Ông Hồ Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Tổng giám đốc Đài Truyền hình VN, cho báo chí biết như vậy hôm qua. Ông khẳng định việc ông Nguyễn Đình Thanh nhân danh Đài Truyền hình VN ký văn bản gửi Bộ Nội vụ can thiệp thả Năm Cam là sai nguyên tắc và lạm quyền.
Ngoài ý kiến của Hội Nhà báo được VKSND Tối cao nêu ra để đề nghị Bộ Nội vụ thả Năm Cam, Công văn 1333 do Phó viện trưởng Phạm Sĩ Chiến còn nhắc tới văn bản của Đài Truyền hình Việt Nam cũng đề xuất phương án tương tự. Công văn này do nhà báo Nguyễn Đình Thanh ký.
Ngày 21/5, ông Nguyễn Quốc Bảo, nay là Đại sứ của Việt Nam tại Uzbekistan đã về đến Hà Nội theo đề nghị của VPCP để làm rõ việc tại sao những văn bản báo cáo liên quan đến vụ Năm Cam của VKSND tối cao và Bộ Nội vụ trước đây không đến tay Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trước khi là Trưởng phòng kiểm sát Giam giữ - Cải tạo, VKSND TP Hà Nội, Nhất đã giữ chức Viện phó VKSND quận Hai Bà Trưng. Ngày 22/2/1989, quận đã ra quyết định cảnh cáo Đảng với Nguyễn Thập Nhất vì 3 lý do: thiếu trung thực trong việc khai lý lịch đảng viên, thiếu trách nhiệm trong công tác, có nhiều biểu hiện không lành mạnh trong quan hệ nam nữ.
Hôm qua, Viện trưởng VKSND TP HCM đã công bố quyết định trên với ông Nguyễn Bá Phong. Ông Phong sẽ có hai tháng để tiến hành kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến việc đình chỉ điều tra vụ án "cố ý gây thương tích" của Châu Phát Lai Út.
Nguyễn Ngọc Chung, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản Hạ Long, không chỉ là đối tác trong kinh doanh khách sạn và bất động sản với Năm Cam, mà còn là chủ cái sòng bài quận 8 do "ông trùm" cầm đầu. Chung đã bị Công an TP HCM cùng Công an Quảng Ninh bắt tạm giam ngày 11/1.
Chiều qua (21/5), lực lượng Ban chuyên án Năm Cam đã thực hiện quyết định khởi tố, bắt tạm giam thượng tá Nguyễn Mạnh Trung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngôi nhà 5 tầng trên đường Võ Thị Sáu của Trung cũng được khám xét ngay sau đó.
Ông Trương Vĩnh Trọng cho biết, ông vừa nhận được thư của ông Trần Mai Hạnh. Trong thư ông Hạnh xin được gặp để trình bày rõ những vấn đề công luận nêu trong thời gian vừa qua.
Hôm qua, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Đoàn Mạnh Giao đã có cuộc nói chuyện với báo giới. Theo nguyên thủ tướng và Bộ trưởng, việc xử lý các công văn báo cáo của Bộ Công an, VKSND Tối cao về việc thả sớm Năm Cam năm 1997 đã không được thực hiện đúng quy trình và chỉ đạo ban đầu.
Sáng qua, Ban giám đốc Công an TP HCM đã công bố danh sách 14 sĩ quan cảnh sát bị đình chỉ công tác, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm vì liên quan đến hoạt động tội ác của Năm Cam và đồng bọn. Những người này đã "bảo kê" để sòng bạc của Năm Cam tại quận 4 công khai hoạt động trong thời gian dài.
Nhà báo Trần Đình Bá, người gửi đơn tố cáo Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Trần Mai Hạnh có hành vi “bênh vực bảo vệ Năm Cam" khi trùm xã hội đen này bị bắt năm 1995, cho biết ông làm việc trên không phải vì thù oán cá nhân mà vì trách nhiệm công dân, vì uy tín của Đảng, Nhà nước.
Hôm nay, một tổ công tác đặc biệt do Viện phó VKSND tối cao Dương Thanh Biểu làm tổ trưởng đã bắt tay vào việc. Nhiệm vụ của tổ là kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc Năm Cam đi tập trung cải tạo trong các năm 1995-1997.
Thứ trưởng Bộ Công an, thiếu tướng Hoàng Ngọc Nhất khẳng định như vậy hôm 17/5. Trước khi ký quyết định thả Năm Cam, ông Nhất đã nhận được văn bản đề nghị của đại tá Đỗ Năm, Cục trưởng Cục Quản lý giam giữ - cải tạo (V26, Bộ Công an) và văn bản nhất trí của Vụ 4 - VKSND tối cao.
Hôm 17/5, Văn phòng Chính phủ (VPCP) thừa nhận năm 1997 đã ra công văn yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét khiếu nại của vợ Năm Cam để “có ý kiến chính thức trình Thủ tướng”. Việc chuyển đơn này là khó hiểu bởi trước đó, VPCP đã nhận được văn bản 1117 của Bộ Nội vụ, khẳng định việc bắt giữ ông trùm là đúng pháp luật.
Thiếu thướng Nguyễn Việt Thành cho biết, việc điều tra vụ án Năm Cam có thể phải kéo dài đến giữa tháng 10. Lý do là số can phạm lên tới 110 người, và phải điều tra thật kỹ để không xảy ra sai sót khi khởi tố, bắt giam.
Trong ngày 17-18/5, lần lượt thiếu tá Phạm Minh Nghĩa (trực ban hình sự Công an phường 11, quận 3), đại úy Nguyễn Minh Tuân (điều tra viên Công an thành phố), và thiếu tá Trần Văn Chín (nguyên đội phó Cảnh sát hình sự quận 8) đã bị Cục Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) và Công an thành phố bắt tạm giam.
Chiều qua, Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc gửi các cơ quan báo chí, trả lời về việc hai văn bản của Bộ Công an về vụ Năm Cam năm 1995, một nêu quan điểm của Bộ về việc bắt giữ cải tạo “ông trùm”, một xin ý kiến Chính phủ tha Năm Cam trước thời hạn, không đến tay Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó.
Hôm 15/5, nguồn tin từ Ban chỉ đạo điều tra chuyên án Năm Cam cho biết, từ việc bắt tên Huỳnh Chí Đức, do hành vi đưa hối lộ chạy tội cho Năm Cam, cơ quan điều tra đã phát hiện ra vai trò của Đức trong việc chuyển tiền thanh toán cá độ bóng đá ra nước ngoài.
Hôm 16/5, ông Đỗ Khánh Toàn đã gửi văn bản tới các ủy viên Hội Nhà báo VN, các cơ quan có liên quan, nhận khuyết điểm việc ông tự ý nhân danh Hội gửi công văn đến báo Thanh Niên giải thích cho việc ông Trần Mai Hạnh can thiệp vào vụ Năm Cam năm 1996.
Trong số này, 51 người là cán bộ, sĩ quan công an, 2 thuộc quân đội, 2 nhà báo, 2 ở ngành khác. Đây là kết quả điều tra mới nhất của giai đoạn đầu đấu tranh khai thác Năm Cam và đồng bọn, đồng thời điều tra qua các nguồn tin, đơn tố cáo của quần chúng.