Kinh tế khó khăn, thu nhập người làm công ăn lương giảm khiến số thuế thu nhập cá nhân trong nửa đầu năm ít hơn 6.000 tỷ đồng so với cùng kỳ 2022.
5-7 năm mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh một lần khiến người làm công ăn lương luôn chịu thiệt khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Giới chuyên gia cho rằng việc hạ bậc thuế từ 7 xuống 5 với người làm công ăn lương và thu thuế nhiều hơn từ nhóm thu nhập cao "đáng lẽ phải được làm từ sớm".
Dù còn 5 tháng nữa mới hết năm, thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân đạt hơn 106.000 tỷ và gần hoàn thành mục tiêu cả năm.
Người làm công ăn lương là trụ cột chính đóng góp 70% nguồn thu thuế thu nhập cá nhân nhưng chính sách thuế với họ lại được đánh giá "chưa thỏa đáng".
Thuế thu nhập cá nhân tăng mạnh trong 3 tháng qua phần lớn nhờ nguồn thu từ người làm công ăn lương và chuyển nhượng bất động sản.
Với ngưỡng tính thuế 100 triệu cho hộ, cá nhân kinh doanh, một người bán hàng thu nhập thậm chí bằng phân nửa lương công nhân cũng phải đóng thuế.
Bà Andrea Godfrey, chuyên gia KPMG, cho rằng nếu chờ CPI tăng trên 20% mới điều chỉnh ngưỡng chịu thuế thu nhập cá nhân là quá chậm.
Lao động thành phố có chi phí sống cao hơn nông thôn nhưng hưởng chung mức giảm trừ gia cảnh - bị cho là thấp và lạc hậu - khiến họ có thể chịu thiệt.
Mỹ, Anh, Nhật Bản đều áp dụng biểu thuế lũy tiến, với khoản giảm trừ cá nhân có thể lên tới chục nghìn USD mỗi năm.
Mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu cho con cái, cha mẹ khi tính thuế thu nhập cá nhân bị chê là quá thấp so với mức chi tiêu hiện tại.
Thu nhập và chi tiêu của người dân tăng lên nhưng mức giảm trừ gia cảnh, căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân, suốt 15 năm qua lại chỉ điều chỉnh hai lần.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân và 5 luật thuế khác gồm thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu...
Theo TS Bùi Quang Tín, thay vì chỉ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, đã tới lúc nên rà lại Luật Thuế thu nhập cá nhân đang bộc lộ bất cập, lạc hậu.