Từ ngày 1/3, Ban quản lý dự án giao thông Hà Nội tổ chức lấy ý kiến cộng đồng cho ba phương án thiết kế đoạt giải qua thi tuyển và một phương án tuyển chọn cầu Trần Hưng Đạo, trước khi trình thành phố quyết định.
Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng, kết nối quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Từ 20 phương án tham gia cuộc thi, Ban tổ chức trao giải nhất cho phương án mã số THĐ 12 (DD1188). Cầu mang biểu tượng về sự bất tận của không gian và thời gian, bắt nguồn từ chính không gian và thời đại cây cầu được xây dựng.
Từ ngày 1/3, Ban quản lý dự án giao thông Hà Nội tổ chức lấy ý kiến cộng đồng cho ba phương án thiết kế đoạt giải qua thi tuyển và một phương án tuyển chọn cầu Trần Hưng Đạo, trước khi trình thành phố quyết định.
Cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng, kết nối quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Từ 20 phương án tham gia cuộc thi, Ban tổ chức trao giải nhất cho phương án mã số THĐ 12 (DD1188). Cầu mang biểu tượng về sự bất tận của không gian và thời gian, bắt nguồn từ chính không gian và thời đại cây cầu được xây dựng.
Theo phương án giải nhất, cầu Trần Hưng Đạo có dạng cầu vòm thép, mặt cắt ngang cầu chính tại giữa nhịp là 40,66 m, tại trụ cầu 47,76 m. Trụ cầu bố trí các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Cầu có 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp, 2 làn xe đạp và vỉa hè cho người đi bộ.
Chiều rộng, cao độ của mặt cầu và độ dốc vừa phải được thiết kế thân thiện với cả người đi xe đạp và người đi bộ từ hai phía đầu cầu.
Theo phương án giải nhất, cầu Trần Hưng Đạo có dạng cầu vòm thép, mặt cắt ngang cầu chính tại giữa nhịp là 40,66 m, tại trụ cầu 47,76 m. Trụ cầu bố trí các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Cầu có 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp, 2 làn xe đạp và vỉa hè cho người đi bộ.
Chiều rộng, cao độ của mặt cầu và độ dốc vừa phải được thiết kế thân thiện với cả người đi xe đạp và người đi bộ từ hai phía đầu cầu.
Hai đầu cầu có hai công viên, tháp ngắm cảnh. Các nút giao cắt tạo sự thuận tiện cho việc tiếp cận phương tiện giao thông.
Màu vàng ngọc trai trên các mái vòm chính được lấy cảm hứng từ thành tựu lẫy lừng của danh tướng Trần Hưng Đạo - người chỉ huy quân đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288.
Hai đầu cầu có hai công viên, tháp ngắm cảnh. Các nút giao cắt tạo sự thuận tiện cho việc tiếp cận phương tiện giao thông.
Màu vàng ngọc trai trên các mái vòm chính được lấy cảm hứng từ thành tựu lẫy lừng của danh tướng Trần Hưng Đạo - người chỉ huy quân đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288.
Cầu Trần Hưng Đạo là biểu tượng về thời gian và không gian của Hà Nội. Những vòng nhẫn vô cực được tạo ra từ cặp sóng, trở thành biểu tượng mang ý niệm về sự ổn định phát triển và thịnh vượng cho tương lai Hà Nội.
Cầu Trần Hưng Đạo là biểu tượng về thời gian và không gian của Hà Nội. Những vòng nhẫn vô cực được tạo ra từ cặp sóng, trở thành biểu tượng mang ý niệm về sự ổn định phát triển và thịnh vượng cho tương lai Hà Nội.
Bụng cầu được thiết kế hệ thống chiếu sáng, sẽ là điểm thu hút người dân tham quan.
Phối cảnh cây cầu được giải nhất. Video: Ban tổ chức
Giải nhì được trao cho phương án có mã số THĐ 18 (VT0002). Kiến trúc cầu là vòm thép, kết cấu mố trụ bê tông cốt thép vĩnh cửu. Chiều dài cầu chính 5 nhịp là 590 m; chiều rộng mặt cầu 33 m.
Giải nhì được trao cho phương án có mã số THĐ 18 (VT0002). Kiến trúc cầu là vòm thép, kết cấu mố trụ bê tông cốt thép vĩnh cửu. Chiều dài cầu chính 5 nhịp là 590 m; chiều rộng mặt cầu 33 m.
Ban đêm, bên trong các lô mở hình parabol sẽ được chiếu sáng làm nổi bật hình dáng kết cấu như một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc. Hệ thống đèn RGBW, nhiều màu, cho phép chiếu sáng theo nhiều kịch bản. Hệ thống lan can thiết kế nhấn mạnh ý tưởng hoa văn sóng nước.
Ban đêm, bên trong các lô mở hình parabol sẽ được chiếu sáng làm nổi bật hình dáng kết cấu như một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc. Hệ thống đèn RGBW, nhiều màu, cho phép chiếu sáng theo nhiều kịch bản. Hệ thống lan can thiết kế nhấn mạnh ý tưởng hoa văn sóng nước.
Giải ba cuộc thi thuộc về phương án có mã số THĐ 07 (TT1228). Nhóm tác giả tạo ra hàng 5 cột tháp treo cao khoảng 55 m so với cao độ gốc. Các hàng cột này được tạo thành bởi một chữ V với mặt trong là hình parabol được hạ thấp xuống cao độ khoảng 2,5 m so với mặt nước và chạy xuyên xuống phía dưới lòng đường.
Giải ba cuộc thi thuộc về phương án có mã số THĐ 07 (TT1228). Nhóm tác giả tạo ra hàng 5 cột tháp treo cao khoảng 55 m so với cao độ gốc. Các hàng cột này được tạo thành bởi một chữ V với mặt trong là hình parabol được hạ thấp xuống cao độ khoảng 2,5 m so với mặt nước và chạy xuyên xuống phía dưới lòng đường.
Tại phương án này, kiến trúc cầu chính Trần Hưng Đạo dạng dây văng với kết cấu dầm chủ dạng bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu có 6 nhịp, bề rộng mặt cầu chính qua sông đảm bảo 6 làn.
Tại phương án này, kiến trúc cầu chính Trần Hưng Đạo dạng dây văng với kết cấu dầm chủ dạng bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu có 6 nhịp, bề rộng mặt cầu chính qua sông đảm bảo 6 làn.
Triển lãm cũng trưng bày phương án đã được đề xuất tuyển chọn từ giai đoạn trước. Thiết kế cầu là dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực kết hợp trụ tháp. Kiến trúc mang phong cách cổ điển, kết nối trục cảnh quan đường Trần Hưng Đạo với các công trình kiến trúc kiểu Pháp sang bờ Bắc sông Hồng. Cầu dài 828 m, bề rộng mặt cầu 31 m.
Triển lãm cũng trưng bày phương án đã được đề xuất tuyển chọn từ giai đoạn trước. Thiết kế cầu là dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực kết hợp trụ tháp. Kiến trúc mang phong cách cổ điển, kết nối trục cảnh quan đường Trần Hưng Đạo với các công trình kiến trúc kiểu Pháp sang bờ Bắc sông Hồng. Cầu dài 828 m, bề rộng mặt cầu 31 m.
Phương án đi theo hướng nghiên cứu khác biệt khi không khai thác các giá trị xoay quanh hình tượng danh tướng Trần Hưng đạo mà từ hiện trạng cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo, xuất phát điểm của cây cầu từ bờ Nam.
Đường Trần Hưng Đạo có tên là đại lộ Gambetta vào đầu thế kỷ 20, nổi bật với nhiều công trình kiến trúc quý, đặc trưng của thời kỳ này. Phương án mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, là sự gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính, nét xưa cũ của Hà Nội.
Phương án đi theo hướng nghiên cứu khác biệt khi không khai thác các giá trị xoay quanh hình tượng danh tướng Trần Hưng đạo mà từ hiện trạng cảnh quan tuyến đường Trần Hưng Đạo, xuất phát điểm của cây cầu từ bờ Nam.
Đường Trần Hưng Đạo có tên là đại lộ Gambetta vào đầu thế kỷ 20, nổi bật với nhiều công trình kiến trúc quý, đặc trưng của thời kỳ này. Phương án mang dáng vẻ cổ điển, thơ mộng, là sự gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính, nét xưa cũ của Hà Nội.
"Cây cầu mới này nằm ở phần lõi thủ đô, thuộc các quận trung tâm nên phải mang dấu ấn giá trị lịch sử về thời gian và mang tính thẩm mỹ cũng như tiện nghi cho người dân đi lại", ông Nguyễn Minh Cừ, 63 tuổi, vừa theo dõi chi tiết từng bản vẽ cầu được chọn trưng bày vừa nói.
Theo quy hoạch, cầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Phía nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh 2 quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Ở phía bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây khu vực sân bay Gia Lâm, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5A).
Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông, điểm cuối tại điểm giao với đường Vũ Đức Thuận. Chiều dài tuyến (gồm cầu và đường dẫn hai đầu) khoảng 5,5 km qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Công trình vĩnh cửu, quy mô tối thiểu từ 4 đến 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.000 tỷ đồng.
Triển lãm diễn ra từ ngày 1 đến 31/3 tại số 93 phố Đinh Tiên Hoàng (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
"Cây cầu mới này nằm ở phần lõi thủ đô, thuộc các quận trung tâm nên phải mang dấu ấn giá trị lịch sử về thời gian và mang tính thẩm mỹ cũng như tiện nghi cho người dân đi lại", ông Nguyễn Minh Cừ, 63 tuổi, vừa theo dõi chi tiết từng bản vẽ cầu được chọn trưng bày vừa nói.
Theo quy hoạch, cầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và cầu Vĩnh Tuy. Phía nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh 2 quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Ở phía bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây khu vực sân bay Gia Lâm, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5A).
Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông, điểm cuối tại điểm giao với đường Vũ Đức Thuận. Chiều dài tuyến (gồm cầu và đường dẫn hai đầu) khoảng 5,5 km qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Công trình vĩnh cửu, quy mô tối thiểu từ 4 đến 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.000 tỷ đồng.
Triển lãm diễn ra từ ngày 1 đến 31/3 tại số 93 phố Đinh Tiên Hoàng (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Triển lãm thiết kế cầu Trần Hưng Đạo. Video: Văn Lộc
Ngọc Thành - Võ Hải