"Hà Nội đóng góp 10% GDP, tăng trưởng kinh tế gấp 1,5 lần so với trung bình cả nước", Bí thư Phạm Quang Nghị điểm những thành tựu trong Lễ mít tinh kỷ niệm ngày giải phóng sáng 10/10 tại trung tâm Hội nghị quốc gia, trước 3.500 đại biểu.
Nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân, người có gần 70 năm tìm hiểu về Hà Nội, chỉ ra rằng theo thời gian, những lễ nghĩa, phong tục, lối sống của người Tràng An đã đổi thay, có cái đẹp hơn, nhưng cũng không ít nét thanh lịch bị phôi pha.
UBND Hà Nội cho biết, hiện đã có 3 doanh nghiệp hỗ trợ 4,5 tỷ đồng kinh phí cho thành phố thực hiện bắn pháo hoa kỷ niệm ngày Giải phóng thủ đô 10/10.
60 bức ảnh là 60 khoảnh khắc đẹp về Hà Nội từ khi mới giải phóng đến hôm nay, được trưng bày "mở" trên vỉa hè đường Lê Thái Tổ, bên bờ Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm).
'Trước kia, Hà Nội chỉ có các di tích mang tầm quốc gia, thì nay đã có 9 di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, chúng ta chưa phát huy được vai trò cộng đồng trong tu bổ di sản', TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố, nói.
3 thế hệ gồm ông bà, vợ chồng con trai và cháu nhỏ sống trong ngôi nhà 2 tầng ở phố cổ Hà Nội với bộ điếu bát, chiếc quạt Calor, được tái hiện tại 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm, nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô.
Được khởi công từ năm 2009 và là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, dự án cầu dây văng Nhật Tân không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội.
Ông Nguyễn Mạnh Thực được người dân địa phương gọi là "ông 1080" vì đã hiến 1080 m2 đất làm đường. Ngôi nhà nhỏ với la liệt các loại bằng khen, giấy khen của ông lại sắp có thêm danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.
Nhiều kiến trúc sư cho rằng để bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc, văn hóa, lịch sử của khu vực Hồ Gươm, cần chỉnh trang lại các công trình công cộng, trụ sở cơ quan công quyền... đặc biệt đoạn từ phố Đinh Tiên Hoàng đến Hàng Khay.
Gần 30 đơn vị giáo dục, trường học của 9 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được huy động tới tham quan triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội.
Hà Nội đã trải qua những thời khắc hào hùng, những tháng năm bị chiến tranh tàn phá, những quãng đường gian khó, nhưng cũng lưu giữ trong ký ức con người nơi đây cả những hình ảnh đẹp đẽ mà thời gian khó có thể làm phai mờ.
(Video sử dụng hình ảnh tư liệu trong nhiều phim tài liệu)
Cuộc trưng bày nhỏ bên trong đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, Hà Nội) cung cấp những tư liệu quý về thời khắc chuyển giao quyền lực ở Hà Nội năm 1954.
"Chúng tôi thành thật xin lỗi, do cung cấp thông tin chưa đầy đủ", ông Tô Văn Động, nói về giấy mời giới thiệu sản phẩm kim chi của Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô.
"Làm một km đường nội thành mất khoảng 10 năm do vướng mắc lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhưng nếu không làm thì thủ đô không thể phát triển", ông Lê Vinh, Viện trưởng Quy hoạch xây dựng Hà Nội phân tích.
Chín năm kháng chiến bặt tin nhau, 5 anh em họ Hoàng cùng lớp lớp đoàn quân theo 5 cửa ô tiến về Hà Nội, hội ngộ đúng ngày giải phóng thủ đô.
60 năm trước, các lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện cuộc hành quân lịch sử tiến về Hà Nội, tiếp quản thủ đô từ tay thực dân Pháp.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, sau 60 năm, thế và lực của Hà Nội lớn mạnh hơn trước nhiều, song thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: dân số tăng cao, nền kinh tế có sức cạnh tranh kém.
Hình ảnh đẹp của Hà Nội đang phai nhạt dần, khoảng cách giàu nghèo càng xa, nhiều chuẩn mực đạo đức bị vi phạm... là những lo lắng của các cựu tù chính trị trong ngày gặp mặt kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô.
Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng thủ đô 10/10 sẽ đón 3.500 đại biểu tham dự, bắn pháo hoa tại 30 điểm. Hà Nội cũng khánh thành 22 công trình hạ tầng nhân dịp này.
Sau danh hiệu Người tốt, việc tốt năm 2013, tác giả của nhiều ca khúc về Hà Nội vừa được đề nghị xét tặng danh hiệu Công dân thủ đô ưu tú năm 2014.