Ánh sáng Mặt trời có dải quang phổ rộng và được chia làm ba vùng: Vùng sóng dài (hồng ngoại), vùng ánh sáng nhìn thấy (Đỏ -> Tím), vùng sóng ngắn (tử ngoại). Các chất rắn, lỏng, khí tùy theo đặc tính vật lý và hóa học, như cấu trúc tinh thể, cấu trúc vùng năng lượng của electron, liên kết hóa học..., mà chúng có thể hấp thụ hoặc cho ánh sáng Mặt trời truyền qua.
Ví dụ: Nước và thủy tinh hấp thụ mạnh vùng tử ngoại, kim loại hấp thụ hoàn toàn phổ ánh sáng của mặt trời, không cho ánh sáng truyền qua. Khí nitơ và ôxi (chiếm gần 99% tỷ trọng không khí) hấp thụ và tán xạ mạnh bức xạ sóng ngắn của vùng ánh sáng nhìn thấy như màu lam, màu tím trong khi khí ôzôn hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại. Khí cacbonic (0,03% tỷ trọng không khí), hơi nước, khí mêtan... hấp thụ và tán xạ mạnh bức xạ hồng ngoại.
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do các bức xạ hồng ngoại từ Mặt trời bị các khí nhà kính hấp thụ mạnh sau đó tán xạ ra xung quanh và phản xạ qua lại giữa mặt đất kể cả ngày và đêm, ngăn cản sự thất thoát của bức xạ hồng ngoại ra ngoài vũ trụ.
Bức xạ hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh, là nguồn tác dụng nhiệt chính của Mặt trời. Do đó, hiệu ứng nhà kính giúp ngăn cản sự thất thoát nhiệt ra ngoài vũ trụ, giữ nhiệt độ trung bình trên mặt đất khoảng 15 độ C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ này chỉ khoảng – 18 độ C.
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại, sau đó tán xạ ra xung quanh và mặt đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước (H2O), khí cacbonic (CO2), mêtan (CH4), ôxít nitơ (N2O), các khí Chlorofluorocarbon (CFC)...
Câu 2: Giải pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự 'ấm dần lên của Trái đất' hiện nay là: