21h ngày 15/5, tiếng trống Đêm hội hoa đăng nổi lên, rền vang trên mặt sông Hương. Tại Nghinh Lương Đình, 600 nữ sinh Huế múa điệu hoa đèn trên nền bài chầu văn "Huế đô cảnh đẹp là đây". Họ vẽ một vòng tròn lớn rồi tỏa sang hai bờ sông tạo thành dòng ánh sáng lung linh huyền ảo.
Đêm 11/5, Công an TP Huế bắt quả tang Nguyễn Văn Kiếm (tự Mậm), 15 tuổi, trú tại xã Vinh Thái, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, đang lấy trộm tư trang của nghệ sĩ Wichulada Jaipong của Đoàn ca vũ Ayutthaya (Thái Lan).
Festival Huế 2002 đã gần kết thúc, ở tour cuối cùng du khách đến Huế bắt đầu giảm. Một vài đoàn nghệ thuật đã rời cố đô, để lại sự tiếc nuối cho mọi người như đoàn của Ea Sola, Hội Trùng Dương... Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy nhiều điểm bất ổn tại lễ hội này.
Vào lúc 19h30’ hôm nay, tại Trung tâm Văn hoá thông tin tỉnh sẽ khai mạc Ngày hội Văn hoá thể thao các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế. Sau đó sẽ là chương trình biểu diễn dân ca, dân nhạc, dân vũ và trình diễn trang phục. Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày.
Chỉ qua một trưa nắng, du khách sẽ nhanh chóng nhận thấy đồ uống ở đây chỉ có bia Huda hoặc nước mía ép. Dân Huế thân thiện và nhiều người nói được tiếng Pháp, kể cả chị bán hàng trong chợ Đông Ba. Đằng sau vẻ sôi động của Festival là xóm chài lặng lẽ...
Ban tổ chức Festival cho biết, đến hết ngày 6/5, kết thúc tour đầu tiên trong chương trình lễ hội, có khoảng 300.000 lượt khách tham dự các hoạt động. Đêm 7/5, tại khu vực Đại Nội, số khán giả vào xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật khoảng 3.500 lượt người.
Đến Huế, bất kỳ du khách nào cũng được chào đón với hàng loạt dịch vụ. Hoạt động này như bung ra trong thời gian Festival, từ cá thể đến có tổ chức. Tuy nhiên, du khách hoàn toàn có thể bị "chém đẹp".
Lực lượng này được tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế tuyển chọn từ 1.000 sinh viên, học sinh đăng ký tham gia hoạt động tình nguyện. Họ là những trợ thủ đắc lực cho ban tổ chức và du khách trong việc giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp thông tin cần thiết về Festival 2002.
Ngoài những món ăn sang trọng dành cho hoàng tộc, Huế còn nổi tiếng với những món ăn bình dị mà tinh tế như bánh bèo, nem lụi hay bún bò, giò heo. Mỗi món có một hương vị đặc trưng riêng, nhưng món nào cũng để lại cho thực khách một dư vị khó quên.
Khác với vẻ tĩnh lặng ban ngày, lúc bóng tối đổ xuống, thành phố đã trở nên đông đúc. Hàng nghìn người tập trung xem biểu diễn nghệ thuật tại các sân khấu. Quảng trường Ngọ Môn đông nghẹt dù không có chương trình biểu diễn nào.
Chiều qua, tại Ngọ Môn, con diều đầu rồng, tâm điểm của hội diều, màu vàng lửa, dài 170 m, đẹp như trong truyền thuyết, được 7 người nâng ra giữa sân. 2 người kéo đầu và 5 người nâng thân đồng loạt xuất phát sau hiệu lệnh. Vì nhẹ hơn, đuôi con rồng đã bắt đầu bốc lên, nhưng đầu của nó thì cứ chúi xuống.
Cố đô Huế thâm trầm, cổ kính không chỉ bởi kiến trúc cung đình, lăng tẩm mà còn trong dáng vẻ của những ngôi chùa. Đó là nơi thể hiện rõ nhất văn hóa tâm linh của người Việt; cũng là những điểm du khách thường vạch sẵn trong lộ trình khi đến thăm thành phố này.
Buổi công diễn đầu tiên của đoàn sẽ ra mắt khán giả Huế chiều nay. Lẽ ra, ban nhạc đường phố của Pháp này đã diễn tại sân khấu cung An Định từ chiều qua. Chính việc hoãn buổi diễn mà nhiều người tưởng rằng Đoàn đã "nổi giận" vì Ban tổ chức Festival tự ý bán vé chương trình nghệ thuật miễn phí.
Cố đô tưng bừng trong ngày khai mạc lễ hội. Người dân ùa ra đường, trầm trồ khen ngợi khi ngắm phố phường. Vui nhất là những em nhỏ được cha mẹ chở trên xe máy, xích lô hay dắt tay trên đường, mua quà bánh và đồ chơi. Người dân thành Huế đã dày công tạo nên một Festival thật hoành tráng và đang thưởng thức thành quả của mình.
Bước chân qua cổng chính hình mái vòm với cánh cửa gỗ lim dày của Lạc Tịnh Viên ở 65 Phan Đình Phùng, TP Huế, chúng tôi như lạc vào một thế giới khác, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Mọi sự ồn ào của phố xá hay nắng gắt của mùa hạ như đã lùi xa.
Đúng 6h33' tối 4/5, sân khấu trung tâm Ngọ Môn bừng sáng dưới ánh đèn màu rực rỡ. Điệu nhạc Tây Bắc rộn ràng cất lên, các nghệ sĩ cùng biểu diễn màn múa sạp. Và một hồi trống trầm hùng cùng tiếng cồng chiêng âm vang đánh dấu thời khắc khai cuộc của Festival Huế 2002.
Khi hạt nắng cuối cùng chợt tắt cũng là lúc du khách và người dân Huế đổ về bờ nam sông Hương để được sống trong không khí lễ hội. Khác với sự vắng lặng ban ngày, Huế như trở mình thành sôi động hơn.
Hôm qua, ông Lê Viết Xê, Phó chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2002, cho biết như vậy. Trên thực tế quỹ phòng còn rất nhiều, ngoài 2.500 phòng của 10 khách sạn sẵn có trước đây, toàn thành phố đã cải tạo và làm mới thêm 60 phòng.