Bản đề án mở rộng độ tuổi làm quen với tiếng Anh đến trẻ mẫu giáo. Học sinh lớp 1-2 được tự chọn học môn này.
Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 từng bị nhiều tai tiếng đã được Bộ Giáo dục sửa đổi, trình Thủ tướng ban hành.
Báo cáo Quốc hội về đề án dạy và học ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra 4 khó khăn, trong đó có một số mục tiêu đặt ra quá cao so với khả năng thực hiện; năng lực và nghiệp vụ sư phạm của người dạy chưa đáp ứng yêu cầu.
Cả nước có 10 cơ sở thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được công nhận năng lực khảo thí ngoại ngữ, cấp giấy chứng nhận cho người học, nhưng chưa có đơn vị giám sát đảm bảo chất lượng các cơ sở đó.
"Khó có người Việt nào đánh giá năng lực tiếng Anh tốt hơn người bản ngữ tiếng Anh có đào tạo. Tại sao chúng ta không sử dụng bài thi quốc tế như TOEFL, TOEIC, FCE… để đánh giá trình độ tiếng Anh người Việt?", thầy giáo Nguyễn Phương đặt vấn đề.
Từng sợ hãi mỗi khi đến giờ học tiếng Anh, nhưng nay có thể chinh phục được 3 ngoại ngữ là tiếng Anh, Trung, Nga, chị Lại Hà Giang chia sẻ hai lý do khiến chị cũng như nhiều học sinh Việt Nam dốt ngoại ngữ.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng hóa nông sản của Việt Nam, còn Nga thì ngoài việc bán tới hơn 90 vũ khí các loại để phòng thủ và bảo vệ đất nước, còn là thị trường lớn để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu.
Nguyên Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Nhung cho rằng việc học tiếng Anh bao năm vẫn 'lẹt đẹt' là do thiếu chiến lược bài bản và Việt Nam nên học tập Singapore trong đầu tư cho tiếng Anh.
Không có bảng chữ cái alphabet, hệ thống có hơn 80.000 ký tự, một từ có quá nhiều nghĩa, không dễ tra cứu từ điển... là những khó khăn khi học tiếng Trung.
Việt Nam xây dựng khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dựa trên khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Vậy thực chất CEFR là gì, vì sao nó quan trọng với người học tiếng Anh.
"Sự lựa chọn phải dựa trên yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước, ý nguyện của người học, thái độ, cách nhìn bình tĩnh, khách quan và công bằng, và không có động cơ gắn với quyền lợi cá nhân", thầy giáo Nguyễn Phương chia sẻ.
Nhiều cha mẹ muốn ngành giáo dục tập trung vào dạy và học tốt tiếng Anh trước thay vì thí điểm nhiều ngoại ngữ với bậc tiểu học.
Được phát triển trên cơ sở ứng dụng khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh ở các nước, khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam chia làm 3 cấp và 6 bậc.
"Xây dựng chương trình dạy và học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm nhằm đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất và nếu thí điểm sẽ khoảng 2 đến 5 lớp tùy nhu cầu của địa phương và người học", lãnh đạo Ban quản lý Đề án cho biết.
Đi chặng đường dài tốn hàng nghìn tỷ đồng, nhưng khi phụ huynh hỏi "Con tôi học ngoại ngữ vậy có dùng được không?", nhiều cán bộ quản lý phải né tránh.
Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai được nhiều người sử dụng nhất.
Khoảng 20% sinh viên Đại học Quốc gia, đại học vùng và trường đủ điều kiện sẽ học một số môn cơ bản, chuyên ngành và môn tự chọn hoàn toàn bằng ngoại ngữ.
Trung Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, sử dụng được tiếng Trung là tiếp cận được với thị trường rộng lớn bao gồm Trung Quốc và cộng đồng người Hoa tại các nước Singapore, Malaysia…
Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới.
Các cơ sở giáo dục phải rà soát trình độ ngoại ngữ của giáo viên xem đạt chuẩn chưa, lên kế hoạch bồi dưỡng, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 31/10.