Sáng qua, tại kỳ họp bất thường HĐND tỉnh Kiên Giang đã biểu quyết (100%) đồng ý bãi nhiệm đại biểu HĐND với nguyên chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Đỗ Tố. Ngoài việc mắc nhiều sai phạm trong quản lý đất đai gây hậu quả nghiêm trọng, ông Tố còn có hành vi trục lợi cho cá nhân và gia đình.
Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang vừa có văn bản gửi Ban bí thư Trung ương Đảng đề nghị cho ý kiến về việc xử lý kỷ luật các ông Phạm Long (ủy viên thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh), Nguyễn Văn Tân (tỉnh ủy viên, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh, nay là bí thư Thị ủy Hà Tiên).
Hôm qua, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất kỷ luật khai trừ Đảng ông Đỗ Tố (nguyên chủ tịch UBND huyện Phú Quốc) và ông Lê Minh Dũng (nguyên phó chủ tịch UBND huyện); đồng thời chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiếp tục làm rõ các hành vi, nếu có sai phạm sẽ xử lý theo pháp luật.
Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang đã chủ trì cuộc họp kéo dài hơn 2 ngày để kiểm điểm tập thể Ban thường vụ Huyện ủy và 4 lãnh đạo chủ chốt của huyện Phú Quốc. Những trường hợp này được xác định đã có khuyết điểm, sai phạm trong lãnh đạo điều hành, để xảy ra tiêu cực về quản lý đất đai.
Hôm nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang họp, kiểm điểm đối với tập thể và cá nhân một số ủy viên của Huyện ủy Phú Quốc. Trước đó một ngày, nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo, ông Đỗ Tố và nguyên Phó chủ tịch UBND huyện, ông Lê Minh Dũng được triệu hồi vào đất liền.
Một học sinh đang học lớp 9, được nguyên Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc ký quyết định giao cấp đất ở ngay tại trung tâm thị trấn Dương Đông; để rồi vào tháng 5/2004 bắt đầu xây dựng căn nhà kiên cố 3 tầng, chiều ngang 5 m, dài gần 20 m, trị giá hơn 700 triệu đồng.
UBND huyện Phú Quốc cho hay, ông Đỗ Tố (chủ tịch huyện vừa bị miễn nhiệm) đã làm đơn xin trả lại 6 lô đất tại nhiều vị trí đẹp ở thị trấn Dương Đông. Chuyên gia bất động sản đánh giá, mỗi lô đất trên trị giá từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Khi Chính phủ chủ trương xây dựng đảo Phú Quốc thành đảo du lịch, nhiều người đã tìm mua đất đón đầu kinh doanh du lịch. Từ đó, hình thành đường dây “cò” đất quy mô lớn, hoạt động công khai với sự tham gia của hơn 20 người. Trong đó hơn nửa là quan chức, cán bộ nhân viên thuộc một số cơ quan nhà nước.
Hôm qua, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã bắt khẩn cấp, khám xét nhà của Ngô Đình Lệ Thủy (Thủy "Té Đái", Thủy "Ghẹ") - đầu nậu mua bán đất tại thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc. Thời điểm bị bắt, trong người Thủy có số tiền rất lớn, khoảng vài tỷ đồng.
Sau khi bắt giữ nhiều cán bộ liên quan đến đường dây "cò" đất tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đang mở rộng điều tra các đối tượng liên quan. Trong số này nổi lên hai người phụ nữ từng "làm mưa làm gió" thị trường bất động sản ở đây là Ngọc Hường và Thủy.
Chiều 7/9, tại UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang), Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã bắt khẩn cấp ông Lê Minh Be - Chánh văn phòng UBND huyện. Thông tin ban đầu cho biết, ông Be nhận hối lộ của các "cò" đất để hợp thức hóa giấy tờ đất không hợp lệ, mua bán đất rừng, trục lợi hàng tỷ đồng.
Ngày 28/8, Công an Kiên Giang đã tạm giam Huỳnh Văn Tâm (nguyên chuyên viên Văn phòng UBND huyện Phú Quốc, phụ trách địa chính) và Trịnh Kiến Hùng (cán bộ địa chính thị trấn Dương Đông). Hai người được xác định đã nhận hối lộ, liên quan đường dây "cò" đất tại Phú Quốc.
Chiều 25/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã tạm giam y sĩ Trần Văn Bồi (Đội trưởng đội phòng dịch Trung tâm y tế huyện đảo Phú Quốc) và Trịnh Văn Thanh (cán bộ địa chính xã Dương Tơ, Phú Quốc).
Chiều 13/7, Công an huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đã bắt giữ Huỳnh Hoàng Anh, cán bộ địa chính thuộc Phòng Giao thông - xây dựng - tài nguyên môi trường huyện Phú Quốc - một “trùm” đường dây “cò” mua bán và dịch vụ hồ sơ nhà đất có quy mô lớn.