Hoạt động của con người đang làm gia tăng lượng khí nhà kính, đặc biệt là lượng khí cacbonic trong không khí đã tăng gần gấp đôi so với thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp (khoảng năm 1750). Hiện nhiệt độ Trái đất đã tăng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Theo các dự báo, cho đến giữa thế kỷ này, nếu cân bằng được lượng khí thải nhà kính thì nhiệt độ Trái đất bắt đầu vào thời kỳ ổn định. Khi đó, Trái đất có thể tăng từ 1,5 đến 2 độ C so với thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu nhiệt độ Trái đất tăng 1,5 độ C, điều này tác động tiêu cực đến 7% hệ sinh thái, và nếu tăng ở mức 2 độ C, tỷ lệ đó sẽ tăng gần gấp đôi. Các quốc gia ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu là dưới 2 độ C, và nếu có thể sẽ ở mức lý tưởng 1,5 độ C.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu được tổ chức hàng năm. Mục tiêu chung về lượng khí thải nhà kính phải cắt giảm và về giới hạn nhiệt độ tăng đã đạt được từ nghị định thư Kyoto đến Thỏa thuận chung Paris. Nhưng mục tiêu cụ thể, lộ trình, hạn ngạch cắt giảm... vẫn còn chia rẽ sâu sắc (chia rẽ giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa nước lớn và nước nhỏ, giữa nước chịu tác động mạnh của mực nước biển dâng và nước không chịu ảnh hưởng...).
Gần đây nhất, Hội nghị lần thứ 26 (COP 26) năm 2021 phút cuối đã không đạt được nghị quyết về lộ trình loại bỏ nguồn nhiên liệu than đá mà chỉ thông qua bản ghi nhớ về nó.
Để đạt được mục tiêu về cắt giảm khí nhà kính bắt buộc các quốc gia phải dần thay thế nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối... Bên cạnh đó, kết hợp với các giải pháp riêng lẻ của mỗi quốc gia như: trồng nhiều cây xanh, tái chế vật liệu, thúc đẩy công nghệ 4.0 tối ưu sử dụng năng lượng, giảm năng lượng hao phí...
Câu 3: Hoạt động nào sau đây làm tăng phát thải khí nhà kính: