5 năm qua, trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, diễn ra cuộc đối đầu giữa một lão nông nghèo và một nhà thầu có doanh thu hàng năm 7 tỷ nhân dân tệ.
Ngày đầu tiên vào nghề, ông chủ đưa Dũng một bộ quần áo rách: "Mày đã lùn, giờ giả làm một thằng què chân, sẽ xin được nhiều hơn".
Ngay trong thời bình, có một cuộc chiến vẫn khiến nhiều người vợ thành góa phụ, nhiều đứa trẻ bỗng mồ côi.
Hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồn dòng sông bị kiểm soát bởi một quốc gia có cơn khát vô tận.
Mang dấu hiệu của tội phạm có tổ chức, hoạt động ngay trên phố, nhưng hình hài các đường dây chăn dắt ăn xin vẫn là bí ẩn.
Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng vẫn nằm ngoài bức tranh này.
Sông Hồng, biểu tượng của một nền văn minh đang teo nhỏ trước sự lộng hành của tội phạm.
Người già mong ngóng rồi qua đời, trẻ con lớn lên lập gia đình rồi sinh con, bốn thế hệ dân Thanh Đa trải qua bao lần hy vọng rồi tuyệt vọng vì "quy hoạch".
Đằng sau hàng chục hécta ruộng bỏ hoang ở một làng quê Thái Bình là câu chuyện của một nền nông nghiệp đã lận đận suốt 60 năm.
Nguồn thu tiền mặt tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang là nơi xuất phát của nhiều tranh luận, mâu thuẫn và sai phạm.
Hàng trăm phụ nữ Việt bị bán qua Trung Quốc làm vợ mỗi năm, trở thành người trả giá cho sự mất cân bằng giới của nước này.
Ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Trung Quốc đã huy động hơn 600.000 quân tấn công xâm lược trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới Việt Nam.
Với tổng chi ngân sách xấp xỉ 2 tỷ USD mỗi năm, Hà Nội vẫn chưa giải quyết được bài toán nước sạch.
Tháng Chạp, thời gian của những phiên chợ trong điển tích người Việt, nhiều nơi trên đất nước lại thấy những mái chợ điêu tàn.
Trên những dòng sông của Hạ vùng Mekong, có một cộng đồng không thân phận, không quê hương, không sinh kế và tương lai.
Sau khoảng một thế kỷ thăng trầm, cải lương đứng trước nguy cơ chỉ tồn tại trong hoài niệm của nhiều khán giả.
Dép tổ ong, ủng nhựa, manh chiếu, khay cơm... là những hình ảnh đặc trưng cho cuộc sống của học sinh các vùng đặc biệt khó khăn.
Bữa cơm có chút thịt nấu mặn, theo chế độ tài trợ của nhà nước, vẫn là mơ ước của nhiều học sinh miền núi phía Bắc.
Đằng sau số phận của những “ngôi làng ung thư” là nỗi sợ bao trùm về môi trường sống tại Việt Nam.
Chuyện của những ngôi trường ở vùng biên giới bộc lộ nhiều khó khăn mà ngành giáo dục đang đối mặt.