Cây xanh khi quang hợp sẽ hấp thụ khí cacbonic để tổng hợp chất hữu cơ (có thành phần chủ yếu là cacbon) và tạo ra khí ôxy cho môi trường, cân bằng với quá trình hô hấp ở con người và động vật. Xác của thực vật sau thời gian dài có thể "hóa thạch" thành than đá dưới lòng đất. Do đó, nếu không có cháy rừng, sử dụng thực vật làm chất đốt, khai thác than đá..., việc trồng cây xanh, đặc biệt là cây lâu năm, là góp phần làm giảm khí thải nhà kính, cải thiện chất lượng môi trường xung quanh.
Trồng lúa truyền thống là nguồn thải khí nhà kính lớn thứ hai trong nông nghiệp, sau chăn nuôi. Sản xuất lúa gạo trên toàn cầu chiếm khoảng 1,5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tương đương với tất cả lượng khí thải của ngành hàng không, trong đó chủ yếu là khí mêtan, được tạo ra bởi chất hữu cơ phân hủy dưới nước trong các cánh đồng ngập nước. Ngoài ra, thói quen đốt rơm rạ khô ở một số nơi cũng làm phát thải khí cacbonic vào không khí.
Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long cách đây khoảng 66 triệu năm là:
A. Thiên thạch kích thước lớn lao vào Trái đất