác sĩ cho em biết là vì em bị rách đáy chậu cấp độ 3b nên họ khuyên em là đứa thứ hai ...

Trần Thị Nghị, 30 tuổi, Australia

BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên

Chào em! Chị xin trả lời câu hỏi cùa em như sau:
1/ Việc sanh thường hay mổ lấy thai em nên nghe theo chỉ định của Bác sĩ mà em theo dõi thai kỳ vì Bác sĩ đó mới nắm tình hình sức khỏe của em và thai.
2/ Việc đi ngoài ra máu có nhiều nguyên nhân một trong những nguyên nhân hay gặp ở phụ nữ sau sanh là bị trĩ. Trĩ sẽ làm em đi ngoài ra máu, em nên khám thêm chuyên khoa ngoại hậu môn - trực tràng để có chẩn đoán và điều trị em nhé.
3/ Mẹ bị viêm gan B không là chỉ định sanh thường hay mổ lấy thai, sau sanh bé sẽ được tiêm huyết thanh và vaccine viêm gan B ngừa lây truyền từ mẹ sanh con.

Chúc em sức khỏe!

Sau khi tiêm vaccine AstraZeneca phòng Covid - 19 được 2 tuần thì em phát hiện mình có thai, tính đến nay thai cũng được 4 tuần rồi. Em đang rất lo lắng không biết việc tiêm vaccine vậy có bị ảnh hưởng đến em bé hay không, hiện TP.HCM đang tình hình dịch phức tạp em không đi khám thai được. Rất mong ...

Mai Thị Hồng, 35 tuổi, 45 Phan Đình Phùng, Phú Nhuận,HCM

BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên

Chào em! Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì vẫn tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú và chưa có bằng chứng nào ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine lên sức khỏe của thai nhi. Do đó sau khi tiêm vaccine Covid-19 xong mới phát hiện mình mang thai thì cũng không nên lo lắng.

Em cần khám lúc thai 7 tuần để kiểm tra tim thai và đừng bỏ qua giai đọan khám thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, đây là giai đoạn tầm soát bất thường về lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh em cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đặt biệt là axit folic, sắt, canxi, vitamin, ăn uống đa dạng thực phẩm, ăn nhiều trái cây và rau xanh, kiêng không uống cafe, rượu, bia. Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ở đầu bộ phận sinh dục (BPSD) của con trai em có mấy khoảng màu trắng đục, lúc đầu là 1 khoảng, sau em thấy thành 3 khoảng, ngày nào em cũng vệ sinh sạch sẽ cho bé và hay nông đầu BPSD của bé ra ít nhất là 2 lần/ngày. Bác cho em hỏi bé nhà em bị vậy có bị sao không ...

Ngô Thắm, 35 tuổi, 274/37 Nguyễn Văn Lượng, P17, Gò Vấp, TP.HCM

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn,
Khi mới sinh, bao quy đầu dính vào đầu dương vật (quy đầu). Khi bé lớn lên, theo thời gian, bao quy đầu dần dần sẽ tách khỏi đầu dương vật. Đây là một quá trình tự nhiên và diễn ra trong vòng 5 đến 10 năm. 90% bé trai sẽ có bao quy đầu tách ra khỏi dương vật khi được 4-5 tuổi, tuy nhiên cũng có một số bé tách sớm hoặc chậm hơn. Do đó ba mẹ không nên vội vàng can thiệp để tuột hoàn toàn bao quy đầu vì bao quy đầu sẽ tuột tự tuột hoàn toàn ở tuổi dậy thì.

Trong quá trình dương vật và bao quy đầu tách ra, có chất màu trắng (hay còn gọi là bựa sinh dục) có thể tích tụ dưới da quy đầu. Bựa sinh dục được tạo thành từ chất dầu và các tế bào da chết, và không gây hại cho bé.

Bạn không nên cố tuột bao quy đầu hoàn toàn cho bé để rửa sạch bựa sinh dục vì có thể gây tổn thương cho đầu dương vật và để lại sẹo. Khi bé tắm và ngâm trong nước ấm, bạn nhẹ nhàng kéo bao quy đầu xuống và rửa nhẹ nhàng phần quy đầu lộ ra ngoài bằng nước ấm. Nếu phần bựa sinh dục nằm ở dưới chổ bạn có thể tuột xuống được thì không cần tìm cách lấy sạch ngay lập tức, bởi vì chất trắng này là vô hại và không phải biểu hiện của nhiễm trùng. Bạn cũng không cần làm vệ sinh chất bựa sinh dục này mỗi ngày mà có thể làm mỗi tuần 1 lần.

