Em 32 tuổi, kết hôn 7 năm đã có một con. Năm 2018 em thả một năm không có thai, đi khám và làm các xét nghiệm thì bác sĩ bảo khả năng buồng trứng đa nang (kinh không đều, trứng nhỏ). Em làm IVF được 8 phôi ngày 5, sàng lọc phôi đều tốt, chuyển phôi thành công nhưng sinh non 26 tuần do ...
Chào anh chị!
Tôi rất lấy làm thông cảm về trường hợp của anh chị! Nếu tất cả các chỉ số của chị đều bình thường như dự trữ buồng trứng AMH, nội tiết, phim chụp tử cung vòi trứng có buồng tử cung bình thường, 2 vòi tử cung thông và chất lượng tinh dịch đồ của chồng có số lượng tinh trùng tốt, anh chị vẫn có thể có thai tự nhiên được!
Nhưng do anh chị đã thả được hơn 1,5 năm rồi mà không có thai thì anh chị nên tham gia hỗ trợ sinh sản. Nếu được anh chị nên đến IVFTA và mang toàn bộ xét nghiệm đã làm của hai vợ chồng để các bác sĩ thăm khám và đánh giá lại chính xác sức khoẻ sinh sản của hai vợ chồng từ đó sẽ có hướng xử trí hay có thăm dò các nguyên nhân dẫn đến các bất thường của hai vợ chồng. Dựa trên kết quả đó sẽ tư vấn cho anh chị nên tiếp tục làm IUI hay nên tham gia IVF!
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, anh chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Chào bác sĩ ạ. Cháu đã chuyển phôi lần một tại bệnh viện mình vào tháng 1/2021 không có beta, sau đó cháu được chỉ định đặt vòng nội tiết để điều trị tình trạng hình ảnh ổ trống âm trong buồng tử cung. Đến tháng 6 thì tháo vòng. Từ đó đến giờ tình hình dịch phức tạp nên cháu chưa đi khám để ...
Chào chị!
Nếu được chị nên đến khám sớm lúc sạch kinh để các bác sĩ thăm khám lâm sàng và siêu âm đánh giá niêm mạc tử cung và đánh giá chính xác tình trạng của chị. Từ đó có thể lựa chọn phác đồ để điều chỉnh kinh nguyện của chị sau đó sẽ hẹn chị đến vào ngày 2 vòng kinh để chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi.
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Em năm nay 43 tuổi em đã làm IVF ở bệnh viện sản tại Hà Nội 3 lần, chuyển phôi 7 lần mà không thành công. Em rất mong được bác sĩ tư vấn giúp giúp em. Em nên làm gì tiếp theo ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
Chào chị!
Tôi rất lấy làm tiếc về trường hợp của chị! Do chị chuyển phôi nhiều lần thất bại và không rõ nguyên nhân về mặt chuyên môn chị có chỉ định nên mổ nội soi thăm dò buồng tử cung hoặc soi buồng tử cung chẩn đoán xem có vấn đề gì bất thường như có polyp buồng tử cung, quá sản, niêm mạc tử cung, dính buồng tử cung... hay không. Nếu có sẽ xử trí các nguyên nhân đó trước khi làm IVF.
Nếu tất cả mọi thứ bình thường chị có thể cân nhăc làm IVF nuôi phôi D5 và sàng lọc phôi để tìm ra những phôi tốt có bộ NST bình thường nhằm tăng tỷ lệ thành công. Đồng thời trước khi chuyển phôi chúng tôi có thể sử dụng thêm các phương pháp làm tăng đáp ứng của niêm mạc tử cung như bơm huyết tương giàu tiểu cầu PRP, PBMC... nhằm tăng tỷ lệ thành công.
Nếu được chị nên đến khám sớm tại IVFTA mang toàn bộ xét nghiệm đã làm để các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng của chị từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp và tốt nhất cho chị!
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Vợ chồng em có một con gái đầu nhưng 8 năm nay để tự nhiên không có thai. Đã đi làm tinh dịch đồ kết quả bình thường. Nay em muốn làm thụ tinh ống nghiệm xin bác sĩ tư vấn ạ.
Chào anh.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên. IVF thường được chỉ định cho các trường hợp:
- Các trường hợp vô sinh do tắc vòi tử cung;
- Vô sinh do lạc nội mạc tử cung;
- Vô sinh do bất thường về phóng noãn (không phóng noãn, kém phóng noãn, buồng trứng đa nang, người bệnh lớn tuổi);
- Vô sinh do tinh dịch đồ bất thường;
- Vô sinh không rõ nguyên nhân;
- Đã áp dụng bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhưng không có kết quả...
Trước khi bắt đầu điều trị NB sẽ được thăm khám tổng quát về sức khỏe sinh sản để đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp. Anh chị nên đến trực tiếp bệnh viện thăm khám với các bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xin cảm ơn.
Tôi thấy có một số trường hợp chuyển phôi ngày 6 là thế nào thưa bác sĩ? Tại sao chuyển phôi ngày 5 là tốt nhất? Tôi đã làm IVF hai lần đều được rất nhiều phôi, nhưng nuôi lên ngày 5 thì chỉ còn 2-3 phôi. Chuyển phôi cũng không đậu là vì phôi hay do cơ địa? Tâm Anh có tủ nuôi phôi ...
Xin chào bạn Nguyễn Ngọc,
Điều đầu tiên, bác sĩ rất cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm đến chương trình! Đối với câu hỏi đầu tiên của bạn, phôi ngày 6 là gì? Chúng ta cần nhìn lại quá trình phát triển của phôi, chúng ta có 2 giai đoạn chính, đầu tiên chúng ta có phôi ngày thứ 3 hay còn gọi là giai đoạn phôi phân chia và giai đoạn ngày thứ 5 là phôi nang. Vậy phôi ngày 6 là gì? Đây là những phôi thuộc giai đoạn phôi nang, tuy nhiên tốc độ phát triển của những phôi này chậm hơn bình thường, vì thế các chuyên viên khoa học đề xuất thêm một ngày nuôi phôi nữa, vì vậy người ta gọi là phôi ngày thứ 6.
Đối với trường hợp của bạn, có 2 lần IVF thất bại, một điểm đáng chú ý ở đây là bạn có nhiều phôi ngày thứ 3, tuy nhiên nuôi lên ngày thứ 5 thì chỉ còn số lượng ít. Trong trường hợp này, chúng ta cần quan tâm đến các nguyên nhân, đầu tiên là về chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng cũng như môi trường nuôi cấy phôi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi từ ngày thứ 3 lên ngày thứ 5. Vì vậy, tại IVF Tâm Anh TP.HCM chúng tôi chú trọng đến việc nuôi phôi.
Chúng tôi có 3 hệ thống tủ nuôi phôi: đầu tiên là tủ nuôi thông thường, thứ 2 là động học, chúng tôi sử dụng hệ thống camera để quan sát quá trình phát triển của phôi; và cuối cùng hệ thống tủ nuôi phôi cao cấp hơn và hiện đại nhất hiện nay là hệ thống động học kết hợp với ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chọn phôi. Trong trường hợp của mình, chúng tôi khuyến cáo anh chị nên sử dụng tủ nuôi phôi có hệ thống động học, vì sẽ tạo ra môi trường tối ưu cho phôi, có nghĩa là phôi sẽ được đặt bên trong tủ cấy, không bị mở tủ lấy ra cất vào như các tủ phôi thông thường, vì vậy phôi sẽ được nuôi trong môi trường tối ưu nhất. Thêm nữa là tủ nuôi cấy này cung cấp cho chúng ta toàn bộ quá trình phát triển của phôi, phần nào giúp chúng ta đánh giá được chất lượng của phôi, có thể gợi ý được cho chúng ta những cái bất thường về chất lượng trứng cũng như tinh trùng trước đó.
Chúng tôi rất mong là anh chị có thể đến khám tại bệnh viện và mang theo đầy đủ các giấy tờ để cung cấp thêm thông tin, từ đó chúng tôi có thể tư vấn cụ thể hơn cho anh chị. Thân mến và chúc anh chị nhiều sức khỏe!
Phụ nữ 45 tuổi muốn sinh con có được không? Cần phải đi khám hay làm xét nghiệm gì trước khi quyết định mang thai không, thưa bác sĩ.
Chào chị,
Nói về quyền làm mẹ của phụ nữ thì ở bất cứ độ tuổi trưởng thành nào thì đểu thích đáng. Do đó với trường hợp phụ nữ 45 tuổi cái quyền làm mẹ tôi cũng rất ủng hộ. Tuy nhiên ở độ tuổi này sẽ có 1 số khó khăn. Phụ nữ càng lớn tuổi thì buồng trứng càng ít trứng. Đội tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là từ 45 - 50 tuổi. Trong trường hợp chị là đã đến rất gần độ tuổi mãn kinh, nên số trứng trên buồng trứng của mình đã rất ít, thậm chí có 1 số trường hợp đã bước hẳn vào độ tuổi mãn kinh.
Trường hợp của chị cần thăm khám để biết chính xác tình hình. Tại IVFTA-HCM không ít những phụ nữ có số trứng trên buồng trứng gần như cạn kiệt, những trường hợp này chúng tôi sẽ tư vấn cho bệnh nhân một là chọn giải pháp đi xin trứng của 1 người phụ nữ khác để có con. Giải pháp thứ 2 nếu cón được 1 số lượng trứng thì có thể tiến hành kích thích buồng trứng trong nhiều chu kỳ, gom trứng.
Ví dụ người phụ nữ nhiều trứng thì chỉ cần kích thích 1 lần có thể lấy ra được 10-15 trứng, còn mình 1 lần được 1,2 cái thì sẽ phải làm nhiều lần. Trong những lần đó chúng tôi sẽ kích thích buồng trứng hết sức nhẹ nhàng. làm nhiều chu kỳ rồi gom lại. Khi mình có 1 số lượng trứng phù hợp thì mình làm phôi. Đương nhiên tỷ lệ có thai ở phụ nữ lớn tuổi sẽ không tốt bằng trẻ nhưng cơ hội thì vẫn có. Tôi nghĩ trong trường hợp này chị nên đi khám sớm để xem mình đã mãn kinh hay còn chút hy vọng nào để làm không.
Hy vọng sớm gặp lại chị tại IVFTA-HCM. Thân mến!
Vợ chồng em đi khám, kết quả cho thấy em AMH thấp có 0.53, chồng em tinh trùng yếu, dị dạng nhiều hình thái, tỷ lệ tinh trùng bình thường gần 1%. Liệu vợ chồng em có làm được IUI không?
Xin cảm ơn câu hỏi của bạn, qua các thông tin mà bạn đưa ra tôi nhận thấy của bạn có những khó khăn cả về phía vợ và phía chồng. Bạn thì có AMH thấp 0,53, chồng bạn thì có tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng. Tuy nhiên để có thể bơm IUI được chúng tôi cần thêm nhiều thông tin khác ví dụ như về phía bạn là độ tuổi, buồng tử cung thế nào, 2 vòi tử cung có thông hay không, tinh trùng của chồng bạn cũng cần có thêm các thông tin khác như mật độ, di động. Bởi vậy, 2 vợ chồng bạn nên đến khám sớm, để chúng tôi có thể đánh giá tình trạng của 2 vợ chồng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tôi sinh năm 1984, vợ sinh năm 1988. Vợ chồng tôi thả hai năm nhưng chưa có con. Qua khám sơ thì hai vợ chồng bình thường. Tôi muốn tìm hiểu về chi phí đối với các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp. Kính mong các bác sĩ tư vấn hỗ trợ.
Chào anh chi!
Trường hợp hai vợ chồng đã thả hai năm mà chưa có con thì nên thăm khám và thực hiện hỗ trợ sinh sản. Hiện tại có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản, ví dụ như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc thụ tinh nhân tạo (IUI).
Tuy nhiên, để tư vấn phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp, chúng tôi cần thăm khám toàn diện cả hai vợ chồng về sức khỏe sinh sản. Anh chị nên trực tiếp đến bệnh viện thăm khám với các bác sĩ để được tư vấn phương pháp và phác đồ phù hợp nhất. Bên cạnh đó anh chị sẽ được đội ngũ CSKH cung cấp thông tin chi tiết về chi phí và thủ tục hành chính.
Xin cảm ơn và chúc anh chị may mắn trên con đường tìm kiếm con yêu!
Vợ chồng tôi đã hai lần làm IVF thất bại! Lần đầu chuyển được hai phôi, lần hai chuyển được một phôi không có phôi dư. Tôi 47 tuổi, vợ tôi 43 tuổi và có con gái đầu 16 tuổi. Vậy giờ làm IVF theo kỹ thuật mới tỷ lệ thành công bao nhiêu %, chi phí khoảng bao nhiêu tiền và thời gian chu ...
