Từ một cậu bé có hoàn cảnh khó khăn, Trần Nguyễn Lê Văn đã vươn lên để chạm tay đến giấc mơ du học Mỹ và lập trang bán vé xe online với hơn 24 triệu lượt truy cập.
Sau hơn 20 năm gắn bó với nông nghiệp, mỗi năm trang trại của ông Mai Văn Rõ thu về khoảng 2,2 tỷ đồng.
Nhiều nông dân xã Cẩm Thanh và phường Cẩm Châu, phố cổ Hội An (Quảng Nam) có thêm khoản thu nhập gần trăm triệu đồng một năm nhờ phát triển đàn trâu đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế.
Hơn 10 năm nghiên cứu, ông Võ Minh Khải dốc hết vốn liếng và công sức để làm ra hạt gạo hữu cơ chức năng được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận.
Nguyên liệu tào phớ được anh Thịnh kết hợp để tạo ra những món quà vặt hấp dẫn, mới lạ. Sau gần 4 năm, cựu giảng viên này đã có 14 cửa hàng ở nhiều tỉnh thành.
Với số lượng bán ra 5.000-7.000 tô, tiền lời thu về của quán vài triệu đồng một ngày.
Tận dụng vỏ gáo dừa khô, anh Phạm Hồng Bảo quê ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ rồi xuất khẩu, doanh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Với số vốn một tỷ đồng, bà Lê Thùy Hương cùng đối tác Nhật đang dồn sức cho kế hoạch trồng dâu tây trên cao nguyên Mộc Châu, ước tính đem lại cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm, anh Võ Tấn Tân ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) sản xuất thành công khung xe đạp bằng cây tre gai để xuất sang Hà Lan với giá đến 500 USD.
Bắt đầu với việc buôn bán bắp nướng từ năm 12 tuổi, giờ đây bà Lượng, doanh nhân người Lào gốc Việt có trong tay hàng triệu USD từ kinh doanh cà phê.
Nhận thấy dầu dừa tinh khiết có công dụng trị bệnh, làm đẹp, anh Nguyễn Trung Đức nảy ra ý tưởng cho ra đời xà bông dừa. Sản phẩm này giúp anh thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi tháng.
Chàng trai 8x hiện là chủ trang trại 300m2 ở Bình Dương chuyên nuôi super worm, cho doanh thu đều đặn mỗi tháng.
Người Việt ở Bờ Biển Ngà chỉ chừng một trăm người, phần lớn đều mở nhà hàng, quán ăn, nhưng riêng anh Nguyễn Thế Phiệt lại chọn xuất khẩu nông sản.
Quyết định bỏ gần 10 tỷ đồng làm thanh long sấy chân không cấp đông dù sản phẩm này vẫn còn mới với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, chị Lê Thị Tú Anh ở TP HCM đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Nhờ phát triển nghề làm miến dong mà nhiều hộ dân ở làng Xăm, xã Cẩm Bình (Thanh Hóa) thoát nghèo. Trung bình 3 tháng, mỗi nhà lãi 30-60 triệu đồng.
Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...
Là chủ trang trại nuôi heo lớn ở Biên Hòa, nhưng công việc chiếm nhiều thời gian của ông Nguyễn Trí Công lại là ngồi trước máy tính pha chế thức ăn.
Trở về Việt Nam làm việc với cương vị quản lý, nhưng ngày ngày chàng trai Ngô Nguyễn Hoàng Vũ vẫn miệt mài tranh thủ mang từng hũ bì heo tự làm giao tận tay cho khách.
Vốn đầu tư không lớn, lại mang về hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân ở TP HCM, Bình Dương đã quyết định đến với nghề nuôi lươn trong bể bê tông, thu về cả trăm triệu đồng mỗi vụ.
Từ loài cây nhìn thấy tại chiến trường xưa, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Quảng (Bắc Giang) khá thành công với mô hình trồng giống gấc lai cao sản, xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.