Trung Quốc ngang nhiên phản đối sau khi tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh do báo Mỹ thu được cho thấy quân đội Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm.
Các hạn chế của về tốc độ cũng như hệ thống radar khiến tên lửa đối hạm YJ-62 của Trung Quốc dễ dàng bị đánh chặn và tiêu diệt.
Đông đảo người Việt tại Hàn Quốc hôm qua tổ chức cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Seoul để phản đối hàng loạt hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Thụy Sĩ cuối tuần qua tiếp tục phản đối những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông bằng việc tuyên truyền thông tin và thu thập chữ ký ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Bằng các vũ khí, khí tài tầm xa, Trung Quốc đang tạo ra những vùng kiểm soát chồng lấn rộng lớn ở Biển Đông phục vụ chiến lược A2/AD của mình.
Tình hình Biển Đông thời gian tới được dự báo sẽ căng thẳng hơn khi Trung Quốc điều thêm các vũ khí tới cả Hoàng Sa và Trường Sa, tăng cường đâm va với các tàu Việt Nam và Philippines.
Với sân bay và bến cảng dành cho máy bay và tàu chiến ở đảo Phú Lâm, Trung Quốc được cho là đang xây dựng tổ hợp quân sự ở cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Nếu triển khai tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 xuống Biển Đông, Trung Quốc có thể thực hiện các chuyến bay tuần tra kiểm soát vùng trời trong khu vực này.
Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Australia hôm qua phát hành thông báo nêu những điểm chính mà nghị sĩ và quan chức nước này cần đưa ra trước diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Giàn tên lửa HQ-9 trên Hoàng Sa thể hiện toan tính quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, đe dọa trực tiếp lợi ích của các nước trong khu vực.
Trung Quốc dùng luận điệu phi lý để biện minh cho việc triển khai quân sự trên Biển Đông, ngay trước khi ngoại trưởng nước này thăm Mỹ.
Chuyên gia viện nghiên cứu chính sách Australia lo ngại kịch bản tương tự thảm họa MH17 do tên lửa Trung Quốc đặt trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Quân đội Philippines đã lên kế hoạch cho "trường hợp tồi tệ nhất" và đang theo dõi việc Trung Quốc điều tên lửa đến Hoàng Sa.
Sự hiện diện của những hệ thống tên lửa HQ-9 ở Phú Lâm có thể khiến các nước chùn bước khi thực hiện các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.
Ảnh vệ tinh cho thấy ngoài việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không, Trung Quốc có thể đã xây dựng nhà chứa máy bay và kho vũ khí tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hàng chục thanh niên Philippines hôm qua biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila để phản đối việc triển khai tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một hệ thống tên lửa hiện đại trên đảo Phú Lâm có thể là bước đệm để Trung Quốc mở rộng mạng lưới các căn cứ quân sự ra toàn Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối việc Bắc Kinh vi phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, đồng thời gửi lên Liên Hợp Quốc (LHQ).