Chào anh, với trường hợp của gia đình mình, do tuổi của cả hai vợ chồng đều đã cao, đặc biệt là tuổi vợ, nên tiên lượng ban đầu đây là một trường hợp khó khăn do chất lượng trứng và tinh trùng đều đã bị suy giảm, có thể phải làm nhiều chu kỳ để gom noãn/phôi. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của IVF nói riêng và hỗ trợ sinh sản nói chung còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vì vậy, rất mong anh chị có thể sắp xếp thời gian thăm khám, mang theo các hồ sơ đã khám ở nơi khác, để các bác sĩ có thể tư vấn cụ thể nhất cho trường hợp của mình. Xin cám ơn!
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Vợ chồng tôi đã thực hiện IVF hai lần, đều có chất lượng phôi tốt và niêm mạc tốt, nhưng thất bại khi chuyển phôi mà không rõ nguyên nhân. Phương pháp xét nghiệm ERA có thể áp dụng cho trường hợp của tôi được không? Rất mong bác sĩ tư vấn.
Chào chị! Cảm ơn câu hỏi của chị!
Khả năng làm tổ của phôi sau khi chuyển phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó bao gồm bản chất của phôi (chất lượng phôi và khả năng phôi mang bộ nhiễm sắc thể bình thường), độ tiếp nhận của niêm mạc tử cung người mẹ, các yếu tố bệnh lý nền của người mẹ...
Kể cả khi các yếu tố kể trên đã được kiểm soát thì tỷ lệ thành công cho phôi làm tổ với trình độ y học kỹ thuật hiện đại tối đa là khoảng 60-70%. ERA test là một phương pháp xét nghiệm mới trên thế giới, cho phép các bác sĩ lâm sàng biết được thời điểm tối ưu để chuyển phôi phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân dựa trên đánh giá DNA của mô niêm mạc tại thời điểm muốn chuyển phôi, các bằng chứng hiện tại trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp này còn nhiều tranh cãi.
Việc lựa chọn phương pháp tiếp theo để giúp gia tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi, anh chị nên được tư vấn trực tiếp với các bác sĩ lâm sàng, những người nắm rõ tình trạng, tiền sử, các chỉ số xét nghiệm của anh chị. Với những dữ kiện chị đưa ra, lời khuyên trước hết là hãy thực hiện tối đa cho phôi (có thể làm sàng lọc bệnh cho phôi) và đánh giá tình trạng của người mẹ (nhiễm sắc thể đồ, bệnh lý nền...) trước khi kết hợp các phương pháp như ERA test.
Năm ngoái vợ chồng em làm IVF. Trong quá trình chọc trứng, em chỉ thu được ba trứng, hai trứng bị thoái hóa, em tạo được một phôi. Em chuyển phôi nhưng không giữ được thai. Đến đầu tháng 1, em kích được lên 16 trứng nhưng chỉ thu được 5 quả, tạo được một phôi, em chuyển phôi nhưng bị thất bại. Bác sĩ ...
Chào bạn,
Trước tiên tôi khẳng định chỉ số AMH của bạn là 3,77 không phải là quá thấp, tức là dự trữ buồng trứng bình thường. Nhưng vấn đề chất lượng trứng lại là một vấn đề khác. Ở trường hợp của bạn có 1 vấn đề đáng lưu ý là số trứng (noãn) rất nhiều nhưng lại chỉ tạo được số lượng phôi ít.
Nguyên nhân của việc này có thể do chất lượng của noãn hoặc chất lượng của tinh trùng. Với những thông tin bạn cung cấp thì tôi chưa thể khẳng định được nguyên nhân của tình trạng này. Do đó, bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm theo chỉ định để bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân, đánh giá khả năng có thể khắc phục được hay không. Thân mến và chúc bạn nhiều sức khỏe.
Bác sĩ cho em hỏi chi phí mỗi lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF là bao nhiêu ạ, hay khi nào làm thành công mới tính chi phí ạ?
Chào chị,
Phương pháp thụ tinh ống nghiệm hay còn được gọi bằng cái tên phổ biến là IVF là một quá trình điều trị gồm 3 bước chính:
- Thứ nhất là người phụ nữ sẽ được kích thích buồng trứng.
- Thứ hai là trứng sẽ được lấy ra và được tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm cùng với tinh trùng của người chồng để tạo phôi và nuôi phôi.
- Bước cuối cùng sẽ là chuẩn bị nội mạc tử cung và chuyển phôi trở vào trong buồng tử cung của người vợ.
