Trả lời:
Việc dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với các loại vaccine nói chung, trừ vaccine thương hàn dạng uống. Do đó, gia đình nên đưa trẻ đi tiêm khi đang dùng thuốc kháng sinh và đến lịch tiêm chủng.
Tại điểm tiêm, cha mẹ, người thân cần cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh và loại thuốc trẻ đang dùng. Bác sĩ sẽ khám cho trẻ, đánh giá xem việc sử dụng kháng sinh có liên quan đến một bệnh lý nào cấp tính đang cần điều trị không. Tùy theo các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ quyết định việc bé có được tiêm ngừa vaccine hay không và tiêm chủng loại vaccine nào hợp lý. Gia đình có thể mang theo hộp thuốc trẻ đang dùng để bác sĩ xem và tư vấn chuẩn xác hơn.
Trẻ được hoãn tiêm chủng khi đang mắc các bệnh cấp tính, ví dụ bệnh viêm phổi cấp tính, viêm tai giữa cấp tính, viêm dạ dày ruột cấp tính... Bệnh cấp tính là bệnh thường phát triển đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn, thường chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Ngoài ra, trẻ cũng cần hoãn tiêm chủng khi mắc bệnh mạn tính bẩm sinh, có bất thường về tim, phổi hoặc phản ứng phản vệ với thành phần của vaccine.

Trẻ được thăm khám trước khi tiêm vaccine. Ảnh: Mộc Thảo
Trường hợp trẻ không thể tiêm chủng, lịch tiêm bị gián đoạn, cần được tiêm bù trong thời gian sớm nhất. Lý do là tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp tạo kháng thể, miễn dịch tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, di chứng... Các liều tiêm nhắc lại sẽ giúp phát huy khả năng bảo vệ của vaccine đối với trẻ.
Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, người tiêm sẽ được bác sĩ khám sàng lọc miễn phí trước tiêm để đánh giá có đủ điều kiện được tiêm chủng hay không, do đó bạn có thể yên tâm.
Bác sĩ Lê Thị Trúc Phương
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC