Chiều 2/2, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế trưng bày hơn 40 hiện vật dưới thời vua Minh Mạng tại không gian lầu Ngũ Phụng ở phía trên công trình cổng Ngọ Môn.
Vua Minh Mạng (1791-1841) lên ngôi năm 1820 sau khi vua Gia Long băng hà. Ông được xem là vua năng động và quyết đoán, đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng từ phương Tây đến Việt Nam. Dưới thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam được mở rộng.
Chiều 2/2, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế trưng bày hơn 40 hiện vật dưới thời vua Minh Mạng tại không gian lầu Ngũ Phụng ở phía trên công trình cổng Ngọ Môn.
Vua Minh Mạng (1791-1841) lên ngôi năm 1820 sau khi vua Gia Long băng hà. Ông được xem là vua năng động và quyết đoán, đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng từ phương Tây đến Việt Nam. Dưới thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam được mở rộng.
Đây là lần tiên lầu Ngũ Phụng được chọn làm không gian trưng bày các cổ vật triều Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, công trình do vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1833 sau khi cải tạo đài Nam Khuyết.
Đây là lần tiên lầu Ngũ Phụng được chọn làm không gian trưng bày các cổ vật triều Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, công trình do vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1833 sau khi cải tạo đài Nam Khuyết.
Cặp nghê bằng đồng, được chế tác năm 1826, đặt hai bên gian giữa các miếu thờ hoàng gia triều Nguyễn để xông hương vào ngày lễ.
Cặp nghê bằng đồng, được chế tác năm 1826, đặt hai bên gian giữa các miếu thờ hoàng gia triều Nguyễn để xông hương vào ngày lễ.
Khuôn dấu của Quốc sử quán - cơ quan nghiên cứu, biên soạn các bộ sách sử chính thống của triều Nguyễn, được thành lập đầu triều vua Minh Mạng. Trong 125 hoạt động (1820-1945), cơ quan này đã biên soạn nhiều bộ sách sử quý giá, như: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Minh Mệnh chính yếu, Đồng Khánh, Khải Định chính yếu hay các bộ sách địa lý như Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí.
Khuôn dấu của Quốc sử quán - cơ quan nghiên cứu, biên soạn các bộ sách sử chính thống của triều Nguyễn, được thành lập đầu triều vua Minh Mạng. Trong 125 hoạt động (1820-1945), cơ quan này đã biên soạn nhiều bộ sách sử quý giá, như: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Minh Mệnh chính yếu, Đồng Khánh, Khải Định chính yếu hay các bộ sách địa lý như Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí.
Bình đồng được sử dụng trong trò đầu hồ, trò chơi có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, du nhập vào Việt Nam dưới triều Nguyễn. Bộ dụng cụ chơi gồm chiếc bình bằng đồng cao khoảng 3 tấc, miệng gắn hai chiếc bình nhỏ và một bộ tên 12 chiếc, mũi tên dài 65-80 cm tượng trưng cho 12 tháng trong năm.
Bình đồng được sử dụng trong trò đầu hồ, trò chơi có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, du nhập vào Việt Nam dưới triều Nguyễn. Bộ dụng cụ chơi gồm chiếc bình bằng đồng cao khoảng 3 tấc, miệng gắn hai chiếc bình nhỏ và một bộ tên 12 chiếc, mũi tên dài 65-80 cm tượng trưng cho 12 tháng trong năm.
Súng thần công bắn pháo hiệu được sử dụng trong các buổi thiết triều đầu năm dưới thời vua Minh Mạng.
Súng thần công bắn pháo hiệu được sử dụng trong các buổi thiết triều đầu năm dưới thời vua Minh Mạng.
Lư xông trầm bằng pháp lam được chế tác dưới triều vua Minh Mạng. Các họa tiết thiên nhiên được chạm khắc tinh xảo.
Lư xông trầm bằng pháp lam được chế tác dưới triều vua Minh Mạng. Các họa tiết thiên nhiên được chạm khắc tinh xảo.
Du khách chiêm ngưỡng các cổ vật lư xông trầm bằng đồng, bằng pháp lam.
Triển làm thu hút nhiều nhà văn hóa, nhà nghiên cứu cổ vật. Một số cổ vật này sẽ được trưng bày lâu dài tại lầu Ngũ Phụng để phục vụ khách tham quan du lịch và hiểu rõ hơn về vua Minh Mạng.
Triển làm thu hút nhiều nhà văn hóa, nhà nghiên cứu cổ vật. Một số cổ vật này sẽ được trưng bày lâu dài tại lầu Ngũ Phụng để phục vụ khách tham quan du lịch và hiểu rõ hơn về vua Minh Mạng.
Võ Thạnh