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM, chi phí trung bình cho một chu kỳ điều trị IVF khoảng từ 70 đến 100 triệu. Người bệnh sẽ được hướng dẫn thanh toán các chi phí tương ứng vào từng giai đoạn thực hiện, có nghĩa là ở từng giai đoạn bác sĩ tư vấn để người bệnh thực hiện các xét nghiệm gì hoặc dịch vụ gì thì người bệnh sẽ tiến hành thanh toán song song cho từng giai đoạn đó.
Tôi năm nay 47 tuổi, lập gia đình năm 42 tuổi. Kinh nguyệt gần đây nhất là ngày 23/11/2021 và 23/12/2021, đến nay chưa thấy có kinh. Từ trước đến nay kinh nguyệt của tôi không đều. Tôi tha thiết và mong muốn có một đứa con, mong bác sĩ giúp tôi.
Xin chào chị Lệ Châu!
Tôi rất là đồng cảm và chia sẻ với mong muốn có con của chị. Đối với phụ nữ càng lớn tuổi thì việc mà mang thai sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn, vấn đề của mình ở đây là số lượng và chất lượng trứng ngày càng giảm dần. Và trong trường hợp của chị Châu năm nay 47 tuổi kèm theo các triệu chứng kinh nguyệt không được đều, thì đây có thể là những tín hiệu báo trước là mình đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Hay nói cách khác vấn đề này nó liên quan đến việc dự trữ buồng trứng không còn nhiều.
Để có một câu trả lời chính xác hơn về các phương pháp cũng như hướng điều trị cho mình sớm có con thì tôi mong là chị Châu có thể thu xếp đến khám tại BVĐK Tâm Anh sớm. Tại đây chúng tôi sẽ kiểm tra tình trạng buồng trứng, khảo sát sức khỏe sinh sản tổng quan của chị. Trong trường hợp dự trữ buồng trứng giảm thì mình vẫn có cơ hội mang thai bằng cách là mình sẽ tiến hành kích thích buồng trứng nhiều lần để gom trứng, thậm chí là gom phôi. Mặc dù tỉ lệ mang thai ở lứa tuổi của chị thì tỷ lệ sẽ thấp hơn khi còn trẻ tuổi nhưng mà mình vẫn còn cơ hội. Ngược lại trong trường hợp khả năng dự trữ buồng trứng mình khá thấp, không còn cơ hội trứng nữa thì liệu pháp sau cùng mới là đi xin trứng.
Nhân đây tôi cũng mến chúc anh chị có tin vui trong thời gian sắp tới, cảm ơn chị Lệ Châu.
Em chuyển phôi ngày 18/1, và may mắn đậu nhưng hai hôm nay lại thấy có dịch màu nâu đỏ loãng loãng, em nghe nói đây là máu báo thai sau đó thì thai về tổ. Nhưng em làm IVF thì có máu này không (em làm IVF lần đầu đậu ngay) liệu có nguy hiểm gì không ạ?
Chào bạn!
Đầu tiên xin chúc mừng bạn đã thành công sau khi chuyển phôi vào ngày 18/1. Nếu tính theo ngày chuyển phôi thì hiện taị thai của ban khoảng 4 tuần. Khi phôi bắt đầu làm tổ có thể có hiện tượng sinh lí ra chút máu hồng, tuy nhiên việc ra máu này cũng có thể báo hiệu cho hiện tượng doạ sảy thai, ngoài ra có 1 số nguyên nhân khác như có polyp ở cổ tử cung, viêm lộ tuyến...
Vì thế để xác định được chính xác nguyên nhân gây nên hiện tượng ra máu thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, sau khi xác định được nguyên nhân các Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị thích hợp. Thân mến và chúc bạn có nhiều sức khỏe và niềm vui!
Năm 2020 tôi có chuyển phôi tại Bênh viện phụ sản Hải Phòng đến tuần thứ 6 thì phôi ngừng phát triển không rõ nguyên nhân. Hiên tôi còn trữ 5 phôi dự kiến chuyển trong năm nay. Cho tôi hỏi, tôi muốn chuyển phôi tại bệnh viện Tâm Anh có được không? Trước khi chuyên muốn tôi muốn làm xét nghiệm di truyền học ...
