Trả lời:
Thực tế, 1/3 nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm là do yếu tố di truyền và 2/3 là từ căng thẳng quá độ kéo dài. Nếu bệnh trầm cảm do căng thẳng quá độ kéo dài, có thể phòng tránh được. Còn trầm cảm do yếu tố di truyền thì không thể phòng tránh.
Người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm phải có một trong hai triệu chứng chính và 4 triệu chứng phụ kéo dài trên hai tuần. Triệu chứng chính là bệnh nhân luôn u uất, trầm buồn và không có hứng thú với bất cứ việc gì. Các triệu chứng phụ có thể kể đến như ăn uống kém, rối loạn giấc ngủ, không muốn giao tiếp, chán tất cả sở thích thường ngày, tự ti, muốn chết, suy nghĩ chậm chạp...
Bạn hãy theo dõi, nếu thấy con có các triệu chứng chính và phụ như kể trên thì cần đưa trẻ đi khám ngay để xác định có thực sự bị trầm cảm hay không. Bác sĩ sẽ xác định trầm cảm do nguyên nhân di truyền hay nguyên nhân khác. Bệnh nhân trầm cảm cần được giúp đỡ và can thiệp sớm nhất có thể bởi họ không thể tự vượt qua.
ThS.BS Nguyễn Minh Mẫn
Trưởng đơn vị Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM