Ông David Cameron phải "cố không bật khóc" lúc tuyên bố quyết định từ chức trước báo giới hôm 24/6, nhưng khi cánh cửa văn phòng thủ tướng khép lại, những giọt nước mắt đã rơi.
Các lãnh đạo châu Âu bắt đầu chia rẽ về cách xử lý việc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, nên để quá trình này diễn ra ngay lập tức hay cho London có thêm thời gian xem xét lại.
Tương lai của nước Anh trong khối EU được đặt vào tay người già, thế hệ luôn muốn trở lại "những ngày xa xưa ấy".
Thủ tướng Đức và tổng thống Pháp hôm qua điện đàm trong nửa giờ bàn về cuộc trưng cầu dân ý ở Anh và "cùng nhất trí về cách ứng phó tình hình do sự kiện này gây ra".
Giới chức quốc hội Anh đã loại bỏ khoảng 77.000 chữ ký giả từ bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới.
Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel hôm qua khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đưa ra bất kỳ lời đề nghị mới nào để giữ Anh ở lại khối này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua thúc giục Anh và Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc chia tay lịch sử Brexit một cách có trách nhiệm vì lợi ích của người dân cũng như thị trường toàn cầu.
Anh không bắt buộc phải gửi thư để chính thức tuyên bố muốn rời khỏi EU, mà Thủ tướng David Cameron có thể làm vậy khi phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh.
Giới chuyên gia cho rằng khó xảy ra khả năng Anh tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai nhằm đảo ngược kết quả trước đó.
Bà Angela Merkel không hối thúc Anh phải nhanh chóng rời EU, đồng thời mong muốn các cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí chuyên nghiệp.
Lựa chọn rời khỏi EU của người Anh được giải thích dễ hiểu qua hình ảnh những con thuyền tượng trưng cho các nước.
6 thành viên sáng lập Liên minh châu Âu muốn Anh nhanh chóng bắt đầu quá trình ra khỏi nhóm.
Cụm từ khoá "EU là gì?" được tìm kiếm nhiều thứ hai ở Anh về Liên minh châu Âu trên trang Google, vài giờ sau khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc.
22h ngày 23/6, đội ngũ của Thủ tướng Anh David Cameron vẫn tin là họ sẽ là bên thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Hơn một triệu người ký vào đơn kiến nghị trên trang web của quốc hội Anh, kêu gọi tổ chức lại trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại Liên minh châu Âu.
Boris Johnson, người đứng đầu phong trào vận động để người Anh bỏ phiếu ra khỏi EU, bị người dân London la ó khi bước ra khỏi nhà.
Châu Âu đang chứng kiến sự trỗi dậy của các đảng cánh hữu có thể nhiều quốc gia theo chân Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Việc người dân Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) có thể phá vỡ cán cân quyền lực tại châu lục, làm giảm vai trò và ảnh hưởng của khối đối với thế giới.
Brexit, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hôm qua trở thành đề tài nóng nhất trên mạng xã hội Twitter khắp các nước.
Nhiều người cho rằng Anh ra khỏi EU sẽ làm cho những chuyến đi trở nên đắt đỏ, khó khăn và ít dễ chịu hơn.