Hiện tại em mang thai được 23 tuần. Em bắt đầu uống cà phê từ lúc thai được 14 tuần. Ngày nào em cũng uống cà phê. Như vậy có bị ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không. Cảm ơn bác sĩ.

Tham Nguyen, 39 tuổi, Tam Đảo, phường 15, quận 10, TPHCM

BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên

Chào em! Cafein mang lại cảm giác hưng phấn cho người dùng nhưng tùy theo hàm lượng dùng hằng ngày mà nó cũng gây ra ảnh hưởng nhất định cho người dùng nhất là phụ nữ mang thai. Cafeine có thể gây tăng huyết áp, gây mất ngủ cho mẹ bầu, cafeine qua nhau thai gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai và cản trở hấp thu dinh dưỡng của thai. Mặc dù một tách cafe nhỏ mỗi ngày không gây hại cho bà bầu. (Lượng cafein an toàn cho bà bầu ở mức 200mg / ngày).

Em cũng nên kiểm soát lượng cafe uống mõi ngày để không vượt ngưỡng an toàn này em nhé. Nếu được em không nên dùng cafeine hằng ngày.

Chúc em sức khỏe!

Em chích ngừa Covid-19 mũi 1 là Moderna ngày 8/8. Một tuần sau 1 em không có kinh nguyệt, thử que thì 2 vạch ạ. Như vậy nếu em để thai thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Và nếu đc thì thời gian bao lâu em mới tiêm ngừa tiếp được mũi 2 Covid-19? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em ...

Thùy Nguyễn, 33 tuổi, Sóc Trăng

BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên

Chào em! Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì vẫn tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú và chưa có bằng chứng nào ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine lên sức khỏe của thai nhi. Em đừng quá lo lắng. Do hiện nay Bộ Y Tế Việt Nam cho tiêm vaccine Covid-19 từ tuổi thai trên 13 tuần. Khi được gọi tiêm mũi 2 Moderna em nên khai với bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm để được quyết định cụ thể em nhé.

Thưa bác sĩ, phụ nữ có thai muốn chích vaccine Covid-19 thì chích ở đâu ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn thị Dung, 36 tuổi, Phước An, Nhơn Trạch, Đồng Nai

BS.CKI Trần Nguyễn Phương An

Chào bạn,
Hiện tại tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang được thực hiện cộng đồng tại các địa phương dành cho nhóm tuổi từ 18-65 tuổi, bạn có thể liên hệ với ban quản lý tại nơi đang sinh sống để đăng ký tiêm vaccine. Trường hợp bạn đang có thai >13 tuần nên đăng ký tiêm tại các cơ sở có khám sản phụ khoa để được hướng dẫn tiêm cụ thể. Hiện tại bệnh viện Tâm Anh có triển khai tiêm ngừa Covid cho các thai phụ >13 tuần tuổi thai và đăng ký theo dõi thai kỳ tại BVĐK Tâm Anh.
Bạn có thể liên hệ tổng đài để được hướng dẫn cụ thể cách đăng ký.

Em tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 xong 10 ngày sau đó em mất kinh nguyệt. Đi siêu âm thì phát hiện có thai. Như vậy em có để được không và nếu để có bị ảnh hưởng gì sau này không ạ?

Trần Thị Thủy, 36 tuổi, Hà Nam

BS.CKI Nguyễn Hoàng Tùng

Chào bạn! Theo hướng dẫn mới nhất của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, khuyến nghị nên tiêm phòng vaccine Covid-19 cho phụ nữ trước có thai - trong - sau khi mang thai. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nên tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho thai phụ trên 13 tuần.

Với trường hợp của bạn đã tiêm phòng mũi 1 khi chưa phát hiện mang thai và hiện thai dưới 13 tuần nhưng Bộ Y tế cũng chưa có hướng dẫn đình chỉ thai nên bạn cứ theo dõi thai kỳ chặt chẽ, chưa cần đình chỉ thai vội. Hơn nữa, bạn có thể tạm dừng chưa tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 để đợi hướng dẫn mới và theo dõi thai kỳ theo các mốc quan trọng nhằm dự phòng các trường hợp có thể xảy ra, các bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử trí kịp thời cho bạn.
Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn!

Chào bác sĩ, em gái em đang trong kế hoạch có em bé, vậy thì có nên tiêm vaccine Covid-19 không ạ? Xin cám ơn bác sĩ.

Thảo Vũ, 35 tuổi, TP.HCM

Em hiện mang thai 36 tuần. Cho em hỏi có nên chích ngừa vaccine Covid-19 không ạ? Và khi chích ngừa về bị sốt thì có được uống thuốc hạ sốt không ạ?

Thuỳ Trang, 31 tuổi, Ấp 1C, xã Phước Thái, Long Thành, Đồng Nai

Âm đạo giãn rộng sau sinh thường có cách nào khắc phục không thưa bác sĩ?

Mai Thị Ngọc, 22 tuổi, Nghệ An
Mẹ tôi 70 tuổi, bị sa âm đạo, sa bàng quang, sa sinh dục độ 3. Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo, viêm nhiễm và sinh hoạt rất bất tiện. BVĐK Tâm Anh có điều trị được không ạ?
Lê Anh, 70 tuổi, Quận 7, TP.HCM

Thưa bác sĩ, tuần 12 của thai kì em đi siêu âm 4D, làm doubletest, xét nghiệm tiền sản giật và xét nghiệm máu CB tại bệnh viện thì kết quả đều bình thường, nguy cơ thấp đối với tiền sản giật và 3 bệnh. Khi được 18 tuần 4 ngày em có đi khám lại thì bác sĩ siêu âm bảo xương sống ...

Hồng Anh D, 29 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê

Chào bạn! Câu hỏi của bạn rất thú vị. Vì khi bạn có thai đi thăm khám ở mốc 12 tuần đo độ mờ da gáy, sau đó làm Double Test, Triple Test... tất cả không có dấu hiệu gì về bất thường NST nên bạn có thể tạm thời yên tâm.

Về thai nhi 18 tuần bạn đo xương sống mũi 3.5, còn khi không có xương sống mũi hoặc xương sống mũi ngắn có thể là bệnh lý về bất thường NST. Vì thế bạn cũng không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn lo lắng thì ở tuổi thai này, bạn có thể yêu cầu bác sĩ chọc ối để làm xét nghiệm xem có đúng là bất thường NST hay không. Tôi nghĩ trường hợp của bạn không cần thiết phải lo lắng về bất thường NST. Vì hằng số sinh học xương sống mũi của thai nhi, người Việt Nam thì chưa có ai đưa ra cả. Ở trên thế giới, người ta thấy chiều dài xương sống mũi của thai nhi 21 tuần vào khoảng 7mm và tốc độ phát triển 1mm/ tuần. Bạn có thể thử tính ngược trở lại, thai của bạn 18 tuần, 3.5mm hoàn toàn không bất thường.

Theo tôi bạn nên tiếp tục theo dõi thai, tới 21 tuần nên thăm khám với chuyên gia siêu âm, kiểm tra tất cả các chỉ số về hình thái học để yên tâm dưỡng thai.

ID CLIP 87411_BS Đinh Thị Hiền Lê
 
 

Em chào bác sĩ, con em 9 tháng tuổi. Lúc sinh ra hơn 1 tuần phát hiện vết bầm dưới môi, khám bác sĩ bảo bướu máu. Bé uống thuốc thấy đỡ lan, uống thuốc khoảng 6 tháng nhưng vẫn còn. Bác sĩ chỉ định bắn lazer nhưng dịch bệnh nên bệnh viện không làm, em trì hoãn 2 tháng nay. Cho em hỏi ...

Nguyễn Thị Hồng Phương, 37 tuổi, 326 Lê Văn Khương, P.Thới A, Q.12, TP.HCM

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa

Chào bạn,
Bướu máu là một vết bớt màu đỏ xuất hiện khi mới sinh hoặc trong tuần đầu tiên hoặc tuần thứ hai sau khi bé chào đời, được tạo thành từ các mạch máu phụ trên da. Đây là một trong những vấn đề về da thường gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi. Bướu máu có thể không có ngay lúc mới sinh, mà thường xuất hiện trong khoảng 2 tháng đầu sau sinh và có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể.

