Con người có thể nhớ lùi về quá khứ bao lâu? Con người có thể nhớ lùi về thuở ấu thơ hồi lên một, lên hai của mình. Jean Roch Laurence, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Concordia (Montreal), cho biết: "Chúng ta sẽ không nhớ được nhiều lắm, nhưng cũng nhớ được một chút gì đấy".
Tại sao tai cụp xuống khi máy bay hạ cánh? Khi máy bay hạ cánh và cất cánh, tại sao tai chúng ta lại cụp xuống? Đó là do sự thay đổi áp suất trong buồng lái.
Chỉ số IQ không phải là thước đo trí thông minh Nhiều thiên tài toán học có thể nhanh chóng tìm ra mối liên hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây nhưng lại loay hoay cả giờ đồng hồ trước một cái vòi nước đã vặn chặt mà vẫn rỉ nước...
Nghệ thuật xem tranh vẽ Thuật xem họa báo ở mức độ nào đó cũng áp dụng được cho các bức tranh mà họa sĩ vẽ ra: cách xem tốt nhất cũng là đặt mắt một khoảng thích hợp. Chỉ như thế bạn mới cảm thấy được sự phối cảnh và bức tranh mới có bề sâu, bề ngang.
Lời khuyên cho người xem họa báo Bạn nhắm một mắt lại, rồi cầm tờ họa báo duỗi thẳng sao cho bề mặt của nó thẳng góc với phương nhìn và mắt thì nhìn thẳng vào giữa tấm ảnh. Bây giờ bạn đưa dần tấm ảnh vào gần mắt, và nhìn liên tục không đứt quãng. Sẽ tới lúc bạn thấy tấm ảnh nổi hẳn lên rõ nhất.
Sự đánh lừa thị giác Nhìn qua thì thấy hình bên chẳng có gì đặc biệt. Nhưng nếu bạn đưa một tờ giấy vẽ chúng lên nằm ngang tầm mắt và nhắm mắt lại, rồi đặt mắt ở điểm gặp nhau của các đường kéo dài của những chiếc đinh ghim, bạn sẽ thấy hình như chúng không phải vẽ trên giấy mà là cắm thẳng vào giấy.
Vì sao người trong ảnh nhìn theo chúng ta? Chắc hẳn mọi người đều từng thấy những bức chân dung biết dõi mắt theo khi chúng ta đi ra xa. Cái đặc tính kỳ lạ đó đã được người ta chú ý từ lâu, và thật khó giải đáp. Những người yếu bóng vía thậm chí còn bị nó làm cho sợ hết hồn...
Một sai lầm khi mới tập bơi Người mới tập bơi thường vì quên mất luật khúc xạ ánh sáng mà gặp những hậu quả đáng tiếc, đôi khi xảy ra nguy hiểm: họ không hiểu rằng sự khúc xạ nâng tất cả những vật chìm trong nước lên cao hơn vị trí thực của chúng.
Tặc lưỡi, ngôn ngữ của người nguyên thuỷ Con người khác con vật ở chỗ có tiếng nói để trao đổi với nhau. Đúng vậy, nhưng tiếng nói của con người ngày hôm nay là kết quả của một quá trình phát triển ngôn ngữ từ thô sơ đến phức tạp, trải qua hàng chục vạn năm...
Ida Hyde - nhà khoa học nữ đầu tiên của môn sinh lý học Trong những năm đầu thế kỷ 20, khi các nhà sinh vật học mới bắt đầu tìm hiểu về các phản ứng hoá học xảy ra trong tế bào, thì Ida Hyde đã phát minh một dụng cụ nghiên cứu tế bào cơ và não qua các điện cực siêu nhỏ. Đây là một thành tựu quan trọng mở ra bước ngoặt mới trong y học.
