Thiên thạch kích thước lớn (hay tiểu hành tinh) va chạm với Trái đất ngoài khơi vịnh Mexico vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 66 triệu năm từ lâu được cho là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của tất cả loài khủng long. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng, hàng chục nghìn năm phun trào núi lửa có thể là nguyên nhân thực sự của sự kiện tuyệt chủng. Mặc dù vậy, ngày càng ngày có nhiều bằng chứng về thời điểm vụ va chạm thiên thạch trùng với khoảng thời gian mà loài khủng long dần biến mất trên Trái đất.
Tuy nhiên dù là thiên thạch hay hoạt động của núi lửa, chúng đều gây ra sóng thần tàn phá hệ sinh thái dưới nước, gây ra phun trào bụi và khí nhà kính vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. Như vậy, bụi, khí nhà kính từ các vụ phun trào núi lửa tràn ngập bầu trời đã gây ra biến đổi khí hậu trên Trái đất trong thời gian dài, nhiệt độ Trái đất tăng cao, hàng loạt động thực vật bị tuyệt chủng do không thích nghi được với biến đổi khí hậu.
Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước bị đứt gãy. Loài khủng long có kích thước lớn, được cho là thiếu thức ăn và không thích nghi được với biến đổi khí hậu nên dần dần bị tuyệt chủng sau khoảng một triệu năm tính từ thời điểm va chạm thiên thạch.
Va chạm thiên thạch hay phun trào núi lửa chỉ là nguyên nhân gián tiếp, kích thích ban đầu. Nguyên nhân trực tiếp là do biến đổi khí hậu, làm đứt gãy chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên Trái đất. Sự tuyệt chủng của khủng long đã kết thúc thời kỳ thống trị của các loài bò sát khổng lồ, mở đường cho sự tiến hóa mạnh mẽ và thống trị của loài động vật có vú, loài mà có kích thước nhỏ và dễ thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường do biến đổi khí hậu gây ra.
Câu 5: Thiên tai nào sau đây không phải là hậu quả do biến đổi khí hậu trên Trái đất hiện nay?