Theo người đứng đầu Thành ủy, các đơn vị thay thế cây xanh đã xử lý vấn đề đơn thuần kinh tế kỹ thuật là lấy cây thay cây mà không thấy hết tính nhạy cảm, đa chiều, góc cạnh của cuộc sống gây nên bức xúc trong dư luận.
Thanh tra Chính phủ vừa đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội làm rõ cơ sở và chủ trương của đề án chặt hạ thay thế cây xanh.
Quan sát cây sau hai lần thay thế ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), các chuyên gia thực vật cho rằng, đó là cây gỗ mỡ, không phải vàng tâm quý hiếm trong Sách Đỏ như lời khẳng định của Hà Nội.
Cho biết cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình) là loại cây có giá trị nằm trong Sách Đỏ, thành phố Hà Nội thông báo sẽ mời nhà khoa học thẩm định và công bố kết quả.
Thường trực Thành ủy Hà Nội sẽ báo cáo chi tiết về đề án thay thế cây xanh đến Ban Bí thư và Thủ tướng.
Mới trồng chưa đầy một tuần, cây vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đoạn gần ngã tư Đê La Thành đã được nhổ lên thay bằng cây có hoa lá và tán rộng hơn.
Người đứng đầu Thành ủy Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm từ giám đốc, phó giám đốc, cán bộ của các sở, ngành liên quan và việc xử lý trách nhiệm không được né tránh, bao biện hay kiểu "hòa cả làng".
Dù Hà Nội đã tạm dừng đề án chặt 6.700 cây xanh để rà soát, nhưng các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của Thanh tra của Chính phủ thì mới đảm bảo tính khách quan.
Hơn 100 cây hoa sữa bị cắt cụt cành, hàng nghìn khúc gỗ xà cừ lớn nhỏ... được đưa về vườn ươm ở Cầu Diễn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chờ tái sử dụng hoặc bán đấu giá.
Cây mới trồng thay thế cần phải có màu xanh ngay, chứ không thể giống như cắm cái cọc, không có tán, không có lá, Tiến sĩ Đặng Văn Hà, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (Đại học Lâm nghiệp) nói.
Không tính tiền vận chuyển, công đào một gốc cây xà cừ đường kính 120 cm là 10 triệu đồng, công cưa chặt là 25 triệu đồng.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và đình chỉ Trưởng, Phó phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp đến việc thay thế cây xanh.
Đại diện VPBank, Vingroup và Bình Minh đều cho rằng họ chỉ góp tiền, góp sức ủng hộ thủ đô trồng cây mới, chứ không hề biết, không tham gia và không hưởng lợi gì từ việc chặt hàng loạt cây trên đường phố những ngày qua.
Nhiều tờ báo và hãng thông tấn lớn trên thế giới đã dành sự quan tâm đặc biệt tới kế hoạch thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội.
Khẳng định cây xanh không chỉ tạo bóng mát, cảnh quan mà còn là một phần chất lượng đô thị, là bản sắc của Hà Nội, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng việc chặt 6.700 cây (tương đương 1/7 số cây đường phố Hà Nội) là rất không ổn.
Hàng trăm cây cổ thụ, tán rộng, rợp bóng bị chặt hạ, thay thế bởi những cây mới và những dự án đô thị, khiến phố phường thời gian này thiếu vắng màu xanh.
Khẳng định đề án thay thế cây là chủ trương đúng, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng cho rằng "sự nôn nóng của các nhà tài trợ, thông tin thiếu minh bạch của đơn vị triển khai khiến dư luận chưa đồng tình".
Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
Khoảng 150 tấm biển được Công ty công viên cây xanh Hà Nội treo lên những cây nằm trong kế hoạch chặt hạ, thay thế thường niên. Những cây xanh này không nằm trong dự án thay thế 6.700 cây xanh.
Theo kế hoạch của Hà Nội, cây xanh trên đường Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh sẽ bị chặt hạ và thay thế bằng những loại cây khác để "phù hợp với cảnh quan và quy hoạch của thủ đô".