Thợ lặn nhìn vật dưới nước như thế nào? Nếu mắt chúng ta ở dưới nước hầu như không khúc xạ ánh sáng thì người thợ lặn, làm việc trong những bộ quần áo lặn, làm thế nào nhìn thấy các vật ở dưới nước? Nên nhớ rằng mặt nạ mà thợ lặn đeo thường lắp mắt thuỷ tinh phẳng, chứ không phải thấu kính lồi.
Uy lực thực sự của người tàng hình Tác giả cuốn “Người tàng hình” đã chứng minh một cách rất thông minh và chặt chẽ rằng một người sau khi đã trở thành trong suốt không thể nhìn thấy được thì người ấy sẽ có được một uy lực cơ hồ như vô hạn. Anh ta đi được vào bất cứ gian phòng nào và có thể tự do lấy đi bất cứ đồ vật gì... Nhưng, sự thực không phải thế!
Vì sao lực sĩ Sviatogo lại chết? Bạn có còn nhớ câu chuyện đời xưa về anh chàng lực sĩ Sviatogo, người tự dưng nghĩ ra chuyện nhấc bổng trái đất lên hay không? Archimede cũng đã lăm le hoàn thành một kỳ công như thế, và đã đòi hỏi một điểm tựa cho đòn bẩy của mình...
Tiếng nói của người tí hon và khổng lồ trong "Guylive" Trong bộ phim "Guylive du ký" của Liên Xô cũ, những người tí hon nói chuyện bằng âm điệu cao, bởi chỉ có âm điệu cao mới thích hợp với cuống họng nhỏ của họ, còn người khổng lồ Pêchya thì lại nói bằng giọng thấp. Nhưng khi quay phim đó thì người lớn lại đóng vai người tí hon và các em nhỏ đóng vai Pêchya. Vậy làm thế nào để đổi được giọng nói trên phim?
Người nhảy dù rơi như thế nào? Nhiều người thường nghĩ rằng, khi “rơi như hòn đá” mà không mở dù, thì người sẽ bay xuống dưới với vận tốc tăng lên mãi, và thời gian của cú nhảy đường dài sẽ ngắn hơn nhiều. Song, thực tế không phải như vậy.
Chúng ta có thể chịu được nóng đến mức nào? Khả năng chịu nóng của con người khá hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Tại miền trung Australia, nhiệt độ mùa hè ở chỗ râm thường là 46 độ C, cao điểm tới 56 độ. Còn nếu tăng thật từ từ, cơ thể người thậm chí còn chịu được... nhiệt độ sôi của nước.
Tại sao người ta thích "đua đòi"? Trong cuộc sống hàng ngày, khi cách nghĩ và cách làm của ta khác với mọi người, bao giờ chúng ta cũng tìm cách thay đổi để cho được như người khác, gọi là “đua đòi”. Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng theo đàn”.
Chúng ta uống như thế nào? Liệu vấn đề này có thể làm ta suy nghĩ được chăng? Được lắm chứ. Chúng ta kề cốc hoặc thìa nước vào môi và “húp” chất lỏng chứa trong đó vào miệng. Ấy chính cái hành động “húp” giản dị mà ta quá quen thuộc đó lại cần phải giải thích.
Không khó để trở thành nhà lực sĩ của Jules Verne Bạn có nhớ nhà đại lực sĩ Matiphu trong truyện của Jules Verne, và trường hợp lạ lùng khi chàng ta dùng hai cánh tay khổng lồ giữ được cả một chiếc tàu thủy không lao xuống dưới? Vậy mà điều đó lại chẳng phải quá thần kỳ, ngay cả một cậu bé cũng có thể làm được điều đó...
Cuộc sống trong con mắt người cận thị “Ở trường trung học, tôi bị cấm chỉ không được đeo kính, nên thấy cô gái nào cũng đẹp cả. Nhưng sau khi tốt nghiệp, thì tôi thất vọng biết bao!”, nhà thơ Denvich, bạn của nhà thơ Puskin đã có lần viết như thế. Denvich gặp phải tình huống trớ trêu này là do đôi mắt cận đã khiến ông "nhìn gà hóa hóa quốc".