Chào chị, đầu tiên xin cám ơn chị vì đã tin tưởng lựa chọn bệnh viện Tâm Anh. Chị có thể đưa phôi từ nơi khác về để thực hiện chuẩn bị niêm mạc và chuyển phôi tại Tâm Anh. Tuy nhiên, chị cần cân nhắc rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng phôi có thể phát sinh trong quá trình di chuyển phôi giữa các cơ sở lưu trữ. Ngoài ra, dựa trên chất lượng và tình trạng phôi, cũng như hồ sơ bệnh án của chị, các bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho chị về chỉ định làm xét nghiệm di truyền học. Xin cám ơn!
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, anh có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Niêm mạc tử cung của em mỏng 3,4 thì có cần phải điều trị làm tăng độ dày trước chuyển phôi không, nếu điều trị thì có phương pháp gì và mất bao nhiêu lâu thưa bác sĩ. Em rất muốn chuyển phôi luôn vì mong con 7 năm rồi. Em làm IVF ba năm nay thì chất lượng trứng không tốt, lúc chọc hút ...
Chào bạn. Niêm mạc tử cung mỏng (NMTC) là vấn đề thách thức của hỗ trợ sinh sản, do hiện nay chưa có phương án tối ưu để điều trị. NMTC mỏng có thể liên quan đến tỉ lệ đậu thai thấp và tăng các biến cố thai kì như sảy thai, dọa sảy thai... Do đó việc chuẩn bị niêm mạc để có được NMTC tốt là việc rất quan trọng trước khi chuyển phôi.
Tại IVFTA chúng tôi áp dụng nhiều chiến lược khác nhau cho các bệnh nhân có NMTC mỏng, nổi bật trong số đó là phương pháp bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân PRP, đã giúp rất nhiều bệnh nhân đạt được độ dày NMTC phù hợp trước khi chuyển phôi.
Chào bác sĩ. Em năm nay 38 tuổi. Em đã từng làm IVF nhưng không thành công. Hiện em đã sinh mổ 3 lần và sức khỏe tốt. Cháu thứ nhất e sinh mổ năm 2009. Cháu thứ hai năm 2012 và cháu thứ 3 sinh năm 2020.
Gia đình em mong muốn làm thụ tinh IVF để sinh một bé nữa. Mong nhận được ...
Chào chị, trường hợp của chị nếu mang thai tiếp thì đây là một thai kỳ nguy cơ cao. Do lớp cơ tử cung mất đi sự toàn vẹn, chị cần cân nhắc tới nguy cơ đến từ vết mổ đẻ cũ: chửa tại vị trí vết mổ, vỡ tử cung hay đẻ non do nứt sẹo mổ cũ... Chị nên thăm khám để được siêu âm đánh giá vết mổ đẻ cũ và được tư vấn cụ thể hơn. Xin cám ơn!
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc gì, chị có thể liên hệ qua Tổng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Vợ chồng tôi hiếm muốn 11 năm và đã đi khám. Bác sĩ nói chồng tôi phải mổ xem có tinh trùng không, nếu không thì phải xin tinh trùng của người hiến, nhưng hiện tại chúng tôi chưa tìm được người hiến. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh viện Tâm Anh có ngân hàng tinh trùng không?
Chào chị Vân, đầu tiên tôi xin chia sẻ sâu sắc đến với anh chị khi rơi vào 1 cặp vợ chồng không có tinh trùng, để đạt được ước nguyện có con của mình sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt là tìm người hiến tinh trùng. Hiện tại ở Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM đã có ngân hàng tinh trùng, sẵn sàng phục vụ các cặp vợ chồng có nhu cầu.
Tuy nhiên có 1 điểm tôi cần lưu ý với anh chị là khi vợ chồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại ngân hàng tinh trùng phải thỏa 1 số điều kiện như sau là phải tìm được 1 người hiến tinh trùng. Theo quy định của bộ Y tế trường hợp này phải được thăm khám sức khỏe cũng như được thăm khám lâm sàng và thực hiện 1 số xét nghiệm chuyên sâu. Việc này để xác định đây là 1 trường hợp có thể hiến được tinh trùng. Ngoài ra người hiến tinh trùng sẽ được kiểm tra về tâm lý và tâm thần. Sau khi vượt qua những bước kiểm tra thì cần phải đi trung bình từ 3-4 lần trong đó có 2 lần sẽ lấy tinh trùng để trữ lạnh. Lần cuối cùng sẽ xét nghiệm máu để xác định không bị HIV. Toàn bộ quá trình như vậy trải qua khoảng hơn 3 tháng. Đó là hành trình khá dài và phải chờ đợi nên rất mong anh chị kiên nhẫn.
