Cẩm nang Net Zero

Trung hòa carbon là gì?

Trung hòa carbon (carbon neutrality) là trạng thái khi tổng lượng khí Carbon dioxide (CO2) thải ra môi trường cân bằng với lượng CO2 được hấp thụ hoặc loại bỏ.

Điều này có nghĩa là không có sự gia tăng tổng lượng CO2 trong bầu khí quyển khi diễn ra các hoạt động thường nhật. Để đạt trạng thái này, các doanh nghiệp, tổ chức phải triển khai các biện pháp tích cực, bao gồm giảm lượng khí thải carbon tới mức tối thiểu (mục tiêu là phát thải bằng 0) và đầu tư vào các hoạt động bù đắp như mua tín chỉ carbon hoặc tham gia vào các dự án giảm thiểu khí thải như trồng rừng, quản lý đất nông nghiệp...

Carbon dioxide (CO2) là gì?

Carbon dioxide là khí không màu, không mùi, có công thức hóa học là CO2, bao gồm một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxy. CO2 có khả năng giữ nhiệt trong khí quyển, góp phần tạo ra hiệu ứng nhà kính. Nó được sản sinh từ quá trình hô hấp của sinh vật, đốt nhiên liệu hóa thạch, và các hoạt động công nghiệp.

CO2 đóng vai trò quan trọng trong chu trình carbon tự nhiên, tuy nhiên sự gia tăng nồng độ do các hoạt động phát thải lại gây ra biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống con người.

Trong nửa thế kỷ qua, nhiệt độ toàn cầu đã gia tăng 2% do lượng khí thải từ ngành công nghiệp ngày càng cao, dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán và lũ lụt, gây tác động tiêu cực đến môi trường. Trung hòa carbon hiện nay được coi là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để đối phó với thách thức này.

Trung hòa carbon là gì?

Trung hòa carbon (carbon neutrality) là trạng thái khi tổng lượng khí thải CO2 phát thải ra môi trường được cân bằng với lượng CO2 được hấp thụ hoặc loại bỏ.

Dưới tình trạng mật độ CO2 trong khí quyển hiện nay đạt khoảng 414 ppm, cao gần gấp rưỡi so với mức 280 ppm vào thời kỳ tiền công nghiệp (thống kê từ Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ NOAA), trung hòa carbon đã trở thành mục tiêu chung toàn cầu, là bài toán cấp thiết mới cho các quốc gia trong dòng chảy hội nhập.

Mục tiêu của trung hòa carbon là giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua các biện pháp như giảm phát thải, đầu tư vào năng lượng tái tạo và bù đắp khí thải bằng các dự án bảo vệ môi trường. Biện pháp này cũng thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo ra nhiều cơ hội kinh tế mới, thúc đẩy đổi mới công nghệ và tạo việc làm.

Trung hòa carbon là một vấn đề phức tạp và đa chiều, đòi hỏi sự hợp tác từ nhiều bên và sự đổi mới liên tục nhằm đạt được những chiến lược hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Chính phủ Việt Nam đã cam kết đạt được mục tiêu trung hòa carbon và Net Zero vào năm 2050. Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam đã xác định rõ việc giảm phát thải khí nhà kính là một trong những ưu tiên hàng đầu thông qua nhiều chính sách và kế hoạch hành động cụ thể.