Bướu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là xuất hiện trên mặt, da đầu, ngực hoặc lưng. Bướu máu sẽ được điều trị khi vị trí ở những nơi nguy hiểm như mắt, mũi, miệng, đường thở, hậu môn hoặc khi phát triển quá nhanh; một số trường hợp do vấn đề thẩm mỹ, bác sĩ cũng cân nhắc việc điều trị cho bé bao gồm thuốc bôi tại chỗ và/ hoặc thuốc uống. Một số trường hợp cụ thể bác sĩ có chỉ định sử dụng tia laser để điều trị. Đối với trường hợp của con bạn, nếu bướu máu không lan qua nhanh và không ảnh hưởng đến việc ăn uống hay thở của bé thì bạn có thể trì hoản để qua dịch sẽ đưa bé đi khám lại bướu máu.
Chúc bạn và bé sức khỏe trong mùa dịch!

Ngày 25/6 em có tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 AstraZeneca, đến ngày 6/8 em thử thai 2 vạch, nhưng do thời gian này đang giãn cách, nơi em ở có nhiều chốt chặn không đi được liên quận để đến bệnh viện khám nên không biết thai bao nhiêu tuần. Vì vậy cho em hỏi thời gian tiêm vaccine được khoảng 6 tuần có ...

Thảo Anh, 34 tuổi, Nhà Bè, TP.HCM

BS.CKI Trần Nguyễn Phương An

Chào bạn,
Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì vẫn tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú và chưa có bằng chứng nào ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine lên sức khỏe của thai nhi. Do đó sau khi tiêm vaccine Covid-19 xong mới phát hiện mình mang thai thì cũng không nên lo lắng.

Bạn cần khám lúc thai 7 tuần để kiểm tra tim thai và đừng bỏ qua giai đọan khám thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày, đây là giai đọan tầm soát bất thường về lệch bội nhiễm sắc thể thai nhi. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là axit folic, sắt, canxi, vitamin, ăn uống đa dạng thực phẩm, ăn nhiều trái cây và rau xanh, kiêng không uống cafe, rượu, bia. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xin chào Bác sĩ, vợ em mang thai lần thứ 3, lần mang thai thứ 2 sinh non 32 tuần do mẹ bị tiền sản giật và con bị suy dinh dưỡng bào thai (con sinh được 1,2 kg). Các bác sĩ cho hỏi: lần mang thai này cần lưu ý những gì và chế độ ăn uống cho mẹ như thế nào ạ?

Vũ Văn Định, 36 tuổi, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Thưa bác sĩ, bé nhà em nay gần 5 tháng, khoảng hơn 1 tháng tuổi bé có bị chàm sữa 2 tuần và tự hết. Tuy nhiên, 2 tuần gần đây ở khoé miệng và mép môi bên phải đỏ 1 đốm to khoảng 1 lóng ngón tay cái, bên trong đốm đỏ da hơi khô và sần, không làm bé ngứa. Bác sĩ ...

Vy Tran, 28 tuổi, TP.HCM

BS.CKI Đỗ Thị Kiều Oanh

Chào bạn!
Rất chia sẻ với tình trạng con bạn đang gặp phải. Với những dấu hiệu và tiền căn của bé thì khả năng bé có thể bị chàm môi. Với tình trạng chàm thì bạn nên dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho các bé bị chàm...; thời gian tắm không quá lâu khoảng dưới 15 phút, và tắm với nước ấm nhẹ. Sau khi tắm bạn dùng khăn chặm nhẹ và hạn chế lau chà xát vùng khoé môi. Bạn nên bôi sữa dưỡng ẩm cjo bé lên vùng da bị tổn thương ngay sau khi tắm xong để giữ vùng da luôn được giữ ẩm và cải thiện cấu trúc da. Nếu bé có dấu hiệu như vùng tổn thương lan rộng hoặc rỉ dịch vàng hoặc biểu hiện toàn thân như sốt, lừ đừ, bỏ bú,ngứa ngáy nhiều,...bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng của con bạn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!