Hẹn gặp lại anh chị tại IVFTA-HCM, chúc anh chị luôn vui khỏe và may mắn.
Em mới chuyển phôi thất bại. Phôi em chuyển là phôi ngày 5 loại một, đã sàng lọc đủ rồi, có beta nhưng lại sinh hoá. Sau chuyển phôi em không dám làm gì, chỉ ở trong phòng suốt, đi lại từ dưới nhà lên cầu thang thôi mà lại bị như vậy, trong khi các kết quả nội tiết khác đều ổn định. Mong ...
Chào bạn!
Thứ nhất cần phải hiểu rõ về sàng lọc phôi. Phôi thường được nuôi ở trong tủ nuôi cấy khoảng 5 ngày, khi đó mỗi phôi có hàng trăm tế bào được phân chia từ 1 tế bào ban đầu là hợp tử (do trứng và tinh trùng thụ tinh tạo thành). Khi đó các tế bào sẽ là giống hệt nhau. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, có thể có các đột biến phát sinh, dẫn tới có thể có các nhóm tế bào bình thường và bất thường trong cùng 1 phôi. Khi này người ta gọi là phôi thể khảm. Loại này không nhiều, phần lớn các phôi nếu sàng lọc bình thường thì các tế bào đều bình thường.
Bên cạnh đó, sàng lọc chỉ phát hiện những bất thường lớn, như là lệch bội (thừa hoặc thiếu NST), các bất thường nhỏ ở mức độ gene là không phát hiện được. Do vậy, khi chuyển phôi vẫn có trường hợp không đậu thai hoặc bị sinh hóa, bị lưu, bị dị tật.
Quá trình thăm khám thai kỳ có sàng lọc phôi cần làm các thăm khám sàng lọc trước sinh gần như 1 trường hợp thai tự nhiên. Thực tế trong 3 tháng đầu có thể có tác động từ bên ngoài (bệnh lý người mẹ hoặc do môi trường ngoài) khiến phát sinh đột biến hoặc gây chết thai (ví dụ bệnh rubella). Vậy nguyên nhân thai sinh hóa ở đây là không giải thích được.
Người chuyển phôi đã sàng lọc thì chỉ ít nguy cơ bị thai dị tật và hỏng thai hơn thôi. Đối với các hoạt động sau chuyển phôi thì hiện nay không yêu cầu bệnh nhân phải kiêng khem.
Bệnh nhân hoàn toàn có thể vận động đi lại nhẹ nhàng bình thường, làm việc bình thường. Chỉ cần tránh các hoạt động căng thẳng, nguy hiểm (làm việc gắng sức, stress...). Kiêng khem quá mức như bạn đôi khi có thể không có lợi, việc lúc nào cũng phải để ý những thứ rất nhỏ không cần thiết sẽ khiến cơ thể dễ stress, lo lắng, việc nằm im 1 chỗ dễ khiến cơ thể mệt mỏi, tuần hoàn, hô hấp kém. Không có lợi cho sức khỏe chung.
Tôi có tiền sử lạc nội mạc tử cung. Bóc tách 2 lần, 2 bên buồng trứng. Tôi có một bé sinh tự nhiên. Sau đó, tôi được chẩn đoán suy buồng trứng, đã không có kinh nguyệt 4 năm. Xin phép hỏi bác sĩ, tôi có còn cơ hội mang thai nữa không dựa trên các kỹ thuật hiện đại của bệnh viện? Xin ...
Chào chị, đầu tiên là cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chương trình. Ở độ tuổi 43 thì dự trữ buồng trứng tự nhiên, tức là số lượng trứng trên hai buồng trứng của mình không còn nhiều, cũng như chất lượng của số trứng còn lại đã suy giảm rất nhiều.
Ngoài ra chị có tiền căn mổ bóc tách u buồng trứng, việc này có thể ảnh hưởng, làm cho quá trình cạn kiệt buồng trứng xảy ra nhanh hơn. Nên để có thể trả lời câu hỏi của chị, mình có thể sinh con tiếp theo bằng trứng của mình hay không thì chị nên đến thăm khám để chúng tôi đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng.
Trong trường hợp khả năng dự trữ buồng trứng đã cạn kiệt hoặc không còn, nhưng chị vẫn mong muốn có thêm em bé thì có thể cân nhắc đến phương án xin trứng. Rất mong có thể gặp lại chị trong thời gian gần nhất ở IVFTA HCM. Thân mến!