"Việc nhà máy thủy điện Hố Hô mở hoàn toàn cửa van xả lũ trong tình huống trận mưa vừa qua là chấp nhận được. Bởi nếu không làm vậy, sẽ gây nguy hiểm, mất an toàn hồ đập", Tổng cục phó Năng Lượng Đỗ Đức Quân nói.
Nước lũ bất ngờ lên trong đêm, ngập đến nóc nhà vùng rốn lũ Tân Hóa (Quảng Bình). Hàng ngàn người dân vội đưa tài sản, đưa người già, trẻ em lên nhà bè trú tránh.
Biết tin chị Thành trở dạ nguy hiểm, anh Thưởng bất chấp dòng lũ thượng nguồn sông Gianh (Quảng Bình) đang chảy xiết để chuyển phao và đã bị nước cuốn trôi.
Lãnh đạo thuỷ điện Hố Hô (Hà Tĩnh) khẳng định việc xả lũ ngày 14/10 là bắt buộc để đảm bảo an toàn đập, tuy nhiên Chủ tịch huyện Hương Khê cho rằng "xả như thế, người dân chạy thoát, giữ được tính mạng là tốt lắm rồi".
Cho rằng cơ quan quản lý không đủ năng lực điều hành hệ thống thủy điện, GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, dẫn chứng rằng các khâu từ khảo sát đến vận hành đều đang bị buông lỏng.
Sau một ngày, số người chết từ 24 tăng lên 35, Quảng Bình chịu thiệt hại nặng nhất về người và tài sản.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan thanh tra, làm rõ trách nhiệm đền bù thiệt hại trong việc vận hành xả lũ của các nhà máy thuỷ điện trong đợt mưa lũ vừa qua.
Ngày 17/10, con đường độc đạo vào xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) bị chia cắt, nước chảy xiết, phương tiện ra vào phải dùng thuyền, đò hoặc canô.
Mưa to kéo dài nhiều ngày, cao điểm là 14/10 khiến mực nước lòng hồ thuỷ điện Hố Hô (Hà Tĩnh) dâng nhanh, nhà máy đã xả lũ có thời điểm lên đến 1.700 m3/s.
Đường sắt Bắc Nam đã nối thông đoạn qua Quảng Bình, bước đầu cho phép tàu chạy tốc độ 5km/h, xóa tình trạng chia cắt tuyến trong hơn 3 ngày mưa lũ.
Quân nhân từ nhiều đơn vị khác nhau về các xã ở Quảng Bình để giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Mưa lũ đã khiến mực nước hồ Kẻ Gỗ - hồ thủy lợi lớn thứ hai Hà Tĩnh - dâng cao, để đảm bảo an toàn hồ đập trong bối cảnh bão Sakira tiến vào biển Đông, lãnh đạo địa phương đã mở cửa xả hồ sáng 17/10.
Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) bắt đầu xả tràn sáng nay trong bối cảnh nhiều khu vực miền Trung chưa hết ngập vì áp thấp nhiệt đới đã chuẩn bị đón cơn bão mới.
Sau gần 2 ngày đêm trôi dạt trên biển, 4 trong 5 thuyền viên mất tích trên tàu vận tải bị chìm tại cửa Gianh (Quảng Bình) đã được tìm thấy, cách vị trí chìm tàu khoảng 70km.
Nỗ lực cao nhất để hoàn thành sửa chữa tuyến đường sắt Bắc Nam vào tối 17/10 , hơn 1.000 công nhân làm việc 24/24h.
Mưa giảm nhưng thủy điện tiếp tục xả lũ nên toàn xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn ngập sâu gần 3 m, nhiều gia đình hết lương thực sau 3 ngày cầm cự trên nóc nhà.
Sau 2 ngày ngập hơn 3m, chiều 16/10 nước rút đi để lại lớp bùn dày tại nhiều trường ở xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Các thầy cô và học trò chung tay dọn dẹp để ngôi nhà thứ hai của họ sớm trở lại hoạt động.
Ngành đường sắt đã lập kế hoạch thông tuyến đường sắt Bắc Nam, vốn bị mưa lũ chia cắt mấy ngày qua, từ 18h ngày 17/10.
Nước sông Gianh tràn vào, sợ con bò trị giá 32 triệu đồng bị cuốn trôi, gia đình ông Toàn đưa vào nhà. Nhưng nhà lại ngập tới 1,7 m nên bò kiệt sức chết.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa quyết định lập tổ công tác điều tra xả lũ tại Nhà máy Thủy điện Hố Hô, do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm tổ trưởng, trực tiếp chỉ đạo việc điều tra.